Mỹ "mượn" đường Đà Nẵng "đánh" Tầu giùm ta?

05 Tháng Ba 20208:21 SA(Xem: 9931)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 05 MAR 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Mỹ "mượn" đường Đà Nẵng "đánh" Tầu giùm ta?


Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson hiện diện ở VN mỹ mãn


20 Tháng Ba 20189:35 CH(Xem: 4762)


VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 21 MAR 2018


Mỹ "mượn" đường Đà Nẵng "đánh" Tầu giùm ta?


(Bài viết này được đăng trên Văn Hóa Online ngày 21/3/2018, nay tòa soạn đăng lại).


image009

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA

21/3/2018


KỲ 8


(tiếp theo chủ đề USS Carl Vinson ở 7 Kỳ trước. Bài này chia làm 3 bài nhỏ)


Bài 1


Chiến thuyền, Thần công và các trận thần binh thủy chiến ở thế kỷ 18


LTS: Có những sự kiện và hình tượng tái hiện lạ lùng trong lịch sử chiến tranh nước Việt.  Những nhân vật lịch sử diễn ra ở Hồ, Sông, Biển cả trên Chiến thuyền, trên Chiến hạm rồi Mẫu hạm dường như ẩn hiện hôm qua. Hình thái có khác nhau ở phương tiện chiến tranh. Chiến thuyền với những trận thủy chiến trên sông, (trên biển khá hiếm). Chiến hạm với những cuộc hòa hội bí mật, và mới đây, Mẫu hạm với các cuộc "thăm viếng" chưa phổ biến nội tình.


Phải chăng các cuộc giao lưu thăm viếng của các võ tướng và chính khách từ Washington D.C. đến San Diego đến Hà Nội vừa qua là để chính danh cho Mỹ "mượn đường sạn đạo  Đà Nẵng" để "đánh nhau" với Bắc Kinh, trước mắt là để dành lại Biển Đông? (VH)


Các trận thủy chiến thần binh lừng danh:


- Trận thủy chiến giữa Soái vương Thủy quân Nguyễn Huệ và liên quân Xiêm La-Nguyễn Ánh ở sông Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1784.


- Trận thủy chiến ở đầm Thị Nại-Quy Nhơn năm 1801.


- Trận thủy triều Vua Minh Mạng và quân Xiêm La chiến ở sông Vàm Nao-Tiền giang năm 1834.


image010

Ảnh:nguồn Việt Nam thế kỷ 17. Hình nhỏ góc phải có thể là Soái kỳ Chiến thuyền ngoại quốc bố trí súng thần công trên thuyền. Chú thích in trong ảnh không rõ xuất xứ.


Trong cuộc nội chiến phân tranh Nam - Bắc, thời Nguyễn Phúc Ánh thư hùng với Nguyễn Huệ (1777-1802), dù Nguyễn Ánh có thu nhận các sĩ quan hàng hải đặc biệt về thủy binh, lập trại xưởng chế tạo Chiến thuyền và Hải pháo thần công (lực lượng chủ lực trên chiến trường sông nước), hay ngay cả việc dùng các giám mục người Pháp như Giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine 1741 - 1799) "khai hóa" du nhập nền văn minh Pháp quốc  (nhiều người gọi Bá Đa Lộc là chiến lược gia bày binh bố trận của Nguyễn Ánh; ở cạnh Giám mục Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh lại không theo đạo Ki tô. Trong suốt tất cả các triều vua nhà Nguyễn, chỉ có Nguyễn Vĩnh-Thụy Bảo Đại là theo Ki Tô giáo), dưới trướng Nguyễn Ánh rất nhiều các sĩ quan hàng hải Pháp như Jean Baptiste Chaigneau, J.M. Dayot, Philippe Vannier, Julien Girard de l’Isle Sellé, Jean-Baptiste Guillon, Guillaume Guilloux, De Forcant, Olivier de Puymanel, Laurent Barisy ...


Sự hiện diện của người Pháp trong bộ tham mưu của Nguyễn Ánh là điểm rất đặc biệt so sánh với Bộ tướng lãnh Quân cơ của Nguyễn Huệ. Gần như tuyệt đối, dưới trướng Nguyễn Huệ không có ngoại nhân. Trong suốt cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn- nhà Nguyễn, không biết Nguyễn Huệ có "giương cao ngọn cờ chống đế quốc xâm lược" với Nguyễn Ánh hay không? Nguyễn Ánh đã từng rước quân Xiêm La vượt biên giới Đại Việt đánh quân Tây Sơn. 


Nhưng phải nói rằng tài năng phi thường về chiến thuật, chiến lược điều binh thủy chiến của Soái vương Nguyễn Ánh khó ai bì kịp. Nếu Nguyễn Huệ là Địa vương kiệt xuất bộ binh trận địa chiến lừng danh với trận Thăng Long 1789, thì Nguyễn Ánh là Thủy vương thủy binh lẫy lừng "Đệ nhất võ công" với trận đầm Thị Nại 1801; không kể đến khả năng giữ vững, mở rộng miền đất phương Nam, Tây Nam mà sau này, "Giấc mơ Nguyễn Ánh" Vua Minh Mạng thực hiện. (*)


Nhiều học giả sử gia cho rằng sở dĩ binh lực thủy-hải quân của Nguyễn Ánh lớn mạnh là do tham mưu cố vấn và chỉ huy trận tiền từ các sĩ quan hàng hài Pháp. Rất tiếc, sử Việt ít khi nói đến tài năng thủy chiến của các tướng lãnh thủy binh Việt và cơ đồ kỹ nghệ chế tạo chiến thuyền đại pháo của Soái vương Nguyễn Ánh. Có thể nói Nguyễn Ánh là vị văn võ tướng thấm nhuần dòng máu chính trị của các Chúa quân vương tiên liệt, kết hợp với bộ óc quân cơ cầm binh xuất chúng "mượn sức ngoại nhân để xây dựng cơ đồ".


Giám mục Bá Đa Lộc ((Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine (1741 - 1799) là tay kiệt hiệt ròng rã giúp Nguyễn Ánh khôi phục nhà Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 18, cũng không thể nào xóa sổ dòng máu đặc sệt "chủ nghĩa dân tộc quốc hồn quốc túy" trong tâm khảm Nguyễn Phúc Ánh. (Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính là vị lãnh đạo tối cao các lực lựợng nhà Nguyễn, năm 1802 lên ngôi vua miếu hiệu Hoàng đế Gia Long).


Về vấn đề các sĩ quan hàng hải Pháp ảnh hưởng đối với Nguyễn Ánh, điều đó thực hư ra sao?


image011

Bức họa được được cho là vẽ Nguyễn Phúc Ánh khi đang lưu vong ở Xiêm La năm 1783. (Nguồn: wikipedia)


image012

Tranh vẽ Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính Nguyễn Phúc Ánh mặc võ phục Âu Tây tay cầm chuôi kiếm. (Nguồn: Gs Nguyễn Vĩnh-Tráng. Xem mục NHÂN VĂN)


image013

Tranh vẽ Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính Nguyễn Ánh mặc võ phục Việt đầu chít khăn bó tóc khi xuất thủy quân ra trận. (Nguồn: Gs Nguyễn Vĩnh-Tráng. Xem mục NHÂN VĂN)


image014

Giám mục Bá Đa Lộc Bỉ Nhu hay Bách Đa Lộc (Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine)  là một vị giáo sĩ người Pháp (sinh 2 tháng 2 năm 1741 - mất 9 tháng 10 năm 1799), được Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18. Ông được phong làm giám mục hiệu tòa Adran nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adran. (Nguồn wikipedia)...


image015

Jean-Baptiste Chaigneau, (1769-1832), một sĩ quan hải quân Pháp đã tham gia và chỉ huy đoàn thủy quân của Nguyễn Ánh. (Nguồn wikipedia) .


image016

Một nhà truyền giáo người Pháp tên là Alexandre de Rhodes (1591–1660),  là một nhà truyền giáo dòng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Pháp. Ông đã góp phần quan trọng vào quá trình phổ biến Kitô giáo tại Việt Nam và việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông, Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, tên tiếng Việt là Tự điển Việt-Bồ-La, xuất bản tại Roma năm 1651, đã hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. (Nguồn wikipedia)


 Vua Gia Long và Vua Minh Mạng là hai hoàng đế văn võ song toàn - nền tảng khởi đầu cho triều đại Hoàng gia nhà Nguyễn (1802-1954  / 152 năm).


Minh chứng cho "chủ nghĩa dân tộc quốc hồn quốc túy"  cho thấy sau khi Vua Gia Long mất (1802-1820), Vua Minh Mạng kế thừa dòng máu Vua cha (1820-1841), lập Quốc sử Quán 1821), hoàn thành kinh thành Huế (1832) , đúc cửu đỉnh đặt ở sân Thế miếu (1837), chỉnh đốn và cải cách nội trị.


Nhưng khác với Vua cha trọng dụng sĩ quan, giáo sĩ Pháp, triều Vua Minh Mạng ra chỉ dụ khắc nghiệt cấm các giáo sĩ Pháp và tông đồ Việt truyền bá đạo Gia Tô ở Việt Nam một cách sắt máu. Đặc biệt về ngoại trị, những hoạt động của Vua Minh Mạng mở rộng bờ cõi, lập đất phên dậu phía tây - tây nam nước Việt là một sử tích cho các sử gia, các nhà ngiên cứu, các nhà chính trị sau này lưu tâm về chiến tích của hai đời vua đầu nhà Nguyễn. (*)


Việc xây dựng lực lượng thủy-hải quân của Thủy vương Nguyễn Phúc Ánh đầu tiên ở Sàigon bắt nguồn từ Soái vương thủy binh ròng rã 25 năm chinh chiến trải qua nhiều trận thủy chiến với quân tướng nhà Tây Sơn vào những năm Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793) và Kỷ Mùi (1799).


Trận thủy chiến ở đầm Thị Nại-Quy Nhơn năm 1801 bộc lộ ra hai khuynh hướng làm chủ chiến trường: Quân tướng nhà Tây Sơn rất thiện chiến công thành và trận địa chiến, quân tướng nhà Nguyễn rất thao lược thủy chiến (có thể do kinh nghiệm 25 năm sống chết ở khu vực địa bàn sông ngòi, duyên hải và biển khơi), nhưng cũng nhiều lần bị thủy quân Tây Sơn đánh đuổi ra tận đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Sơn.


Sử không nói rõ, mô tả về các đại chiến thuyền và vũ khí thần công mà các Đô đốc thủy tướng  hai bên sử dụng.  


Soái vương Nguyễn Ánh là người trực tiếp chỉ huy trận thủy chiến ở đầm Thị Nại, chỉ huy trận này hạm đội của Nguyễn Ánh phải vô cùng hùng hậu mới kéo quân từ Gia Định ra đánh. 


Trong trận thủy - hỏa chiến ở cửa Thị Nại, Nguyễn Ánh gần như tiêu diệt toàn bộ sinh lực, hạm đội chiến thuyền, đại pháo của nhà Tây Sơn, binh lực nhà Tây Sơn hao mòn kiệt quệ. Từ trận thắng mùa Xuân tháng Giêng năm Tân Dậu 1801, binh lực của Nguyễn Ánh càng hùng mạnh làm cơ sở cho thắng lợi sau này. 


Chú th1ich của Văn Hóa: Lợi dụng dịp Tết T6an Dâu, Soái vương Nguyễn Ánh bí mật kéo hạm đội thủy quân ra đánh quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại và công thành Qui Nhơn có lẽ là thành Đồ Bàn do Võ Tánh thống lãnh.


Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì đến 4 giờ sáng hôm sau, tức ngày 16 tháng Giêng  năm Tân Dậu (28-2-1801), các chiến hạm của Phú Xuân (Tây Sơn) đều ra tro, thuyền lớn thuyền nhỏ đến quá trưa mới tắt lửa. Tính ra quân Nguyễn chết mất 4.000, trong số đó có tướng Võ Di Nguy, ba anh em Thư Ngọc Hầu...


Quân Tây Sơn thiệt hại rất lớn. Theo sử nhà Nguyễn thì Tây Sơn mất tới 20 ngàn quân và hầu hết cả hải đội chiến thuyền, soái thuyền, thuyền buồm các loại bị mất 1.800 chiếc, 600 khẩu đại bác đủ cỡ và nhiều quân nhu, vũ khí, vàng bạc của binh tướng Tây Sơn chìm xuống đáy biển.


Với số quân thủy binh và số lượng chiến thuyền các loại, chắc chắn nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn phải có công xưởng tự chế tạo ra chiến thuyền lẫn vũ khí.


Sử Việt thiếu sót vấn đề này rất nhiều. Lực lượng thủy binh của Huệ Vương gần như mờ mịt trong sử. Hình ảnh dưới đây cho thấy, súng thần công và đạn của nhà Tây Sơn chế tạo phải do người Việt sáng chế. (Xin nhắc lại, dưới trướng Nguyễn Huệ không có ngoại nhân). (1)


 image017


Súng thần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Quy Nhơn), hiện được trưng bày trong Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định).Wikipedia.


Trong công cuộc cách tân thủy - hải quân, Thủy vương Nguyễn Ánh đã không ngần ngại sử dụng các kỹ sư, sĩ quan, thợ thuyền hàng hải người Pháp, giám mục Pháp làm việc cho ông. Ngoài ra ông còn huấn luyện các thủy binh người Việt trở thành những vị tướng thủy binh thao lược.


..."Chúa Nguyễn rất mê súng, có lần vớt được một ít súng đại bác từ tầu bị đắm của Hòa Lan hay Bồ Đào Nha khiến Chúa thích chí nên đặt mua thêm từ các nhà buôn. Trong phủ Chúa có chừng 60 khẩu đại bác lớn. Chúa bắt binh lính tập bắn thật giỏi, còn giỏi hơn hầu hết lính pháo thủ của các tàu người Âu đến đây. Chúa thích thách những tầu ngoại quốc ghé tới Việt Nam bắn thi với lính của Chúa. Lính pháo thủ Nam Kỳ hồi đó bắn giỏi đến độ phần nhiều người Âu đều thoái thác lời thách thức vì biết không thể hơn nổi" (theo Việt Nam thế kỷ 17).


image018

Soái kỳ Long thuyền có gắn súng Thần công. Ảnh minh họa. (theo nguồn BAVH / Hình ảnh Việt Nam.com)


Theo Giáo sư Nguyễn Vĩnh-Tráng, Jean-Marie Dayot (tên tiếng Việt: Nguyễn Văn Trí1759-1809 / Wikipedia): Dayot Tham gia phục vụ Nguyễn Ánh, năm 1790 ông chỉ huy một đơn vị Hải quân gồm có hai tàu chiến kiểu châu Âu của Nguyễn Ánh. Năm 1792, ông tham gia vào một trận hải chiến chống Tây Sơn, đánh chìm 5 tàu chiến, 90 thuyền kiểu và khoảng 100 tàu thuyền nhỏ hơn. Năm 1793, tại một trận hải chiến ở Quy Nhơn ông thu được khoảng 60 thuyền kiểu khoảng 100 thuyền kiểu Galê của Tây Sơn.


Ngoài ra, Dayot còn thực hiện các công việc trong lĩnh vực thủy văn, làm ra rất nhiều bản đồ bờ biển Việt Nam, mà người vẽ là người em trai của ông, Félix Dayot.


Năm 1795, thuyền của Jean-Marie Dayot bị mắc cạn, vì việc này ông bị kết tột sơ suất và bị phạt gông. Tức giận, ông rời khỏi Đông Dương.


Cũng theo Giáo sư Nguyễn Vĩnh-Tráng: ".... Hoàng thượng nhận thấy sự trung thành và lòng sốt sắng trong việc làm của Jean-Marie Dagot (Dayot), quốc tịch Pháp, và đặc biệt chú ý đến thiện chí mà y đã chứng tỏ khi đến từ rất xa để phục vụ trong ngành thủy binh của hoàng gia, Hoàng thượng xét thấy y xứng đáng được chọn, và với văn bằng này, cho làm thủ lĩnh các con tàu của hoàng gia (capitaine de ses vaisseaux) (a) và cùng lúc cho chỉ huy một đơn vị gồm hai con tàu của hạm đội hoàng gia, là tàu Đồng Nai và tàu Le Prince de Cochinchine [tôi không biết tên việt của con tàu nầy] với chức Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu. Hoàng thượng hy vọng sau nầy, khi có dịp, Jean-Marie Dagot (sic) (Dayot), sẽ chứng tỏ lòng can đảm và trí thông minh để điều khiển các tàu được giao phó, và sẽ được tin cậy nếu y nghiêm chỉnh áp dụng quân lệnh. Nếu vì phạm lỗi, không đáp ứng những mong đợi trong vị trí quan trọng này của y, thì y sẽ bị nghiêm trị theo luật pháp.


Đây là tôi (Nguyễn Vĩnh - Tráng) lược dịch đoạn nầy bằng tiếng Pháp trong sách của Louvet nói trên. Bản dịch nầy, tôi có lấy vài câu trong bản dịch của bà Thụy Khuê, vì bà dịch rất hay, rất chính xác, khó mà dịch hay hơn được [Thụy Khuê, chương 16 : IV].


Cùng ngày 27/06/1790, Nguyễn Ánh còn bổ nhiệm 4 người Pháp khác, đặt dưới quyền của J.M. Dayot, và giao cho họ một công tác. Bốn người nầy là Philippe Vannier, Cai Đội Chấn Thanh Hầu, thuyền trưởng chiếc Đồng Nai ; Julien Girard de l’Isle Sellé, Cai Đội Long Hưng Hầu, thuyền trưởng chiếc Le Prince de Cochinchine ; Jean-Baptiste Guillon, Phó Cai Đội Oai Dõng Hầu và Guillaume Guilloux, Phó Cai Đội Nhuệ Tài Hầu. Hai người sau cũng thuộc thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu nói trên [Louvet, sđd, trang 534 – 538].


" ... tôi phải theo tất cả các chiến dịch, thường trải dài từ tháng 5 cho đến tháng 10. Trong 5 năm liên tiếp, tôi đi khắp miền duyên hải, từ Bắc chí Nam, từ Nam chí Bắc với quân đội. Một số rất lớn thuyền bè đi theo quân, để cung cấp lương thực cho họ và cả bộ binh, thường đi dọc theo bờ biển. Chiều lại, chúng tôi phải neo để tập họp đoàn thuyền, nhiều khi trên ngàn chiếc [Chiến thuyền và thuyền chở quân đi đổ bộ]. Đôi khi chúng tôi phải ở lại một nơi trong nhiều ngày, đợi bộ binh để cung cấp lương thực cho họ… » (Ký sự của Dayot. Văn khố của bộ Hải quân…, đề ngày 01/11/1807).


Tên của Dayot không ghi trong Đại Nam Thực Lục Chánh Biên nói về trận Thị Nại năm 1792trận Quy Nhơn năm 1793. Thực Lục ghi mọi sự kiện lịch sử, nhưng vắn tắt một vài hàng bằng chữ Hán lẫn với chữ Nôm. Thực Lục có tả trận Ngã Bảy, năm 1782, có nói đến Mannuel/Emmanuel Mạn Hòe (chữ Nôm 幔槐). Mạn Hòe được bổ làm Khâm Sai Cai Cơ (chánh tam phẩm) An Hòa Hầu, chết tại chiến trường. Thần chủ được thờ ở điện Hiển Trung tại Sàigòn, và được phong tặng chức Chưởng Vệ [Tòng Nhị Phẩm, tương đương với Chuẩn Tướng ngày nay] Hiệu Nghĩa Công Thần Phụ Quốc Thượng Tướng Quân 掌衞效義功臣輔國上將軍 [Thực Lục, sđd, tập1, trang 188 và 555].


Chú thích của VĂN HÓA: Gs Vĩnh-Tráng dùng chữ thủy binh của hoàng gia, sau này Soái vương Nguyễn Ánh lập ra một căn cứ thủy quân để sản xuất chiến thuyền chiến hạm vào quãng năm 1788 tại Sàigon, theo tác giả căn cứ này có tên Trại Thủy binh Hoàng Gia.


(Xem đầy đủ bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh-Tráng mục NHÂN VĂN Báo Văn Hóa thứ Hai 11 Dec 2017)


Theo A Short History of Saigon PortPosted on 11/03/2018:


... Soon after his forces recaptured Gia Định from the Tây Sơn in 1788, Lord Nguyễn Phúc Ánh founded a Naval workshop just to the north of the royal wharf, in the area between modern Mê Linh square and the Thị Nghè creek. It was here, with the assistance of French engineers, that a fleet of modern warships was assembled, tipping the military balance in Nguyễn Phúc Ánh’s favour throughout the remaining years of the Tây Sơn War. After Nguyễn Phúc Ánh ascended the throne in 1802 as Emperor Gia Long, this naval workshop was expanded into a large shipbuilding facility and cannon foundry, which at its height employed several thousand workers of various professions. (A Short History of Saigon PortPosted on 11/03/2018)


Tạm dịch: Ngay sau khi quân đội lấy lại Gia Định từ quân Tây Sơn năm 1788, Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã thành lập (sáng lập) một xưởng hải quân chỉ ở phía bắc bến hoàng gia, trong khu vực giữa quảng trường Mê Linh hiện tại và lạch Thị Nghè. Tại đây, với sự trợ giúp của các kỹ sư Pháp, một đội tàu chiến hiện đại đã được lắp ráp, dưới sự ủng hộ của Nguyễn Phúc Ánh nhằm cân bằng quân sự suốt những năm chiến tranh với Tây Sơn.


Sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vào năm 1802 miếu hiệu là Hoàng đế Gia Long, các cuộc hội nghị và làm việc ở công xưởng hải quân này đã được mở rộng thành một cơ sở đóng tàu lớn và đúc pháo mà cao điểm của nó đã sử dụng hàng ngàn thợ lành nghề trong nhiều ngành khác nhau.


... In 1955, the Arsenal was renamed Ba Son Shipyard (a name derived from the French bassin de radoub) and subsequently functioned both as naval shipyard and commercial enterprise, building vessels of up to 10,000 deadweight tonnage (DWT) and repairing vessels of up to 35,000 DWT for both foreign and Vietnamese ship owners. (A Short History of Saigon PortPosted on 11/03/2018)


Tạm dịch: Năm 1955, quân cảng (Chúa Nguyễn Ánh) được đổi tên thành Nhà máy đóng tàu Ba Son (tên gọi từ tiếng Pháp bassin de radoub) và sau đó nó đóng vai trò đóng tàu hải quân và doanh nghiệp thương mại, xây dựng tàu trọng tải 10.000 DWT và sửa chữa tàu thuyền lên đến 35.000 DWT cho chủ tàu nước ngoài và người Việt Nam.


image019

Saïgon – Voilier à deux mâts dans le bassin de radoub, Arsenal de la marine (CedrASEMI Collection) Sài Gòn - Chiến Thuyền với hai cột buồm trong khu neo đậu ở bến Hoàng gia Nguyễn Ánh.


Đến thời Vua Minh Mạng, đặc biệt là vào năm 1839, dựa trên các kiểu mẫu phương Tây, các vị tướng thủy - hải quân Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của hai ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau 1840, Vua Minh Mạng lại cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điều đáng tiếc là mọi việc dường như bị đình lại sau đó. (theo wikipedia)


Chú thích của VĂN HÓA: Xưởng Ba Son hay Nhà máy Ba Son  do Pháp đặt tên có một chi tiết lịch sử là: Năm 1920, ông Tôn Đức Thắng về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc (theo wikipedia).


Đến thời Việt Nam Cộng Hòa đổi tên là Hải quân công xưởng Sàigon. Ngày nay, báo VĂN HÓA xin đề nghị nên lấy danh hiệu một tướng thủy quân của Soái vương Nguyễn Ánh (ví dụ như tướng Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh, Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương ...) đã từng là tướng chỉ huy các trận thủy chiến và làm việc ở bến Hoàng gia hay Trại Thủy binh Hoàng gia cho có sự tiếp nối lịch sử ngành hàng hải Việt Nam.


Bình luận về lực lượng thủy-hải quân của Soái vương Nguyễn Phúc Ánh mỗi lần xuất quân đánh nhau với thủy binh nhà Tây Sơn, các sử gia Pháp cho rằng đều có ảnh hưởng nhất định của các sĩ quan Pháp, các trận thủy chiến của Nguyễn Ánh đều do sĩ quan Pháp chỉ huy trực tiếp, Giáo sư Nguyễn Vĩnh-Tráng nhận định: 


Trận Thị Nại năm 1792 được tả trong Thực Lục, trang 257, 258:


« Giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc đóng nhiều chiến thuyền để ở cửa biển Thị Nại, mưu toan vào cướp, kẻ gián điệp báo tin. Vua muốn ra đánh trước để chặn giặc, mới dụ cho tướng sĩ các dinh Tiên Phong và Chấn Võ thuộc Trung quân chỉnh bị lương thực súng ống khí giới như phép hành quân, định ngày thử các chiến hạm ở ngoài biển (thuyền đại hiệu và thuyền ô 128 chiếc). Bèn sai Chưởng Tả quân dinh là Tôn Thất Huy, quản Hậu quân dinh là Võ Tánh, Giám quân Trung quân là Tống Phước Đạm lưu giữ kinh thành, Chưởng Tiền quân dinh là Tôn Thất Hội đi Vĩnh Trấn và Trấn Định kiêm quản tướng sĩ hai dinh, quản Hữu quân dinh là Nguyễn Hoàng Đức đi Bà Rịa hiệp đồng với Tán lý Chiêu đóng giữ.


Thuyền vua ra từ cửa biển Cần Giờ, gặp khi gió nam thổi mạnh, thuận chiều thẳng đến Diên áo [Vũng Diên], bắt được du thuyền của giặc, biết ở Thị Nại không có phòng bị, bèn bí mật định ước thúc, trao kỳ hiệu và khẩu hiệu cùng cơ nghi hành động, nói là do Thiếu phó quận công Tôn Thất Huy điều bát tướng sĩ. Sai quản Tiên phong dinh là Nguyễn Văn Thành tiến trước, kế đến quản Ban trực tả là Phạm Văn Nhân tiến thứ nhì.


Giám quân Trung quân Nguyễn Văn Trương hộ giá, Đô đốc Nguyễn Kế Nhuận tiếp sau. Khi quân đến ngoài cửa biển Thị Nại, thì trước hết sai quân tinh nhuệ đổ bộ phóng lửa đốt thủy trại giặc. Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành dùng thuyền Long và Phụng thẳng vào, các quân tiến theo. Đô đốc giặc là Thành (không rõ họ) thấy đại quân chợt đến, bỏ chạy, thuyền ghe và khí giới bị quân ta bắt được hết (thuyền chiến lớn 5 chiếc, thuyền đi biển 30 chiếc, thuyền sai 40 chiếc). Lại sai tìm bắt bọn giặc biển Tề Ngôi, bắt được 3 chiếc thuyền. Vua đóng ở chợ Thị Nại, dựng cờ chiêu an phủ dụ dân chúng, cấm quân sĩ không được cướp bóc. Rồi ra lệnh rút quân về. Chiến dịch này, từ lúc xuất quân đến lúc khải hoàn chỉ hơn 10 ngày. Người ta cho là thần binh. »


Giáo sư Nguyễn Vĩnh-Tráng cho rằng Maybon trách Thực Lục không nói đến người Pháp dự trận nầy, nhưng thật ra không có người Pháp dự vào cuộc viễn chinh quân sự nầy, thì làm sao Thực Lục phải ghi ? Một ước mơ, tham vọng, mộng tưởng mà Maybon ấp ủ trong lòng là tất cả chiến thắng quân sự của Nguyễn Ánh đều phải do người Pháp đảm đương.


Ba con tàu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi được giao cho người Pháp chỉ huy là Chaigneau, Vannier và Godefroy de Forçanz vào đầu năm 1800, họ ở dưới quyền của Nguyễn Văn Trương [Thực Lục, sđd, tập 1, trang 368]. Họ có dự trận Thị Nại năm 1801 [Thực Lục, sđd, tập 1, trang 392], nhưng không trực tiếp tham chiến, vì họ được lệnh bảo vệ Bộ Chỉ Huy, hộ giá Nguyễn Ánh cùng được lệnh tháp tùng những chiến hạm vào, nhưng sau đó Nguyễn Ánh giữ họ lại, như linh mục Cadière viết [Documents relatifs à l’époque de Gia Long (Tài liệu thuộc thời kỳ Gia Long. BEFEO, trang 46] :


… « Những sĩ quan Pháp, các ông Chaigneau, Vannier và de Forçanz, chỉ huy 3 con tàu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi, có mặt trong chiến dịch nầy. Tàu của họ được trang bị đầy đủ để hộ giá nhà vua, và chính họ được lệnh đưa (tháp tùng) các chiến thuyền vào. Nhưng vua giữ họ lại để bảo vệ vua (Bộ Chỉ Huy), trong lúc hai bên đánh nhau… »…


… (Les officiers français, MM. Chaigneau, Vannier et de Forçanz, qui commandent les trois vaisseaux, le Dragon, le Phénix et l'Aigle, furent de cette expédition. Ils accompagnèrent le Roi chacun avec un bateau bien armé, et ce fut eux qu'il chargea de faire entrer toutes les galères. Mais il les retint pour sa garde pendant qu'on se battait…)…


Những sử gia và tác giả thực dân Pháp chỉ nhắc đến 3 con tàu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi, vì chúng được người Pháp chỉ huy, còn thì im hơi lặng tiếng về sự hiện diện những chiến hạm khác trong các chiến dịch, vì chúng không do người Pháp chỉ huy.


Nên nhớ là 2 chiến hạm Phượng Phi và Bằng Phi, trang bị khoảng 20 đại bác, đã được Nguyễn Ánh đóng hay mua lại, và chúng đã do người Việt chỉ huy, trước ngày 09/04/1785, ngày mà Nguyễn Ánh và tùy tùng lánh nạn sang Xiêm (Thái Lan), nghiã là trước khi người Pháp đến Nam Hà. [Thực Lục, sđd, tập 1, trang 199].


Sau đây là một số chiến hạm (tàu đồng/đồng tàu ; cuivrés theo danh từ của Cadière) mà Nguyễn Ánh có trước năm 1785 : Phượng Phi, Bằng Phi, Hùng Trì, Chính Nghi và sau năm 1785 : Long Phi, Long Ngự, Long Hưng, Long Thượng, Long Đại, Long Nhất, Long Nhị, Long Tam, Phượng Đại, Phượng Nhị, Hồng Đại, Hồng Nhị, Hồng Tam, Loan Đại, Loan Nhất, Loan Nhị, Bằng Đại, Bằng Nhất, Bằng Nhị, Bằng Tam… [Thực Lục, sđd, tập1, trang 182 đến 199]. (Nguyễn Vĩnh-Tráng).


Khi đánh trận đầm Thị Nại (1801), lúc tướng Võ Di Nguy trúng đạn tử trận, quân Nguyễn kinh hồn hoảng vía trước sức mạnh của quân bộ và hỏa lực súng thần công của quân Tây Sơn từ trên núi kéo xuống, Nguyễn Ánh ý muốn rút quân về Nam, nhưng tướng Tả quân Lê Văn Duyệt liều chết đốc chiến.


Trích:


"Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 ha. Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (Cảng Quy Nhơn). Địa danh này có âm gốc tiếng Champa (Chiêm Thành) gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Champa; người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州).


Năm Nhâm Tí (1792). trong chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, quân Gia Định do chúa Nguyễn Ánh chỉ huy cùng hai tướng người Pháp Dayot và Vannier, tục gọi là Nguyễn Văn Phấn (?), Nguyễn Văn Chấn dùng hỏa công đốt cháy thủy trại Tây Sơn. Nguyễn Ánh đổ bộ, song liền đó bị quân Tây Sơn ở thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ) kéo xuống đánh lui.


Qua năm sau, thủy quân Nguyễn Ánh lại ra đánh Thị Nại lần thứ hai. Nguyễn Nhạc sai thái tử là Nguyễn Bảo cầm quân chống giữ. Quân Nguyễn Bảo bị thua phải cầu cứu Phú Xuân. Nguyễn Ánh rút binh về.


Năm Kỷ Vị (1799) Nguyễn Ánh cử đại binh ra đánh Quy Nhơn. Thủy quân vào cửa Thị Nại và lục quân từ Diên Khánh kéo ra, quân Tây Sơn đại bại. Thành Quy Nhơn và thành Thị Nại vào tay Nguyễn Ánh.


Năm Canh Thân (1780), quân Phú Xuân do Trần Quang Diệu chỉ huy vào đánh lấy Thị Nại giao cho Võ Văn Dũng trấn giữ, rồi kéo quân lên vây đánh thành Quy Nhơn (lúc bấy giờ Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định). Nguyễn Ánh cho quân ra ứng cứu nhưng thất bại.


Năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh Thị Nại. Quân của Nguyễn Ánh dùng mưu đánh bại thủy binh Tây Sơn tại Thị Nại. Trận này là trận lớn nhất giữa quân Tây Sơn với quân Gia Định ở trên biển Thị Nại và cũng là trận sau cùng mà sử quan Đại Nam thời Nguyễn ghi nhận là "Đệ nhất vũ công". Từ đấy quân Gia Định giữ vững Thị Nại.


Khi Gia Long lên ngôi rồi vẫn đóng thủy trại ở Thị Nại để canh phòng.


Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) cho xây lại Thượng Lộc (tức Cẩm Thượng) một thành đất chu vi 48 trượng bốn thước, cao sáu thước, mở một cửa. Phía đông cửa tại Hổ Ky lại xây một kỳ đài và 12 pháo mô. Đồng thời đặt chức Thủ ngựHiệp thủ đến coi việc canh phòng. Phủ sở đóng tại Thượng Lộc. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) làm thêm một kho ngói, hàng năm trữ 30 ngàn hộc lúa, để tải đi các nơi.


Năm 1834  triều Vua Minh Mạng, một trận thủy chiến diễn ra ở sông Vàm Nao giữa quân Đại Nam với quân Xiêm La. Vàm Nao do tiếng Khmerpãm pênk nàv mà ra. Đây là một dòng sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Mô tả của Vương Hồng Sển:


"Vàm Nao, tên chữ Hồi Oa. Sông này nối liền sông Tiền qua sông Hậu, và đứng làm ranh giới giữa Long XuyênChâu Đốc, chảy dọc theo làng Hòa Hảo... Vì nước chảy như cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, nên gọi là Hồi Oa, nôm gọi là Vàm Nao, do tiếng Cơ Me (Khmer) là "pãm pênk nàv".


Năm Tự Đức thứ 18 (1865) đặt sở Hải Phòng tại Thị Nại, phía sau Hổ Ky đắp một lũy dài ba trượng có bốn pháo mô, gọi là lũy Thuyền Úc, tức Vũng Tàu và mộ dài ba trượng có năm pháo mô, gọi là lũy Quỳnh Đế.


Nhưng năm Ất Dậu, quân Pháp đổ bộ lên Thị Nại, quân Đại Nam không chống cự nổi phải đầu hàng. Thực dân Pháp dùng thành Thị Nại làm lỵ sở và đổi tên là Quy Nhơn (tên cũ thời chúa Nguyễn). Những cơ sở quân sự của nhà Nguyễn ở Thị Nại từ khi quân Pháp chiếm đóng đều bỏ hoang. Đến triều Thành Thái (1889-1907) mới triệt hạ.


Thời Pháp thuộc, có bài thơ hoài cổ rằng:


Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,


Nổi chìm thế sự mấy triều Vương...


Non mây nghi ngút nơi binh dữ,


Biển ráng chưa tan bọt máu hường.


Nhạn lãnh sóng vờn gương đế bá


Phương Mai rừng đắp vết tang thương.


Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại


Lớp lớp xe ai rộn phố phường!


Tháng 12 năm 2006, tỉnh Bình Định khánh thành cầu vượt đầm Thị Nại có tổng chiều dài 2.475m, chiều rộng cả lan can 15,5 m, với tổng cộng 54 nhịp, đảm bảo cho xe có trọng trải 80 tấn qua lại. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam tính đến năm 2007. (trích wikipedia).


image020


Lược đồ vùng kiểm soát của Nguyễn Ánh, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ (theo thứ tự từ Nam ra Bắc) tại Việt Nam năm 1788. Vùng của Nguyễn Huệ được đánh dấu bằng màu đỏ. Tới cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc từ bỏ đế hiệu và bàn giao toàn bộ lãnh thổ của mình (màu cho Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ cai quản toàn bộ lãnh thổ nhà Tây Sơn cho tới khi mất.


 (*) Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần đất mầu nâu là Trấn Tây Thành do Nguyên soái Trương Minh Giảng cai quản. Kể từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, chúa Nguyễn dần dần lấy hết đất Chiêm Thành, lại lấn sang đất Chân Lạp, riêng thời Vua Minh Mạng đã sử dụng quân sự nhiều lần: lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; đánh bại Xiêm La; bảo hộ Chân Lạp, chiếm vùng Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) đổi tên thành Trấn Tây Thành; kết quả là triều đình Hoàng gia nhà Nguyễn - Vương quốc Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. (Theo wikipedia).


image021


Thêm: (Tiếc cho đến đời Vua Thiệu Trị (1841 - 1847) vướng mắc phải một sai lầm lịch sử nghiêm trọng trong sứ mạng mở mang bờ cõi nước Đại Việt - Việt Nam. Vua Thiệu Trị hoặc: nghe theo lời các quan nhược thần ghen tị với uy dũng của Đại tướng quân Trương Minh Giảng (Tổng đốc Kiên Giang kiêm Thống soái đoàn quân Trấn Tây Thành), hoặc: nghe theo lời khuyến dụ của các người muốn trả thù Vua Minh Mạng cấm đạo (**) mà cho rút bỏ Trấn Tây Thành (Kampuchia), là phên dậu vững chắc cho Tây Nam bộ, kể cả tỉnh ở vùng biên giới Ai Lao-Việt Nam là phên dậu vững chắc cho Bắc Việt cũng bỏ nốt).


(**)Trong vụ án Lê Văn Duyệt - Lê Văn Khôi (1835), Vua Minh Mạng dụ cho đình thần nghị xử, ngoại Sử kể rằng Tả quân Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt, Tổng trấn An Giang Trương Minh Giảng là hai người chủ trương ủng hộ các nhà truyền giáo đạo Cơ Đốc dưới thời Vua Gia Long và Vua Minh Mạng, thiết nghĩ đây cũng là một nghi vấn chưa được soi sáng (VH).


(1) Bảng so sáng Bộ tướng lĩnh nhà Tây Sơn - Nhà Nguyễn


Quân đội chúa Nguyễn

Quân đội Tây Sơn

Chỉ huy

Nguyễn Ánh
Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine)
Võ Tánh
Nguyễn Văn Thành
Lê Văn Duyệt
Đặng Trần Thường
Lê Chất
Tống Phúc Lương
Võ Dy Nguy
Ngô Tùng Châu
Nguyễn Huỳnh Đức
Nguyễn Văn Trương
Nguyễn Văn Nhơn
Trương Tấn Bửu
Jean Baptiste Chaigneau
Philippe Vannier
Olivier de Puymanel
Laurent Barisy
De Forcant
Jean-Marie Dayot

Nguyễn Huệ
Nguyễn Nhạc
Nguyễn Lữ
Quang Toản
Trần Quang Diệu
Bùi Thị Xuân
Võ Văn Dũng
Đặng Xuân Bảo
Nguyễn Văn Lộc
Phạm Công Hưng
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Văn Tuyết
Nguyễn Quang Thùy
Võ Đình Tú
Phạm Văn Tham
Ngô Văn Sở
Lê Trung
Nguyễn Văn Huấn
Đặng Văn Chân

Lý Kiến Trúc


California 21/3/2018


(hết bài 1 - xem tiếp bài 2)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


(1) Trận thần binh thủy chiến ở Rạch Gầm-Xoài Mút giữa Nguyễn Huệ và liên quân Xiêm-Nguyễn Ánh năm 1784


Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiếc thuyền sang giúp. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, nhưng thực chất ý đồ nhằm tạo gọng kìm phía tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.


Trận Rạch Gầm-Xoài Mút là một trận chiến lớn trên sông diễn ra vào đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 giữa liên quân Xiêm-Nguyễn và quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút, khi đó thuộc dinh Trấn Định, xứ Đàng Trong; về sau đổi thành tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.


Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút. Quân Xiêm quen mùi thắng nên tiến vào trận mai phục của Tây Sơn,[41] khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn sử dụng pháo bắn uy hiếp dữ dội ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.


Một trận quyết chiến diễn ra trong không đầy một ngày ở Rạch GầmXoài Mút[41] (ở phía trên Mỹ Tho) đã tiêu diệt gần như hoàn toàn 2 vạn quân Xiêm,[40] số còn sống sót chỉ được vài nghìn người[41] chạy theo đường thượng đạo trốn về nước.


Cánh quân bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy. Nhị Vương Xiêm La Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy theo đường bộ về Xiêm; còn Nguyễn Ánh phải chạy ra đảo Thổ Chu rồi về Cổ Cốt được Cai cơ Trung đón sang Xiêm.[


(2) Trận thần binh thủy chiến ở đầm Thị Nại 1801


Thủy chiến Thị Nại

Một phần của Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1787-1802)

Thời gian

27 tháng 2 năm 1801.

Địa điểm

Thị Nại, Quy Nhơn, Bình Định.

Kết quả

Chúa Nguyễn chiến thắng.

Tham chiến

Quân chúa Nguyễn

Quân nhà Tây Sơn

Chỉ huy

Nguyễn Ánh
Lê Văn Duyệt
Võ Di Nguy
Nguyễn Văn Trương
Nguyễn Văn Thành
Tống Phước Lương
và 3 viên sĩ quan người Pháp (Chaigneau, Vannier, và De Forcanz)

Võ Văn Dũng

Lực lượng

Trên 8.000 quân cùng trên 300 chiến thuyền lớn nhỏ.

Không rõ

Tổn thất

4.000 người

20.000 người
1.800 tàu thuyền

.

Trận Thị Nại năm 1801 là trận thủy chiến dữ dội nhất, trận thư hùng quyết định trong cuộc Chiến tranh Nguyễn-Tây Sơn (1787-1802). Tại đây thủy quân Gia Định do chúa Nguyễn Ánh trực tiếp chỉ huy đã đánh tan hạm đội Tây Sơn do tư đồ Võ Văn Dũng dẫn đầu. Trận đánh được sử sách nhà Nguyễn coi là "Võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của nhà Nguyễn[1].


Nơi giao tranh


image022


Vị trí tỉnh Bình Định trên bản đồ Việt Nam.


Trận thủy chiến này xảy ra nơi đầm Thị Nại. Đầm này tên chữ là Hải Hạc Đàm[2], đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại, người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州). Đây là một đầm nước mặn nằm phía Đông Bắc, thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích khoảng 5.000 ha, chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng khoảng 4 cây số.


Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Sa bồi tụ dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Khi nước triều lên thì mặt đầm nước mênh mông, vào những hôm trời gió, sóng dập dờn như mặt biển. Những lúc triều xuống, nước rút cạn để trơ lòng đầm, sình lầy lai láng...


Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã (trong tiếng Việt cổ, giã là biển), mà sau này người ta quen gọi là cửa Thị Nại. Và trước khi xảy ra trận "thủy chiến dữ dội" này, thủy quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã kéo đến giao tranh với quân Tây Sơn tại Thị Nại vào những năm: Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793) và Kỷ Mùi (1799), nhưng cả ba trận đánh đều có quy mô nhỏ hơn và không mang tính quyết định.


Chuẩn bị


Năm Canh Thân (1800), các thủ lĩnh Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn đều tăng cường binh lực. Lược kể theo sách Việt sử tân biên[3]:


Khi ấy, thành Bình Định bị quân Tây Sơn uy hiếp rõ rệt, Võ Tánh, tướng chúa Nguyễn, chỉ còn biết cố thủ. Ngoài cửa Thị Nại, phía Tây Sơn cho bố phòng cẩn thận. Bên chúa Nguyễn, để Hoàng tử Cảnh ở lại giữ Sài Côn, chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng Thế tử Hy [4] ráo riết chuẩn bị chiến dịch Bắc tiến.


Cùng theo dự trận còn có ba sĩ quan người PhápVannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) điều khiển chiến hạm Phượng phi (Le Phénix), Jean-Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) điều khiển chiến hạm Long phi (Le Dragon) và De Forsans (Lê Văn Lăng) điều khiển chiến hạm Bằng phi (L’aigle).


Theo giáo sĩ Le Labousse, bộ binh của chúa Nguyễn có tới tám ngàn người thiện chiến, thủy quân thì vượt hẳn thủy quân của các nước Âu Châu đang đồn trú tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Ngoài 4 chiến hạm [5], chúa còn có 40 chiếc làm theo kiểu bản xứ trong số đó có 5 chiếc mang được mỗi chiếc 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông. Tháng tư (âm lịch), chúa Nguyễn ra tới Nha Trang (24 tháng 5-24 tháng 6). Để Thế tử Hy ở lại Diên Khánh, còn chúa thì cho tướng sĩ đi đánh chiếm Phú Yên, rồi sai lập nhiều kho lương ở đây.


Theo sử của C.B.Maybon, thì khi ấy một lực lượng quân Lào khá quan trọng xâm nhập vào Nghệ An, dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phúc Tường đi đánh úp quân Tây Sơn. Được sự hưởng ứng của những người dân ở hai tỉnh Thanh HóaHưng Hóa khiến quân Tây Sơn ở các vùng biên giới bị cầm chân...Ngoài ra, chúa Nguyễn lại còn được Cao Miên viện trợ cho 20 cặp voi trận, giao cho Nguyễn Văn Thành sử dụng. Miền Nam bấy giờ được mùa, Đông cung Cảnh sau vụ gặt cứ 10 xuất đinh tuyển lấy 3 để sung vào quân ngũ được thêm khoảng 10.000 người, đóng thêm 50 chiến thuyền nữa.


Mặc dầu quân Nguyễn đã được chuẩn bị kỹ càng và đông đảo như vậy, nhưng vẫn không giải vây cho thành Bình Định được. Quân thế của Võ Tánh ở đây mỗi ngày mỗi nguy. Viện quân bằng bộ binh, thủy quân mấy phen tấn công vào Thị Nại đều vô hiệu.


Sử gia Trần Trọng Kim kể:


Nguyễn Vương được tin quân Tây Sơn ra vây thành Bình Định, liền cử đại binh ra cứu viện, sai Nguyễn Văn Thành đem Lê Chất, Nguyễn Đình Đắc, Trương Tiến Bảo, chia ra làm ba đạo ra đánh lấy đồn Hội AnPhú Yên, rồi kéo ra đánh ở Thị Dã (thuộc Bình Định). Nguyễn Vương đem thủy binh ra đến Quy Nhơn đóng thuyền ở ngoài cửa Thị Nại. Bấy giờ quân bộ của Nguyễn Văn Thành và quân thủy của Nguyễn Vương không thông được với nhau, cho nên sự cứu viện không có công hiệu gì cả[6].


Trích thêm thư của sĩ quan Chaigneau gửi cho Barisy:


Trước đây chưa trông thấy địch (Tây Sơn), tôi có ý khinh thường, nhưng bây giờ mới biết là mình lầm. Thật vậy, quân của Tây Sơn đã là một phòng tuyến không sao vượt được. Bây giờ thời tiết lại xấu, binh sĩ bịnh tật nhiều. Lính Gia ĐịnhCao Miên phải trả về nguyên quán, những quân tướng về hàng trước đây trở lại với chủ cũ, tình thế thật nguy vô cùng...Không giải tỏa nỗi thành Bình Định, tình trạng này kéo dài luôn một năm khiến chúa Nguyễn vô cùng bực tức[7].


Diễn biến


Sách Đại Nam Thực Lục của triều Nguyễn viết:


Thủy quân cả phá quân giặc ở cửa Thị Nại. Trước là Tư đồ giặc Võ Văn Dũng dùng hai chiếc thuyền đại hiệu Định quốc và hơn trăm chiếc thuyền chiến chặn đóng ngang cửa biển, lại dựng hai bảo ở bãi Nhạn Châu bên tả và ở núi Tam Tòa bên hữu cửa biển, đặt nhiều súng lớn, dựa thế cao chẹn chỗ hiểm để chống quân ta. Đến đây các quân làm xong chiến cụ hỏa công, vua mật định đêm hôm 16 cất quân đánh úp. Sai Tiền chi Hoàng Văn Khánh đem bộ binh lẻn xuống Da áo [Vũng Dừa], chờ khi hiệu lửa ở Tiêu Cơ phát thì đánh hãm lũy giặc, đặt mai phục ở sau núi để ngăn giặc. Lưu Phạm Văn Nhân giữ Cù Mông. Vua bèn thân đem thủy quân tiến phát. Trống canh ba qua Tiêu Cơ, bắt được lính đi tuần của giặc, biết được khẩu hiệu, tức thì sai Nguyễn Văn TrươngTống Phước Lương dùng thuyền nhỏ lẻn trước vào Hổ Cơ đốt đồn thủy của giặc. Lại sai Võ Di Nguy đi thuyền chấp lệnh thẳng tiến, Lê Văn Duyệt đốc quân tiếp theo. Giặc giữ bảo cự chiến, từ giờ dần đến giờ ngọ, tiếng súng vang trời, đạn bay như mưa. Di Nguy bị bắn chết. Duyệt cứ mặc kệ, càng thúc đánh hăng. Vua thấy sĩ tốt nhiều người tử thương, cho tiểu sai đến dụ cho tam lui. Duyệt thề chết, vẫy quân xông lên, giờ thân vào được cửa biển, dùng đuốc hỏa chiến thừa chiều gió phóng đánh thuyền đại hiệu của giặc. Quân Tây Sơn cả vỡ, chết rất nhiều. Dũng thua chạy. Thuyền Tây Sơn bị đốt cháy gần hết. Quân ta bèn giữ cửa Thị Nại. Người ta khen trận này là võ công to nhất [8].


Sử gia Phạm Văn Sơn kể:


Một hôm, chúa tính rằng hiện nay bao nhiêu lực lượng của Tây Sơn đều tập trung quanh và trước thành Quy Nhơn (tức thành Bình Định). Như vậy, Phú Xuân không mạnh. Nhưng tiến ra Phú Xuân thì hãy phá tan thủy quân của Tây Sơn ở Thị Nại đã, kẻo ra tới Phú Xuân, quân Gia Định bị cả hai mặt thủy bộ ép lại thì nguy. Khi đã thắng Phú Xuân, chúa quay lại cứu Quy Nhơn có lẽ dễ dàng hơn.


Ngày rằm tháng Giêng năm Tân Dậu (27 tháng 2 năm 1801), chúa Nguyễn nảy ra ý cho các chiến thuyền tiến gần cù lao Hàn (đảo Hòn Đất). Chúa ra lệnh cho Lê Văn Duyệt [9] đem 1.200 quân đổ bộ lên bãi cát. Đoàn người này lặng lẽ tiến đến hải đồn của Tây Sơn mà không ai biết. Hồi 10 giờ rưỡi, khi đoàn quân chỉ còn cách độ 1/3 tầm súng đại bác, tiền đội quân thủy Nguyễn gồm 62 chiếc thuyền được lệnh tấn công ba chiến hạm lớn đầu tiên của Phú Xuân.


Cuộc tấn công này lại được cái may là gió và nước triều bấy giờ đang thổi mạnh. Đúng 10 giờ 30, tướng Nguyễn Văn Trương bắn phát đại bác đầu tiên để ra lệnh tấn công khắp mọi nơi. Hai mươi sáu chiến thuyền chèo phóng lửa đốt sạch mọi thứ trên bãi cát. Đạo binh 1.200 người của (quân) Nguyễn, lưỡi lê tuốt trần nấp ở các hầm hố dưới cát, vừa đánh vừa bắn đại bác lên bờ. Quân Phú Xuân (tức quân Tây Sơn) bị đánh bất thình lình rối loạn chết hại khá nhiều.


Đồn Tây Sơn ở Tam Tòa Sơn, ở bên phải cánh quân tấn công, chuyển một hỏa lực kinh khủng bắn xuống các thuyền chèo tay của Nguyễn vương khi đó vào đúng tầm súng. Võ Di Nguy bị một phát đạn bay đầu liền làm cho quân Nguyễn hoảng hốt ngừng lại. Lê Văn Duyệt liền cho chém ngay viên tướng đã thiếu can đảm, rồi thúc thuyền tiến tới chỗ có các chiến hạm của Phú Xuân đang đậu ở phía đông gần núi, đốt phá tơi bời và mau lẹ. Lúc ấy, Nguyễn Văn Trương cũng đã phá xong 3 chiếc chiến hạm của Tây Sơn đậu bên ngoài, tiến vào giữa hai cánh quân Tây Sơn đang vận chuyển để cứu các chiến hạm. Đêm ấy lửa và tiếng đại bác đã gây nên một quang cảnh hết sức khủng khiếp, rùng rợn...[7]


Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết:


Đêm rằm tháng giêng năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Văn Thành nhận mật lệnh kéo quân cướp trại, để cản chân các tướng Tây Sơn về mặt bộ, Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương (Phúc Lương) cũng lãnh mật lệnh dẫn một đoàn binh thuyền đi trước. Tiếp theo sau là Lê Văn DuyệtVõ Di Nguy cũng dẫn một đạo chiến thuyền sấn tới, Nguyễn vương thân đốc chiến.


Vừa tới cửa Thị Nại, Nguyễn Văn Trương chặn bắt được thuyền tuần tiễu của Tây Sơn, tra hạch được mật khẩu [10], nên vào sâu nơi thủy trại mà đốt phá.


Đến 10 giờ rưỡi đêm ấy, Võ Di Nguy cùng Lê Văn Duyệt kéo toàn đội chiến thuyền xông vào. Quân Tây Sơn từ các đồn trên núi, triền núi Cam Tòa bên hữu, và ở bãi Nhạn bên tả nã súng lớn pháo kích, Võ Di Nguy trúng đạn nơi đầu tử trận. Tướng Duy chết, nhưng các chiến hữu đã dùng hỏa công triệt tiêu tất cả thủy trại Tây Sơn, toàn thắng. Trận Thị Nại này được gọi là "Võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của triều Nguyễn [1].


Sử gia Tạ Chí Đại Trường mô tả:


Chiến trận xảy ra vào đêm 16 tháng giêng Tân Dậu (28-2-1801). Tiền chi Hoàng Văn Khánh đem bộ binh lén đến Vũng Dừa đợi ở Tiêu Cơ lửa cháy thì tiến lên công hãm trại giặc và đi vòng núi mai phục để cản tiếp viện (theo vùng đèo Son bây giờ?). Quân Nguyễn qua Tiêu Cơ bắt được thuyền tuần Tây Sơn, truy ra khẩu hiệu. Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương bèn đem thuyền nhỏ nhắm Hổ Cơ xông vào, đốt thiêu thuỷ đồn làm hiệu.


Và trận tấn công bắt đầu. Theo Lelabousse, quân Nguyễn chỉ dùng có 4.000 người trên 26 ghe chiến và 100 thuyền nhỏ. Lúc đó quân Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương đã đổ bộ rồi. Các ghe chiến còn lại chở ông Tổng thuỷ "to họng" Võ Di Nguy đi trước.


Quân lính "thừa đêm tối và gió xuôi, tiến vào tàu thứ nhất, nhảy lên đốt phá. Họ xông vào cửa biển, ném vung các bó đuốc và đổ dẫn hoả ra". Thế rồi trận đánh trở nên dữ dội. Quân Tây Sơn từ trên núi và từ các tàu bắn vãi đến. Hà tiện lời như sử quan mà cũng tả ra là "tiếng súng vang trời, đạn bay như mưa". Võ Di Nguy trúng đạn ngã lăn ra chết. Lê Văn Duyệt không quay đầu lại, đánh mạnh hơn đến Nguyễn Ánh bảo lùi cũng không chịu. Đám sĩ quan Tây phương: Chaigneau, Vannier, de Forçan đưa các ghe chiến vào rồi quay lại bảo vệ Nguyễn Ánh khi trận chiến xảy ra. Nhưng nóng lòng, sốt ruột, máu chiến sĩ nổi lên, de Forçan lẻn đi trong đêm tối, tự mình đốt được 7 ghe chiến địch. Chiến trận kéo dài 3 giờ sáng đến đứng trưa 1-3-1801 ("Dần tới Ngọ" của Thực lục). Thuyền Tây Sơn cháy tan, nhưng họ còn cố chống giữ trong các giàn súng tới khi cuối cùng đám cháy lan đến các thùng thuốc súng làm nổ tung hết lên. Như lời Chaigneau báo cho Barizy biết chiến thắng, "ta đốt hết cả thuỷ quân giặc, không sót một chiếc thuyền nhỏ nào".


Ông thấy rằng "người Nam chưa bao giờ phải đánh trận dữ dội như vậy" và sử quan cũng không quên kết luận: "Người ta gọi trận này là đệ nhất vũ công".


Ngày đó, Nguyễn Ánh đổ bộ lên chợ Giã, ra dụ chiêu an rồi sai người đi báo cho Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận biết. Ông lại bảo Gia Định truyền sứ cho tin đến tận Cao Miên, Xiêm La. Tuy vậy, Ánh cũng mất đến hơn 600 người. Tướng thì ngoài Võ Di Nguy còn có Cai cơ Hoàng Văn Định, Phó Tiền thuỷ dinh và Phó Vệ uý Nguyễn Vĩnh Hựu của đạo Thần Sách.


Phía Tây Sơn, họ "chống giữ đến chết" như Chaigneau nói, cho nên toàn bộ thuỷ quân đều bị tiêu diệt. Từ nay họ không còn chút uy thế nào trên mặt bể nữa, trước cả khoảng tháng 4 âm lịch khi Đông hải vương Mạc Quần Phù cùng các tướng bị bắt lúc bị gió dạt ngoài khơi Thi Nại. Họ hoàn toàn không kiểm soát được mặt bể để tha hồ cho thuỷ quân Gia Định tung hoành ra lấy Phú Xuân mà không sợ một lực lượng lưu động nào theo kịp ngăn trở nữa. Trần Quang Diệu còn bức được Võ Tánh chết, nhưng sự thực đám quân tướng Tây Sơn ở đây mấy tháng sau phải tan rã trên rừng chính vì không thể nào di động theo các đồng bằng dọc biển mà không có yểm trợ của thủy quân, chính vì sự tan vỡ ở trận Thi Nại này vậy.[11]


Thiệt hại


Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì: Đến 4 giờ sáng hôm sau, tức ngày 16 tháng giêng, các chiến hạm của Phú Xuân đều ra tro, thuyền lớn thuyền nhỏ đến quá trưa mới tắt lửa. Tính ra quân Nguyễn chết mất 4.000, trong số đó có tướng Võ Di Nguy, ba anh em Thư Ngọc Hầu...


Quân Tây Sơn thiệt hại rất lớn. Theo sử nhà Nguyễn thì họ mất tới 20 ngàn lính và hầu hết cả hải đội hùng mạnh: thuyền buồm các loại bị mất 1.800 chiếc, 600 khẩu đại bác đủ cỡ và nhiều quân nhu, vũ khí, vàng bạc của binh tướng Tây Sơn rơi xuống đáy biển hết[12].


Sau trận thủy chiến


Quét xong thủy quân Tây Sơn ở Thị Nại, nhưng lúc này thành Bình Định mỗi ngày mỗi kiệt quệ.


Chúa Nguyễn ra lệnh cho Võ TánhNgô Tùng Châu bí mật trốn ra khỏi thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ), nhưng Võ Tánh biên thư từ chối: Tinh binh của Tây SơnQuy Nhơn cả, nên lợi dụng lúc này đánh Phú Xuân thì lợi hơn...[13]


Chúa Nguyễn liền cử Nguyễn Văn Thành ở lại chiến đấu với Trần Quang DiệuVõ Văn Dũng, và đặt một phần quân lực giữ cửa Thị Nại.


Ngày 5 tháng 6 năm 1801, chúa Nguyễn dẫn tàu thuyền ra khỏi Thị Nại, hợp quân với Nguyễn Văn Trương tiến ra đánh Phú Xuân...[7]


Trận Thị Nại 1801, là trận thủy chiến lớn nhất nơi đầm Thị Nại. Từ đấy quân nhà Nguyễn giữ vững vùng biển chiến lược này. Thời Pháp thuộc, Trường Xuyên có bài thơ hoài cổ rằng:


Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,


Nổi chìm thế sự mấy triều vương...


Non mây nghi ngút nơi binh dữ,


Biển ráng chưa tan bọt máu hường.


Nhạn lãnh sóng vờn gương đế bá


Phương Mai rừng đắp vết tang thương.


Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại


Lớp lớp xe ai rộn phố phường! [14]


Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1787-1802 là giai đoạn 2 của Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn. Giai đoạn này bắt đầu khi Nguyễn Ánh trở về tái chiếm Gia Định (1787) và kết thúc khi ông đánh bại hoàn toàn lực lượng của nhà Tây Sơn năm 1802, thống nhất hoàn toàn Việt Nam để trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn là Hoàng đế Gia Long.


Bảng so sáng Bộ tướng lĩnh nhà Tây Sơn - Nhà Nguyễn


Quân đội chúa Nguyễn

Quân đội Tây Sơn

Chỉ huy

Nguyễn Ánh
Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine)
Võ Tánh
Nguyễn Văn Thành
Lê Văn Duyệt
Đặng Trần Thường
Lê Chất
Tống Phúc Lương
Võ Dy Nguy
Ngô Tùng Châu
Nguyễn Huỳnh Đức
Nguyễn Văn Trương
Nguyễn Văn Nhơn
Trương Tấn Bửu
Jean Baptiste Chaigneau
Philippe Vannier
Olivier de Puymanel
Laurent Barisy
De Forcant
Jean-Marie Dayot

Nguyễn Huệ
Nguyễn Nhạc
Nguyễn Lữ
Quang Toản
Trần Quang Diệu
Bùi Thị Xuân
Võ Văn Dũng
Đặng Xuân Bảo
Nguyễn Văn Lộc
Phạm Công Hưng
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Văn Tuyết
Nguyễn Quang Thùy
Võ Đình Tú
Phạm Văn Tham
Ngô Văn Sở
Lê Trung
Nguyễn Văn Huấn
Đặng Văn Chân


(3) Trận thần binh thủy chiến triều Vua Minh Mạng và quân Xiêm La ở sông Vàm Nao-An Giang năm 1834


Sông Vàm Nao do tiếng Khmerpãm pênk nàv mà ra [1]. Đây là một dòng sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Mô tả của Vương Hồng Sển:


"Vàm Nao, tên chữ Hồi Oa. Sông này nối liền sông Tiền qua sông Hậu, và đứng làm ranh giới giữa Long XuyênChâu Đốc, chảy dọc theo làng Hòa Hảo... Vì nước chảy như cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, nên gọi là Hồi Oa, nôm gọi là Vàm Nao, do tiếng Cơ Me (Khmer) là "pãm pênk nàv"[3]


Tháng 6 năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi khởi binh chống vua Minh Mạng ở đất Gia Định. Vài tháng sau vì yếu thế, Lê Văn Khôi cho người sang cầu cứu Xiêm La. Không bỏ lỡ cơ hội, vua Rama III liền sai sai tướng (Chiêu) Phi Nhã Chất Tri (còn gọi là tướng Bodin, Chao Phraya Bodindecha) và Phi Nhã Phật Lăng (Phra Klang, Tish Bunnag) dẫn hàng ngàn quân thủy bộ chia ra làm 5 đạo sang đánh Đại Nam.


Cuối tháng 12 năm 1833, Vua Minh Mạnh sai Trương Minh GiảngNguyễn Xuân tới An Giang, giao tranh với quân Xiêm ở Thuận Cảng. Quân Đại Nam lùi về sông Cổ Hỗ[14] để ngăn quân Xiêm. Hai bên cầm cự và giao tranh trên sông.


Cùng lúc quân Xiêm huy động nước Vạn Tượng mang hơn 1.000 quân tiến vào đất Quảng Trị. Minh Mạng cho rằng quân Xiêm chỉ hư trương thanh thế, mặt trận chính vẫn là phía nam, nên sai Vệ úy Lê Văn Thụy ra phòng giữ[15].


Tới tháng 1 năm Giáp Ngọ (1834), thủy quân Xiêm từ Thuận Cảng (tức sông Vàm Nao) tiến đánh quân Đại Nam đang đóng ở rạch Củ Hủ[18]. Khi ấy, quân Xiêm nhân lúc nước xuống, theo bờ sông phóng hỏa đốt bè, ngăn trở thủy quân Việt rồi sấn tới đánh, Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc binh đánh từ giờ Dần đến giờ Tỵ, chém quân Xiêm chết nhiều.


Đề cập chiến công này, Minh Mạng chính yếu chép:


Giặc Xiêm dẫn binh thuyền hơn trăm chiếc, từ Thuận Cảng xuôi xuống, bày ngang giữa dòng sông để chống lại thuyền của quân ta, lại đánh đồn của ta đóng bên tả ngạn. Quản vệ giữ đồn là Phạm Hữu Tâm chống đánh, chém kẻ cầm đầu của giặc là Phi Nhã Khổ Lặc. Giặc dựng trại ngang đồn, ngày đêm dùng đại bác bắn phá. Ta chờ quân chi viện, nhưng giặc ở phía thượng nguồn bèn nhân đêm tối, thừa lúc nước ròng, noi theo hai bên tả hữu bờ sông, phóng lửa đốt thuyền quân ta, rồi giặc đem quân đến đồn phía tả ngạn mà đánh từ giờ dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều, thây chồng lên nhau. Giặc liền lui...


— Minh Mạng chính yếu[19]


Đại Nam Thực Lục thì chép:


Trước kia bọn Giảng từ Thuận Cảng lui đóng ở sông Cổ Hỗ, đặt đồn ở hai bên bờ làm thế ỷ giốc. Sau đó vài ngày, Tướng quân Tống Phước Lương lại đến. Giặc Xiêm dẫn hơn 100 binh thuyền từ Thuận Cảng xuống, dàn ngang giữa dòng sông, cầm cự chu sư của ta, lại vây đánh đồn ở bờ bên tả. Quản vệ giữ đồn là Phạm Hữu Tâm cự chiến, chém được tên đại đầu mục giặc là Phi Nhã Khổ Lạc và hơn 20 đầu giặc. Giặc dựng trại đối diện với lũy ta, ngày đêm bắn đại bác. Quân ta có người bị thương và chết. Bọn Giảng cho rằng thế giặc đương dữ tợn hung hăng, bèn phi tư cho quân thứ Gia Định phái thêm binh thuyền đến tiếp ứng. Bấy giờ vừa gặp Tham tán Hồ Văn Khuê đến quân thứ. Trần Văn Năng liền bàn, uỷ [Văn Khuê] đi giúp việc quân. Lại phái Phó vệ úy vệ Hậu thủy Nguyễn Tiến Khoan đem hơn 300 binh dõng và 7 chiếc thuyền, đồng thời cùng tiến. Rồi đem việc tâu lên.


Quân Việt phản công


Quân các tỉnh phía Đông Campuchia dưới sự chỉ huy của viên quan Campuchia là Chakrey Long[20] và Yumreach Hu[21] nhanh chóng tổ chức lực lượng, trang bị vũ khí đánh tan được một đội quân Xiêm ở tỉnh Prey Veng. Nhờ thắng lợi này quân Campuchia nhiều nơi khác cùng phối hợp với quân Việt đánh các đội quân khác của Xiêm. Lúc này Bodin rất khó khăn vì đội tàu đánh trong sông của ông đang bị tổn hại nặng trong trận thuỷ chiến, tinh thần quân Xiêm hết sức hoang mang. Nhất là khi các cánh quân thuỷ, bộ của triều đình Huế đến nơi, làm cho tinh thần quân Xiêm càng thêm nao núng.


Quân Xiêm sau đó từ Thuận Cảng lui quân rút lên Châu Đốc, quân Đại Nam thừa thế ngược sông Tiền, sông Hậu tiến lên. Đại Nam Thực Lục chép:


Giặc Xiêm lui về đồn Châu Đốc. Trước đây, quân giặc đánh nhau với quân ta ở Tiền Giang, bị thua luôn, định rút lui, bèn ngầm đem 1 cánh quân Đà Đạo (thuộc địa giới Định Tường) ở bên hữu sông, chực đánh úp đồn hữu ngạn, nhưng biết ta đã phòng bị trước, nên cuối cùng mưu không thành, bèn dốc hết quân hướng về đồn tả ngạn, hò la bắn súng, làm ra dáng định cướp trại: từ sáng sớm đến canh tư mới im tiếng súng. Khi quan quân biết thì giặc Xiêm đã lìa trại, bỏ xác chết mà đi rồi. Tham tán Nguyễn Xuân liền đem vài chục binh thuyền riêng đi đến địa phận thủ sở Tân Châu ở thượng du để ngăn chặn. Bọn Tham tán Trương Binh Giảng, Hồ Văn Khuê và Tán tương Trương Phước Đĩnh đồng thời đốc thúc, đại đội binh thuyền do Thuận Cảng qua Hậu Giang, đuổi theo đến sông Châu Đốc, thì giặc đóng đồn ở bờ sông chống cự lại. Bọn Giảng sai Phạm Hữu Tâm và Thái Công Triều tiến đánh. Triều, một mình đi thuyền Cự Hải sấn lên trước. Giặc dùng súng lớn, súng nhỏ bắn loạn xạ. Quân ta nhiều người thương vong. Triều cũng bị thương. Ta bèn chia quân đóng giữ trên bờ và dàn chu sư ở trong sông, tùy cơ đánh dẹp. Rồi làm sớ tâu lên.


Đánh giá trận thủy chiến chính ở sông Vàm Nao, nhà văn Sơn Nam viết:



Trận thủy chiến trên Vàm Nao là trận ác chiến, mang tầm chiến lược quan trọng. Quân Xiêm dùng hỏa công, thả bè lửa, theo nước ròng (thủy triều rút ra biển) chảy xiết để đốt chiến thuyền quân Việt. Trận chiến kéo dài từ khoảng 3 giờ khuya đến 10 giờ trưa mới dứt. Nếu quân Việt không ngăn được, quân Xiêm sẽ xuống Sa Đéc rồi Rạch Gầm, Mỹ Tho...


— Sơn Nam[28]


Kết quả


Quân Xiêm sang đánh (lần hai) từ tháng 1 năm Giáp Ngọ (1834), đến tháng 5 năm ấy, thì quân nhà Nguyễn đã bình xong cả mọi nơi. Vua Minh Mạng mừng rỡ, ban thưởng cho các tướng sĩ và bố cáo ra cho mọi nơi đều biết.[29]


Quân Xiêm rút lui, quân nổi dậy của Lê Văn Khôi ở thành Phiên An cũng không còn lực lượng hỗ trợ, chỉ có thể cố thủ trong thành cho tới khi thành bị hạ vào tháng 9 năm 1835.


Khi rút chạy, PhraKlang cướp thuyền biển và mang theo 2.000 người Việt, phần lớn theo đạo Thiên Chúa (ít nhiều có liên hệ với cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi) đưa về sống ở ngoại thành Băng Cốc[30]. Về sau Xiêm sử dụng số người này để phá rối vùng biên giới Việt Nam-Campuchia. Trước khi rời bỏ Phnôm Pênh, quân Xiêm đốt cháy và phá huỷ dinh thự của vua Ang Chan, đồng thời tranh thủ thời cơ, lợi dụng tình thế khi rút lui để bắt dân Khmer sống dọc bờ sông Tonle Sap và một vài nơi khác đưa về Xiêm [31].


Cuộc tấn công bất ngờ của Xiêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bang giao hai nước. Hai nước cắt đứt quan hệ, bắt đầu một thời kỳ căng thẳng, xung đột và chiến tranh trên đất Campuchia kéo dài hơn 10 năm (từ cuối năm 1833 cho đến đầu năm 1847). Thắng lợi của cuộc chiến này đem lại cơ hội cho Đại Nam dưới thời vua Minh Mạng, được quyền bảo hộ phần lớn đất đai của Cao Miên như trước. Sau chiến thắng này, Minh Mạng quyết định nhập toàn bộ vùng đất Cao Miên nằm trong quyền bảo hộ của Đại Nam vào lãnh thổ Đại Nam và đổi tên là Trấn Tây thành, khi Ang Chan II mất, mà không có con trai nối dõi.


Năm Minh Mạng thứ 16 (1836), Trương Minh Giảng đã dâng biểu xin được vua Minh Mạng chia Cao Miên thành 33 phủ là: Nam Vang, Kỳ Tô (Thời Thâu), Tầm Đôn (Tầm Giun), Tuy Lạp (Xui Rạp), Ba Nam (Ba Cầu Nam), Ba Lại (Ba Lầy), Bình Tiêm (Bông Xiêm), Kha Bát (Lợi Ỷ Bát), Lư Viên, Hải Đông (Bông Xui), Hải Tây (Phủ Lật), Kim Trường, Thâu Trung (phủ Trung), Ca Âu (Ca Khu), Vọng Vân, Trung Hà, Trưng Lai (Trưng Lệ), Sơn Phủ, Sơn Bốc, Tầm Vu (Mạt Tầm Vu), Khai Biên, Kha Lâm (Ca Rừng), Ca Thê, Lạp Cẩm, Bài Lô, Việt Long, Tôn Quảng, Biên Hóa, Di Chấn Tài, Ý Dĩ (Phủ Phủ), Chân Thành (Châu Chiêm) (sau thuộc huyện Hà Dương An Giang), Mật Luật (sau thuộc huyện Tây Xuyên An Giang), Ô Môn (sau thuộc huyện Phong Phú An Giang), và 2 man là Cân Chế và Cân Dò, rồi cử quan cai trị. Phế bỏ tước hiệu quan chức bản địa của Cao Miên, áp dụng quan chế nhà Nguyễn: cử Lê Đại Cương (sau được thay bằng Dương Văn Phong) làm Tham tán đại thần, cắt đặt các chức hiệp tán, đề đốc, lãnh binh, lang trung, viên ngoại lang, giáo thụ huấn đạo,... Dùng người Cao Miên làm bia tập bắn cho quân sĩ Việt. Lòng dân Cao Miên không phục, nhưng Trương Minh Giảng vẫn tâu về triều là họ tín phục.[32]


Phía Xiêm La


Gồm 5 đạo quân, có nhiệm vụ như sau:


Tuy rằng năm đạo trên cùng tiến, nhưng chủ đích chính là đánh lấy Chân Lạp và các tỉnh thuộc miền Nam nước Việt; nên chỉ có đạo quân thứ nhất và thứ hai là đông đảo và hùng mạnh; còn các đạo khác, chỉ cốt để phân tán lực lượng của quân Việt.


Phía Đại Nam


Vua Minh Mạng được tin báo cấp, liền xuống chiếu sai quan quân phòng ngự các nơi.


(theo wikipedia)
07 Tháng Chín 2015(Xem: 19864)
Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 19693)
"Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian."
04 Tháng Chín 2015(Xem: 18949)
"Trong diễn văn ở buổi lễ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi "xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước." - "Đức Tăng Thống Quảng Độ cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."
31 Tháng Tám 2015(Xem: 18035)
"Chánh thẩm Tòa án Tối cao Vassikiki Thanouwas đã tuyên thệ nhậm chức trong tư cách là vị nữ thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp hôm thứ Năm."
27 Tháng Tám 2015(Xem: 20389)
"...Những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?"
21 Tháng Tám 2015(Xem: 20681)
"Khoảng 1 tấn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi được nhập lậu về Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 21501)
"Indonesia đã đánh chìm 34 tàu nước ngoài bị bắt, trong đó có tàu của Việt Nam, nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi quốc đảo lớn nhất thế giới."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 24539)
Montreal - VH - "Theo tin từ Tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 15 (giờ Canada) sáng thứ Năm 20 tháng 8 năm 2015."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 19143)
"Theo RT ngày 18/8, ông Putin đã lên một chiếc tàu lặn mini chỉ có ba chỗ ngồi và tham gia chuyến thám hiểm ở độ sâu 83 mét ngoài khơi bờ biển Crimea."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 19972)
"Trung Quốc xác nhận hóa chất độc hại xyanua natri được cất chứa tại các nhà kho bị phá hủy trong những vụ nổ lớn ở thành phố cảng Thiên Tân mới đây."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 21379)
- "Khi hạ cánh xuống thủ đô Havana sáng thứ Sáu 14/8, ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Cuba trong 70 năm. Ông phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh rằng "đây là thời khắc lịch sử". - "Chỉ vài ngay sau khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, đầu tháng 3-2014 Nga đã nhanh chóng động binh chiếm giữ bán đảo Crimea - nơi Nga đang có căn cứ quân sự (Hạm đội biển Đen) thuê đất của Ukraine." -Võ Chí Công: chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạt ta ra…
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19928)
"phía Úc phải công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam cho biết rõ hành tung của những thuyền nhân vừa bị gởi trả về, cũng như bảo đảm an toàn cho tất cả những người này."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20006)
"Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 13/8 được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định là 6.4010 nhân dân tệ đổi lấy một đôla, giảm 1,1% so với mức 6.3306 ngày trước đó."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19207)
"Dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những "gã khổng lồ" trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70..."
11 Tháng Tám 2015(Xem: 21159)
"Trong quan hệ quốc tế hiện nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều tìm cách tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Việt Nam. Trung Quốc và Hoa Kỳ đều coi nhau là kẻ thù giả tưởng, sớm muộn hai nước cũng sẽ phải quyết chiến ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam trở thành tâm điểm 2 bên muốn lôi kéo, vì vậy có học giả hình dung trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung là thế chân vạc, nói cách khác trục quan hệ này là một bộ "Tam Quốc diễn nghĩa" thời hiện đại.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 18375)
"Lực lượng cảnh sát bờ biển Italy cho biết trong những ngày cuối tuần qua, hơn 1.000 di dân đã được cứu sống khi vượt Địa Trung Hải trong tình huống vô cùng nguy cấp."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 17984)
"Ông Roilo Golez, cựu dân biểu, đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chiến dịch bài hàng Trung Quốc lần này nhắm vào mặt hàng may mặc."