Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá VN

10 Tháng Tư 20208:46 SA(Xem: 8684)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 10 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam


10/04/2020 09:07 GMT+7


491 3 Lưu


TTO - Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ các đối tác bảo vệ tự do hàng hải.


image003

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu công vụ Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tàu cá Việt Nam - Ảnh chụp màn hình


"Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa", Lầu Năm Góc mở đầu tuyên bố được phát đi ngày 9-4.


"Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế", Bộ Quốc phòng Mỹ lập luận trong tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức.


"Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".


Tuyên bố tiếp tục nhấn mạnh việc đại dịch COVID-19 đang hoành hành thế giới đã cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của "trật tự quốc tế dựa trên luật pháp", bởi đây là nền tảng cho phép các nước giải quyết mối đe dọa chung một cách minh bạch, tập trung và hiệu quả.


"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế các hành động gây mất ổn định khu vực, có thể làm chệch hướng nỗ lực tập trung đối phó với đại dịch hoặc gây ra nguy cơ không cần thiết dẫn đến tổn thất về người và tài sản", Lầu Năm Góc chốt tuyên bố.


Hôm 6-4, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phát đi một tuyên bố phản đối tương tự và chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tàu cá Việt Nam.


Tuyên bố khi đó có đoạn nhấn mạnh Trung Quốc nên tập trung hỗ trợ các nỗ lực đối phó đại dịch toàn cầu, thay vì lợi dụng tình hình dịch bệnh có thể dẫn tới sự lơ là của các nước khác để "bành trướng các yêu sách bất hợp pháp trên Biển Đông".


Bộ Ngoại giao Philippines liền tiếp đó ra tuyên bố thể hiện sự đoàn kết với Việt Nam và nhắc lại sự cố tàu cá nước này bị tàu Trung Quốc đâm chìm giữa biển khơi nhưng được tàu Việt Nam cứu sống.


Ngày 3-4, ngay sau khi xảy ra vụ tàu cá QNg 90617 TS cùng 8 ngư dân Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.


Ngay trong ngày 3-4, đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.


Mỹ cảnh cáo Trung Quốc lợi dụng Covid-19 tranh đoạt chủ quyền bất chính


07/04/2020


image004

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo họp báo tại bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 31/03/2020. via REUTERS - POOL


Tú Anh


Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc không nên khai thác đại dịch Corona để lấn át láng giềng tại Biển Đông. Đây là lời cảnh cáo của Washington  sau vụ Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam trong vùng ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa, vào tuần trước, theo bản tin của AFP.


Vài ngày sau khi Hà Nội tố cáo tàu hải cảnh Trung Quốc "ngăn chận và đâm chìm" một tàu đánh cá Việt Nam, trên đó có 8 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang kéo lưới trong vùng biển gần Hoàng Sa, đến lượt bộ Ngoại Giao Mỹ lên tiếng: thay vì uy hiếp láng giềng, Bắc kinh nên tham gia vào nỗ lực chống dịch xuất phát từ Trung Quốc.


Phát ngôn viên Morgan Ortagus tuyên bố: "Vào lúc cả thế giới tập trung chống đại dịch Covid-19, thì Bắc Kinh lợi dụng thời cơ để thiết lập thêm cơ sở gọi là nghiên cứu tại Biển Đông và gia tăng các phi vụ quân sự ".


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt thủ đoạn lợi dụng lúc thế giới đang bận tâm chống đại dịch, cũng như khai thác thế yếu của các nước Đông Nam Á, để gia tăng những đòi hỏi phi pháp tại Biển Đông.


Bà Morgan Ortagus cho biết thêm là Washington "quan ngại sâu sắc" về vụ Trung Quốc ỷ mạnh uy hiếp, đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, một vụ việc mà bộ Ngoại Giao Mỹ cho là "nằm trong loạt hành động của Bắc Kinh uy hiếp láng giềng để tranh đoạt chủ quyền bất chính "./


Manila ủng hộ Hà Nội vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam


"Nhiều người (trong đó có tôi) lầm tưởng, sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ngày 02/4/2020, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi này."


"Nhưng thực ra, công hàm mới đây của Việt Nam được ký ngày 30/3/2020, tức là trước hai ngày so với sự kiện đâm chìm tàu cá, và nội dung là phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra trước đó đối với Philippines và Malaysia về vấn đề Biển Đông mà thôi."


RFI 09/04/2020


image005

Tàu cá ngư dân Việt Nam bị hải cảnh TQ đâm chìm.


Thanh Hà


Trong thông cáo của bộ Ngoại Giao Philippines ngày 08/04/2020, Manila bày tỏ tình liên đới với Việt Nam sau khi Hà Nội phản đối Bắc Kinh về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vùng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.


Bộ Ngoại Giao Philippines bày tỏ  « quan ngại sâu sắc » về sự kiện đã được nêu lên hôm 03/04/2020 liên quan đến tàu cá của Việt Nam cùng 8 ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong khu vực Hoàng Sa. Sự cố xảy ra vào lúc khu vực này đang phải đối mặt với dịch Covid-19.


Tránh nêu đích danh Bắc Kinh  nhưng Manila nhấn mạnh : « Covid-19 là mối đe dọa thật sự bắt buộc chúng ta phải đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau » và trong tình hình này, « các nguồn tài nguyên cá hay những yêu sách được cho là dựa trên nguồn gốc lịch sử  không đáng là những lý do để gây ra sự cố như vậy ».


Thông cáo của bộ Ngoại Giao Philippines không quên nhắc lại rằng tàu cá của Philippines trong khu vực Bãi Cỏ Rong vào tháng 6/2019 đã từng bị tàu Trung Quốc đâm chìm rồi bỏ chạy. 22 ngư dân Philippines khi đó đã được các tàu cá Việt Nam cứu mạng. Tới nay Manila  « không ngừng và sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam về hành động đó ». Do vậy, Philippines « đưa ra tuyên bố này để thể hiện tình đoàn kết » với Việt Nam.


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo hôm  03/04/2020 cho biết là một tàu tàu cá của Quảng Ngãi, với 8 ngư dân Việt Nam, đang hoạt động tại khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm ngày 02/04.


Bà Lê Thị Thu Hằng cho rằng hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc « đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam ». Bà cho biết đại diện bộ Ngoại Giao đã trao công hàm phản đối cho đại diện sứ quán Trung Quốc./


Hà Nội yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa


27/03/2020

image006

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng.  Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN-


image007

Đá Xu Bi (Subi Reef) chụp từ vệ tinh tháng 9/2015 - REUTERS /CSIS Asia Maritime Transparency Initiative © REUTERS /CSIS Asia Maritime Transparency Initiative


Trọng Nghĩa


Việt Nam vào hôm qua, 26/03/2020 đã chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập thuộc vùng quần đảo Trường Sa hiện do Bắc Kinh chiếm giữ.


Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam”.


Và như những lần phản đối trước, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và không có các hành động gia tăng căng thẳng.


Vào cuối tuần qua, báo chí chính thức của Trung Quốc đã loan tin về việc Bắc Kinh đã thiết lập hai trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và đá Xu Bi, để gọi là cho phép các khoa học gia Trung Quốc sống và nghiên cứu ngay tại chỗ các vấn đề liên quan đến sinh thái, địa lý và môi trường.


Đối với một số nhà quan sát, động thái của Trung Quốc nằm trong  chiến lược thay đổi hiện trạng Biển Đông có lợi cho Trung Quốc, áp đặt một sự đã rồi và buộc các nước khác phải chấp nhận.


Việt Nam hôm qua cũng đồng thời phản đối việc Đài Loan, hôm 24/03 vừa qua, đã cho tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển gần đảo Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thuộc quần đảo Trường Sa.
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1230)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1384)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?