Liên minh Mỹ - Nhật trong chiến lược Indo-Pacific

09 Tháng Ba 202010:31 SA(Xem: 9235)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 09 MAR 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


image008


Liên minh Mỹ - Nhật trong chiến lược Indo-Pacific


TS Satoru Nagao


(Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ)


29/02/2020  Thanh Niên


Sau 60 năm kể từ khi Hiệp ước An ninh song phương Mỹ - Nhật được ký kết, liên minh hai bên đang chuyển sang bước ngoặt mới trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy.


image010

Tàu khu trục chở máy bay JS Izumo trong lần cập cảng Cam Ranh tháng 6.2019 . Ảnh: Nguyễn Chung


Rạng sáng 28.2 theo giờ Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hudson (có trụ sở tại Washington D.C, Mỹ) đã tổ chức hội thảo đánh dấu 60 năm Hiệp ước An ninh song phương Mỹ - Nhật được ký kết (1960 - 2020).


Cấu trúc an ninh mới


Liên minh hai nước đã bắt đầu hình thành từ năm 1951. Tuy nhiên, suốt nhiều năm, vai trò của Washington và Tokyo trong liên minh này là không giống nhau. Giờ đây, nhiều quốc gia trong khu vực đang đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, Nhật Bản đã thể hiện vai trò quan trọng chưa từng có. Tại sao như vậy?


Ông truyền - cháu nối 


Năm 1960, dưới thời Tổng thống Mỹ Dwight D.Eisenhower và Thủ tướng Nhật Nobusuke Kishi, Hiệp ước An ninh song phương hai nước đã được ký kết.


Cố Thủ tướng Nobusuke Kishi chính là ông ngoại của đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - người vạch rõ con đường đẩy mạnh hợp tác với một số nước để hình thành “liên minh kim cương”. Cuối năm 2012, khi quay lại giữ chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe có bài đăng trên chuyên san Project Syndicate để nhấn mạnh chiến lược trên trong bối cảnh có nhiều lo ngại về Trung Quốc.


Khi đó, ông nêu rõ: “Đối với Nhật Bản, không có gì quan trọng hơn việc tái đầu tư cho liên minh với Mỹ. Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cùng bang Hawaii của Mỹ tạo thành một “liên minh kim cương” để bảo vệ cho cộng đồng hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến tây Thái Bình Dương”.


Đến nay, chiến lược “liên minh kim cương” gần như đã được hiện thực hóa bằng chương trình hợp tác Tứ giác an ninh gồm Mỹ - Nhật Bản - Úc - Ấn Độ ở khu vực liên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific). Cả bốn nước đều có các chiến lược, chương trình cụ thể cho khu vực này. Mỹ có “Chiến lược Indo - Pacific”, Nhật Bản có “Tầm nhìn Indo - Pacific tự do và rộng mở”, Úc cũng đưa ra Khái niệm định hình Indo - Pacific, Ấn Độ thì có nhiều chiến lược xoay quanh Indo - Pacific như Chính sách hướng đông…


Chính vì thế, nếu như cố Thủ tướng Nobusuke Kishi góp phần mở ra chương mới cho liên minh Mỹ - Nhật, thì Thủ tướng Shinzo Abe đang chung tay nâng tầm liên minh này lên tầm mức đa phương trước các thách thức từ Trung Quốc.


Hoàng Đình


Ban đầu, liên minh Mỹ - Nhật là một phần của hệ thống an ninh truyền thống do Washington dẫn đầu, có tên gọi là “Hub and Spoke” (tạm dịch là “Trục bánh xe và nan hoa” - được hình thành dựa trên nhiều liên minh song phương mà Mỹ ký kết với Nhật Bản, với Úc, Philippines, Hàn Quốc... Tuy nhiên, theo hệ thống này, cả Nhật và Úc đều là đồng minh của Mỹ, nhưng Nhật và Úc lại chẳng phải là đồng minh của nhau, tương tự với các cặp đồng minh khác.


Thế nhưng, đến gần đây thì thực tế cho thấy tự thân Washington không thể giải quyết mọi thách thức liên quan Bắc Kinh, do cán cân sức mạnh Mỹ - Trung đã thay đổi. Ví dụ như từ năm 2000 - 2017, Trung Quốc bổ sung 44 tàu ngầm mới, còn Mỹ chỉ đóng mới và triển khai thêm 15 tàu ngầm.


Nếu Washington và các đồng minh tiếp tục giữ một hệ thống liên minh phụ thuộc chủ yếu vào Mỹ thì hệ thống này không còn hiệu quả. Vì thế, Mỹ cần một hệ thống mới.


Nhật Bản chuyển từ phòng thủ sang sẵn sàng tấn công


Theo đó, hệ thống an ninh mới phải bao gồm mạng lưới đa phương, không chỉ giới hạn trong các liên minh song phương kiểu như Mỹ - Nhật, Mỹ - Úc, Nhật - Úc… Như thế, mạng lưới không còn phụ thuộc quá nhiều vào Washington. Ngoài ra, hệ thống này không chỉ bao gồm các đồng minh chính thức, mà còn có thể mở rộng hợp tác với các nước đang cùng chia sẻ các thách thức như Việt Nam, Ấn Độ - vốn không phải là đồng minh của Mỹ. Sự đóng góp của nhiều bên sẽ giúp mạng lưới càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trong đó, các nước như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ… cần chia sẻ thêm gánh nặng phòng vệ.


Ví dụ như trước kia, Nhật Bản chỉ tập trung vào việc đánh chặn nếu CHDCND Triều Tiên tấn công bằng tên lửa, còn việc tấn công đáp trả do Mỹ tiến hành. Bởi theo hệ thống an ninh truyền thống thì Nhật có vai trò phòng thủ còn Mỹ mang sứ mệnh tấn công. Thế nhưng giờ đây, Tokyo đã sở hữu năng lực tấn công để sẵn sàng đáp trả. Năm 2019, nội dung định hướng phòng vệ Nhật Bản cho 10 năm tiếp theo đã vạch rõ nước này sẽ hướng đến sở hữu năng lực tấn công giới hạn như bom dẫn đường, tên lửa hành trình tầm xa, tàu sân bay…


Khi sở hữu khả năng tấn công, Nhật Bản có thể chia sẻ gánh nặng cùng Mỹ. Không dừng lại ở đó, Nhật Bản cùng với Ấn Độ, Úc… còn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ các thách thức, hỗ trợ các nước khác trong khu vực tăng cường khả năng ứng phó trước các hành vi đe dọa.


Chính vì thế, thông qua cấu trúc an ninh mới, tàu sân bay Nhật Bản có thể đồng hành cùng hải quân Mỹ hiện diện ở Biển Đông hay một số khu vực nhằm ngăn chặn sự hung hăng của bên khác.
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17856)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16599)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17128)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17867)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18210)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17278)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17240)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17723)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 19824)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17315)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17267)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19456)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19177)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19829)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20286)
"Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ».
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19203)
"Các thành viên Đảng Dân Chủ lên sân khấu tại Las Vegas để dự cuộc tranh luận đầu tiên trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống năm 2016"