Cảnh sát Mỹ được giáo dục bạo lực để đàn áp dân chúng?

02 Tháng Sáu 202010:23 SA(Xem: 8599)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ BA 02 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Cảnh sát Mỹ được giáo dục bạo lực để đàn áp dân chúng?


- Hành động bạo lực của viên cảnh sát dẫn tới cái chết của George Floyd.

- Nước Mỹ bạo loạn trong cơn đại dịch.

- TT Trump dọa đưa vệ binh đến các các tiểu bang biểu tình trấn áp "khủng bố".


(tổng hợp Tin VOA, RFI, BBC)


(tựa của Văn Hóa)


VOA 02/06/2020


8 phút 46 giây: Cái chết của George Floyd trong lúc bị câu lưu


image003

Người biểu tình tập họp ở Philadelphia hôm Thứ Hai 1/6/2020, để phản đối về cái chết của George Floyd, người đàn ông da đen chết trong lúc đang bị câu lưu ở Minneapolis. (AP Photo/Matt Slocum)


Đó là tựa đề của báo New York Times, dựng lại cái chết của George Floyd, người đàn ông da đen ở tâm điểm của các cuộc biểu tình trong suốt tuần qua tại hàng chục thành phố trên khắp nước Mỹ.


Bài báo của Times viết: “Chiều tối thứ Hai 25/5 tại Minneapolis. Cảnh sát đáp ứng cú điện thoại than phiền về một người đàn ông bị nghi dùng bạc giả 20 đôla để mua thuốc lá. Vỏn vẹn 17 phút sau, người đàn ông đã nằm bất động trên mặt đất, và được chứng nhận đã chết không lâu sau đó.”


Nhiều đoạn video do ít nhất 3 người qua đường quay, trong đó có cô Darnella Frazier, 17 tuổi, cho thấy cảnh sát viên Derek Chauvin quỳ gối trên cổ ông Floyd, ấn đầu gối vào ót nạn nhân trong suốt 8 phút 46 giây, ngay cả trong gần 3 phút sau cùng khi người đàn ông đã hoàn toàn bất động.


Cuộc xét nghiệm tử thi độc lập do gia đình Floyd giàn xếp kết luận rằng George Floyd, 46 tuổi, tử vong vì bị ngạt thở.


Cảnh người đàn ông da đen bị cảnh sát viên da trắng khống chế bằng cách quỳ lên cổ và ấn đầu gối vào ót trong khi ông này bị ghì nằm xấp trên mặt đất trong đoạn video được tung lên mạng là một cảnh tượng đau lòng. Càng thương tâm hơn khi nghe được những lời cuối của ông, nài nỉ cảnh sát: “Tôi không thở được! Xin làm ơn…” Và sau cùng trong tuyệt vọng, ông gọi người mẹ đã khuất: “Mẹ ơi! Mẹ ơi!”.


Báo Times phân tích 3 video do 3 người quay ở những vị trí khác nhau nói rằng trong khi Derek Chauvin quỳ lên cổ Floyd, hai viên cảnh sát khác cũng khống chế Floyd bằng cách đè lên lưng và chân của ông.


Hình ảnh nạn nhân trong tư thế nằm xấp trên mặt đất, bị ghì dưới đầu gối của viên cảnh sát da trắng thấy rõ trong một đoạn video gây căm phẫn, châm ngòi cho các cuộc biểu tình dữ dội kéo dài cả tuần nay trên khắp nước Mỹ. Đám đông hô to: “Không có công lý, Không có hòa bình!”, và “Công lý cho Floyd!”


Tại một số nơi, biểu tình trở nên bạo động, với nhiều người lợi dụng tình trạng hỗn loạn để phá hoại tài sản và hôi của.


Người đàn ông đã gặp cái chết bi thảm đó là ai?


George Floyd ra đời tại thành phố Houston, bang Texas, tại một khu phố nghèo của người da đen.


Năm 12 tuổi, Floyd đã cao 1m 87 và có khiếu trong hai bộ môn thể thao, bóng rổ và bóng đá. Từng là một cầu thủ hứa hẹn của Trường Trung học Yates. CNN cho biết Floyd được tuyển chọn vào trường đại học South Florida State College, để chơi bóng rổ cho nhà trường trong hai năm học tại đây.


Trở về Texas theo học tại Đại học Texas A&M, Floyd không hoàn tất chương trình đại học. Cuộc đời của Floyd từ đó rẽ sang một ngã khác, và cựu cầu thủ bóng rổ buốc vào con đường tội phạm, nhiều lần bị bắt giữ về tội trộm cắp và sở hữu ma túy, nhưng lần nghiêm trọng hơn cả, là khi Floyd bị bắt giữ về tội cướp có vũ trang vào năm 2007 và bị tuyên án tù 5 năm.


Đây cũng là một bước ngoặt trong cuộc đời George Floyd, mãn hạn tù, Floyd tình nguyện tham gia một tổ chức tôn giáo ở địa phương tên Resurrection Houston, và quyết tâm từ bỏ con đường tội phạm để làm lại cuộc đời và đóng góp cho cộng đồng, một người bạn cùng khu xóm, ca sĩ nhạc rap Ronnie Lillard cho biết.


Floyd cao lớn, vạm vỡ, được lối xóm coi như “anh khổng lồ hiền hậu”, chống bạo lực súng ống, và cố lôi kéo giới trẻ lầm được lạc lối như mình trước đây, hãy ‘trở về nhà’ sống cuộc đời lương thiện.


Floyd dọn đến Minnesota vào năm 2018 với sự khuyến khích của một số bạn bè thời thơ ấu. Một người bạn thời còn đi học nói với truyền thông Mỹ rằng Floyd bắt đầu giai đoạn mới trong đời mình và hài lòng về thay đổi này.


Cao tới 1 m 98, cựu vận động viên Floyd làm bảo vệ canh gác an ninh cho tổ chức từ thiện Salvation Army, và sau đó lái xe vận tải và làm bảo vệ cho câu lạc bộ Conga Latin Bistro, nhưng giữa đại dịch Covid-19, như nhiều người Mỹ khác, Floyd bị mất việc.


Ngày 25/5/202, Floyd bị cảnh sát chặn bắt vì bị tình nghi dùng tờ bạc giả 20 đôla để mua thuốc lá. Lúc đó, ông không có vũ khí trong tay, và theo băng video, không kháng cự lại cảnh sát.


Nhiều người cho rằng cảnh sát đã sử dụng bạo lực quá tay và làm ngơ lời kêu cứu của nạn nhân, rất nhiều lần nói ông không thở được.


Harris, người bạn thân từ thời đi học nói Floyd bị thất nghiệp khi Minnesota đóng các doanh nghiệp để chống dịch COVID-19. Ông nói bạn ông đã tìm mọi cách để tiếp tục cải thiện cuộc sống của mình, nhưng ông không tin rằng Floyd tìm cách làm bạc giả.


Ông Harris nói “Cái chết của Floyd thất là phi lý. Anh đã van xin để được sống.”


Báo Houston Chronicle cho biết Floyd để lại một đứa con gái 6 tuổi, đang sống ở Houston với mẹ.


image005


Người biểu tình phóng hỏa đốt trạm cảnh sát Minneapolis


Biểu tình kéo dài


Sự phẫn nộ về sự tàn bạo của cảnh sát và cái chết của George Floyd lan rộng, cả trong các cộng đồng da trắng và da màu, không chỉ trong cộng đồng Mỹ gốc Phi, thành một phong trào đòi công lý, và cải cách vì công bằng xã hội, bất chấp hơn 1.600 người bị bắt giữ tại gần hơn hai mươi thành phố, trong khi Lực lượng Vệ binh Quốc gia được điều động tới 15 tiểu bang.


Ca sĩ nhạc rap Lillard mô tả bạn ông là “người của hòa bình”, bênh vực quyền của mọi người đòi thay đổi và cải cách, nhưng không chấp nhận bạo động và nạn hôi của.


Lillard nói theo ông biết, bạn ông có trái tim của một người sẵn sàng tha thứ, và theo ông những cuộc biểu tình để đòi công lý cho Floyd đã biến thành một phong trào.


“Tôi tin rằng những gì đang xảy ra đã phát triển thành một phong trào rộng lớn, vượt qua cá nhân của George Floyd, tôi tin rằng chúng ta đang chứng kiến thái độ bức xúc của nước Mỹ đối với chính mình.”


4 cảnh sát viên có mặt tại hiện trường ngày hôm đó đã bị sa thải và chờ điều tra. Derek Chauvin, 44 tuổi, viên cảnh sát đã quỳ gối trên cổ nạn nhân, bị cáo buộc về tội sát nhân và ngộ sát./


Vụ Minneapolis leo thang, nước Mỹ 'nghẹt thở'


Bùi Văn Phú Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ San Francisco, California 1/6/2020

image006

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Người biểu tình bỏ chạy khi cảnh sát dùng lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông ở Washington, DC


Trong tuần vừa qua biểu tình đã nổi lên tại nhiều thành phố lớn nhỏ ở Mỹ, bắt đầu từ Minneapolis - St. Paul (Twin Cities) ở tiểu bang Minnesota, rồi lan ra Denver, Los Angeles, Washington D.C., Austin, Portland, Oakland, San Francisco, Miami, New York.


Những cuộc biểu tình bùng phát khắp nơi bắt nguồn từ vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 25/5 ở thành phố Minneapolis, khi cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin bắt người đàn ông da đen George Floyd vì tình nghi dùng tiền giả. Chauvin lấy đầu gối đè cổ nạn nhân xuống đất trong 9 phút để sau đó nạn nhân tắt thở, dù Floyd đã nhiều lần kêu lên "Tôi không thể thở" - I can't breathe.


Câu nói trên của nạn nhân đã trở thành khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình trên nước Mỹ trong tuần qua.


Sự việc được ghi lại qua điện thoại cầm tay, nhưng cảnh sát viên gây chết người không bị điều tra hay truy tố ngay.


Trước sự chậm trễ của văn phòng công tố viên địa phương, người dân Minneapolis đã xuống đường biểu tình đòi công lý cho nạn nhân trong những ngày sau đó và nhiều đêm đã có bạo động, trụ sở cảnh sát địa phương bị đốt, nhiều cơ sở thương mại bị đập phá, trong đó có một số cơ sở do người Việt làm chủ.


Thống đốc tiểu bang Minnesota cùng thị trưởng thành phố Minneapolis họp báo kêu gọi dân chúng tránh có hành vi bạo động và cho biết nhiều kẻ chủ mưu phá hoại, gây bạo động là đến từ những nơi khác.


Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi BBC News Tiếng Việt


Cuối Facebook tin bởi BBC News Tiếng Việt


Đã quá trễ?


Mấy ngày sau cái chết của George Floyd công tố viên mới ra lệnh bắt giam và khởi tố cảnh sát viên Derek Chauvin với tội giết người cấp độ 3.


image008


Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Đốt xe cảnh sát trong bạo động hậu vụ Minneapolis


Nhưng đã quá trễ. Việc đòi công lý cho George Floyd đã làm nổi lên phong trào biểu tình chống kỳ thị và nhanh chóng lan toả ra nhiều nơi.


Trong cuối tuần qua đã có biểu tình diễn ra tại hơn 70 thành phố lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Nhiều nơi đã có bạo động gây thiệt hại cho các cơ sở thương mại nơi khu phố chính của thành phố.


Tại miền Bắc California, từ thứ Sáu tuần qua đã có biểu tình ở San Jose, San Francisco và Oakland.


Ban ngày các cuộc biểu tình diễn ra ôn hoà, nhưng khi bóng tối phủ xuống thì bắt đầu có bạo động và nhiều cơ sở thương mại lớn như Target, Walgreen, Best Buy, Home Depot bị đập cửa kính, người hôi của tràn vào lấy đồ.


Nhiều nơi trong vùng Vịnh San Francisco đã có giới nghiêm từ tối Chủ Nhật 31/5 cho đến sáng ngày thứ Hai.


Riêng San Jose, Thị trưởng Sam Liccardo ban hành lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng trong vòng một tuần lễ, bắt đầu từ tối Chủ Nhật 31/5.


Không như nhiều cuộc biểu tình trước đây ở vùng Vịnh San Francisco trong những năm qua, từ Phong trào 99%, Occupy Wall Street, cho đến biểu tình đòi công lý cho Oscar Grant - một thanh niên da đen bị cảnh sát da trắng bắn chết ở Oakland - tuy cũng có phá hoại cơ sở thương mại, chặn đường xa lộ, những cuộc biểu tình đang diễn ra có nhiều bạo động nhắm vào những cơ sở thương mại lớn và lan ra cả những thành phố nhỏ trong vùng.


'Bạo loạn, hôi của'


Trong ba đêm cuối tuần qua, các cửa hàng Target, Home Depot, Best Buy, Walgreen, cửa hàng bán xe Mercedes, Honda trong vùng đã bị đập cửa kính để người hôi của tràn vào lấy mọi thứ.


Hình ảnh trên tivi cho thấy nhiều người da trắng dùng gậy sắt, dùng xà beng đập cửa kính các cơ sở thương mại lớn trên phố chính Broadway ở thành phố Oakland trong đêm thứ Bảy.


image010


Bản quyền hình ảnh Reuters


Tại San Franciso, trung tâm thương mại Union Square cũng có những cửa hàng bị đập cửa kính.


Thành phố bé nhỏ Emeryville ngay cạnh Oakland có các tiệm Best Buy, Trader's Joe, Bev Mo bị hôi của. Một vài cửa tiệm của người Việt cũng bị ảnh hưởng.


Qua tối Chủ Nhật, nhiều nơi từ Walnut Creek, Pleasant Hill đến San Leandro là những thành phố nhỏ trong vùng với những cửa hàng lớn bị phá và hàng hoá bị dọn sạch.


Khu thương mại của nhiều thành phố trong vùng Vịnh San Francisco nay đều có cửa hàng được bao bọc bằng ván ép vì không biết khi nào sẽ có bạo động xảy đến.


Chuyện cướp bóc như xảy ra trong mấy ngày qua thì không lan tràn trong những lần có biểu tình trước đây và thường tập trung ở San Francisco, Oakland hay Berkeley. Nay đã lan ra nhiều thành phố nhỏ và nhiều nơi đã ban hành lệnh giới nghiêm đêm Chủ Nhật vừa qua.


San Jose với đông người Việt sinh sống đang có lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng và kéo dài trong một tuần. Giới chức an ninh hy vọng bảo vệ được khu thương mại Santana Row và Fair Valley Mall trong những ngày tới.


image010

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Các cửa hàng bị cướp phá tại Philadelphia, Pennsylvania


'Lên án, đổ tội'


Trước tình trạng vô luật pháp và phá hoại, hôi của lan tràn khắp nơi, Tổng thống Donald Trump lên án nhóm ANTIFA (anti Facist) gây ra bạo động và cho đó là một nhóm khủng bố nội địa.


Ông yêu cầu cơ quan FBI điều tra các hoạt động của nhóm.


Đây là nhóm từng hoạt động chống lại chính sách của Tổng thống Trump qua nhiều hành vi bạo động ở Oakland, Berkeley, San Francisco, Los Angeles ở California hay trên Portland ở tiểu bang Oregon. Trong những cuộc biểu tình trước, thành viên của nhóm luôn mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen.


Cuối tuần qua đã có biểu tình tại hơn 70 thành phố trên toàn nước Mỹ.


Cảnh sát địa phương không còn kiểm soát được an ninh nên xảy ra tình trạng vô luật pháp với xe bị đốt, cơ sở thương mại bị đập phá, hôi của.


image011

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Điểm tưởng niệm George Floyd ở gần nơi ông tử vong khi đang bị cảnh sát khống chế tại Minneapolis


Nhiều nơi có lệnh giới nghiêm từ tối đến sáng và hàng nghìn vệ binh quốc gia đã được lệnh sẵn sàng để bảo vệ an ninh cho khu vực.


Vì lời cứu cầu của người đàn ông da đen George Floyd: "I can't breathe" - Tôi không thở được - không được cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin đáp ứng, nước Mỹ đang rơi vào tình trạng nghẹt thở.


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và nhà báo tự do đang sinh sống và làm việc tại vùng Vịnh San Francisco, California.


Vụ George Floyd : TT Mỹ dọa triển khai quân đội dẹp bạo động


RFI 02/06/2020


image012

Tổng thống Mỹ Donad Trump, với cuốn Kinh Thánh trên tay, trong buổi họp báo đặc biệt tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 01/06/2020. © REUTERS/Tom Brennerjhi N


 


Minh Anh


Trong buổi phát biểu trực tiếp từ Nhà Trắng, ngày 01/06/2020, tổng thống Donald Trump cam kết tái lập trật tự bằng mọi giá, đe dọa huy động quân đội dập tắt các hành động bạo lực.


Quảng cáo


Lời lẽ cứng rắn của chủ nhân Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh bạo động tiếp tục lan rộng khắp nước Mỹ sau vụ George Floyd, một người Mỹ gốc châu Phi chết ngạt, vì bị một cảnh sát da trắng kẹp cổ. Kết quả xét nghiệm tử thi đưa ra ngày hôm qua cũng xác nhận George Floy chết vì ngạt thở, khiến tim ngừng đập sau một vụ can thiệp của cảnh sát.


Việc không nhanh chóng truy tố và bắt giữ sớm Derek Chauvin, viên cảnh sát có hành động "mạnh tay", đã làm bùng lên làn sóng phản đối tại ít nhất 140 thành phố. Chính quyền nhiều bang, địa phương phải triển hạn thêm lệnh giới nghiêm cho đến ngày thứ Ba, 02/6.


Trong bài phát biểu từ Nhà Trắng lúc 22 giờ 30 hôm qua, tổng thống Mỹ ví các vụ bạo động hôm Chủ Nhật 31/5 tại thủ đô Washington là một « sự hổ thẹn », « một hành động khủng bố trong nước ». 


Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm:


Vào lúc đám đông biểu tình trước cửa Nhà Trắng bị giải tán bằng khí hơi cay, Donald Trump cam kết tái lập trật tự bằng mọi cách. Để làm được điều này, ông nhắc đến đạo luật chống nổi dậy, cho phép tổng thống huy động quân đội. 


Ông nói: « Hôm nay, tôi ra lệnh cho mỗi thống đốc triển khai quân số Cảnh vệ quốc gia đủ để kiểm soát đường phố. Nếu như một thành phố hay một bang nào từ chối hành động một cách đúng đắn để bảo vệ công dân của mình, thì tôi sẽ cho điều quân đội Mỹ đến để xử lý vấn đề ! ». 


Luật chống nổi loạn được áp dụng gần đây nhất là vào năm 1992 khi xảy ra các vụ bạo động sau cái chết của Rodney King. Quân đội đã được triển khai theo yêu cầu của thống đốc bang California. Nhưng hiện tại, chưa có một thống đốc bang nào đưa ra một đề nghị tương tự để đối phó với các vụ bạo động trong những ngày qua.


Những cuộc bạo động mà theo ông Donald Trump là do những kẻ vô chính phủ và những đám đông hung hãn gây ra. Ông nói tiếp : « Đấy chẳng phải là những cuộc biểu tình ôn hòa. Đó là hành động khủng bố trong nước. Tôi muốn những tổ chức đó phải biết rằng họ có nguy cơ bị truy tố và lãnh những án tù nặng ».


Trở lại với các vụ bạo động tối thứ Hai, 01/06/2020, trước cửa Nhà Trắng, Donald Trump cảnh báo chính quyền đã có lệnh buộc phải tuân thủ lệnh giới nghiêm một cách nghiêm ngặt.

21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1230)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1384)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?