Tâm điểm SLD 2019 - Mỹ-Hoa đối đầu, nước nhỏ có thể làm gì?

31 Tháng Năm 20193:09 SA(Xem: 10648)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 31 MAY 2019


Tâm điểm SLD 2019 - Mỹ-Hoa đối đầu, nước nhỏ có thể làm gì?


Đông Phong


31/05/2019


Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ đóng vai trò "người dẫn dắt" các nước nhỏ vượt qua những thay đổi địa chính trị tại khu vực với bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn năm nay.


Lần đầu tiên sau nhiều năm, cả MỹTrung Quốc cùng gửi đến diễn đàn Đối thoại Shangri-La quan chức cấp bộ trưởng quốc phòng. Giới quan sát đang hy vọng sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn quỹ đạo của mối quan hệ song phương quan trọng này tại sự kiện năm nay ở Singapore.


Khai mạc vào tối 31/5, diễn đàn thường niên sẽ chứng kiến Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu tại các phiên họp toàn thể về an ninh khu vực và các biện pháp xây dựng lòng tin.


Trong phát biểu chủ đề, Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long được cho là sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định và mang tính xây dựng giữa hai siêu cường, cũng như những gì các nhỏ có thể làm trước những thay đổi địa chiến lược


image004

Khách sạn Shangri-La tại Singapore, nơi diễn ra diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters.


Mỹ - Trung đối đầu


Được xem là diễn đầu hàng đầu châu Á về an ninh khu vực, Đối thoại Shangri-La được tổ chức hàng năm bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London từ năm 2002.


Sự kiện kéo dài ba ngày diễn ra vào thời điểm Washington và Bắc Kinh leo thang căng thẳng thương mại. Cuộc chiến này đã bẻ cong tính toán tăng trưởng nhờ xuất khẩu và nhập khẩu của nhiều nước, ảnh hưởng đến đường hướng tương lai của mối quan hệ giữa các nước này với Mỹ và Trung Quốc, theo Straits Times.


Tuyên bố từ các quan chức, những người có ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ và Trung Quốc về quan hệ song phương dường như đang lấn át các vấn đề quan trọng khác sẽ được đưa ra tại diễn đàn, bao gồm lo ngại về cuộc đàm phán bị đình trệ với Triều Tiên, an ninh mạng và an ninh hàng hải.


Khi phát biểu tại Viện Brookings ở Mỹ, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không giữ cam kết về việc không quân sự hóa Biển Đông.


"Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống (Barack) Obama rằng họ sẽ không quân sự hóa các đảo. Những gì chúng ta thấy ngày nay là đường băng 3 km, kho chứa đạn dược, các hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay được triển khai thường xuyên", ông nói, kêu gọi hành động tập thể trong việc thực thi luật pháp quốc tế.


Trong một diễn biến khác, nói chuyện với các phóng viên trên đường tới Jakarta 29/5, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Shanahan nói rằng Trung Quốc vẫn là ưu tiên quốc phòng hàng đầu của ông mặc dù các mối đe dọa ở Trung Đông và Triều Tiên sẽ "tiêu tốn" thời gian của ông.


"Thực hiện Chiến lược Quốc phòng là ưu tiên hàng đầu của tôi, (và) Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu", ông được báo chí Mỹ dẫn lời.


Các quan chức Mỹ cho biết chuyến đi tới châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên của ông là "chuyến đi lắng nghe" và ông sẽ tìm cách trấn an các đồng minh về cam kết của Washington với an ninh khu vực.


Tiến sĩ Tim Huxley, Giám đốc điều hành IISS châu Á, nói rằng cùng với suy nghĩ của Washington về những thách thức từ Trung Quốc và Triều Tiên, ông Shanahan "dự kiến trình bày chi tiết hơn về cách Bộ Quốc phòng Mỹ tham gia vào việc vận hành Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở".


image006


Chiến hạm USS Chung Hoon, một trong hai tàu chiến của Mỹ tham gia hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông vào ngày 6/5, tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Ga Ven và Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters.


Trong khi đó, tướng Ngụy Phượng Hòa, người dẫn đầu phái đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tham gia cuộc đối thoại năm nay, sẽ nói về hợp tác an ninh quốc tế vào ngày 2/6 và cũng sẽ nhận câu hỏi từ các đại biểu.


Đây mới là lần thứ hai một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tham dự diễn đàn. Lần gần nhất Bắc Kinh gửi bộ trưởng quốc phòng đến Đối thoại Shangri-La là vào năm 2011, nhân kỷ niệm 10 năm tổ chức sự kiện, với sự tham dự của bộ trưởng quốc phòng lúc đó là Lương Quang Liệt.


"Phái đoàn quân đội nặng ký của Trung Quốc không chỉ bao gồm các chuyên gia về hợp tác quân sự quốc tế và quan hệ quốc phòng, mà còn bao gồm hai sĩ quan cao cấp có kinh nghiệm lãnh đạo của Bộ tư lệnh miền Nam Trung Quốc, khu vực phụ trách Biển Đông", ông Alexander Neill, nghiên cứu viên cấp cao IISS phụ trách Đối thoại Shangri-La, cho hay.


Theo các chuyên gia khác, sự tham gia của phái đoán cấp cao Trung Quốc báo hiệu việc Bắc Kinh có ý định tận dụng các dịp quan trọng để làm rõ hoặc bảo vệ quan điểm của họ.


Tiến sĩ Li Mingjiang, phó giáo sư và điều phối viên của chương trình Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược tại Singapore, nói với Straits Times rằng chuyến đi của tướng Ngụy có liên quan đến cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.


"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể cảm thấy rằng vấn đề đang ở thời điểm quan trọng, và họ nên sử dụng mọi cơ hội để giải thích lập trường của Trung Quốc", ông nói.


Phó giáo sư Li cho biết có vẻ như khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể là tâm điểm tại diễn đàn và nói thêm rằng Trung Quốc có thể muốn đưa ra một số đề xuất của riêng mình về cải thiện an ninh khu vực.


"Họ có thể không đề xuất những điều lớn lao, nhưng họ có thể nhấn mạnh sự hợp tác và an ninh khu vực nên bao trùm, thay vì độc quyền", ông nói.


Nước nhỏ có thể làm gì?

Trong bài phát biểu quan trọng vào tối 31/5, Thủ tướng Lý Hiển Long dự kiến nêu bật vai trò của Singapore và các nước nhỏ khác có thể đóng góp vào việc củng cố trật tự thế giới. Theo thông cáo từ IISS, ông Lý sẽ nhấn mạnh quan hệ Mỹ - Trung ổn định quan trọng thế nào với khu vực, cũng như việc các nước nhỏ như Singapore làm sao để vượt qua những thay đổi địa chính trị hiện tại.


image007

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, người sẽ có bài phát biểu chính tại Đối thoại Shangri-La 2019. Ảnh: Reuters.


"Các đại biểu trong và ngoài khu vực không thể tìm thấy người chỉ đường nào tốt hơn ông Lý, trước những thách thức an ninh mà khu vực đang đối mặt, trước việc làm thế nào các nước liên quan có thể đảm bảo tốt nhất sự ổn định liên tục", tiến sĩ John Chipman, Tổng giám đốc IISS, bình luận.


Diễn đàn năm nay sẽ chào đón 33 đại biểu cấp bộ trưởng và hơn 30 chỉ huy lực lượng quốc phòng và quan chức quốc phòng cấp cao, cũng như các học giả nổi tiếng từ 47 quốc gia tham dự, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Singapore hôm 30/5/2019 (Zing)
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17813)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thì đánh giá tình huống xảy ra tuần trước « không phải là một hành động mang tính chuyên nghiệp. Hoa Kỳ sẽ không hợp tác với Nga chừng nào Matxcơva có một chiến lược rõ ràng ».
13 Tháng Mười 2015(Xem: 17315)
"Trong cuộc biểu quyết ngày Chủ nhật 11/10/2015, hai phần ba dân biểu quốc hội Nepal đã bầu thủ tướng mới trong khuôn khổ bản Hiến pháp ban hành vào tháng 9 vừa qua. Khadga Prashad Sharma Oli, 63 tuổi,lãnh đạo thuộc xu hướng ôn hòa trong đảng Cộng sản Mác-Lênin, đắc cử".
13 Tháng Mười 2015(Xem: 17115)
"Họa sĩ Mohammed Karim Nhaya, vừa thêm những nét cuối cùng trên bức chân dung Putin mà ông đang thực hiện, vừa giải thích lý do vì sao ông muốn Nga can thiệp vào Irak : « Người Nga đã gặt hái được nhiều thành quả », trong lúc mà « Hoa Kỳ và các đồng minh đã oanh kích từ một năm nay mà không đi đến đâu cả ».
11 Tháng Mười 2015(Xem: 18273)
"Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 10 dẫn tờ "The Sunday Age" Australia ngày 8 tháng 10 đưa tin, tại một hội nghị hải quân tổ chức ở Sydney vào ngày 7 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã lên tiếng lên án, cảnh cáo đối với Trung Quốc".
11 Tháng Mười 2015(Xem: 18053)
"Hôm thứ Năm, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đả kích điều ông gọi là “quan điểm chống di dân” ngày càng tăng trong chính trường Hoa Kỳ. Hành động của ông Obama được coi như lời chỉ trích ngầm nhắm vào nhiều ứng cử viên tổng thống nổi bật của đảng Cộng hòa".
11 Tháng Mười 2015(Xem: 21065)
- "Theo báo Mỹ, Nga không kích Syria là để đẩy giá dầu tăng lên, củng cố khả năng cầm quyền của ông Putin, sẽ gặp Saudi Arabia thời gian tới để bàn giá dầu. - Tờ "Tin tức phố Wall" Mỹ ngày 5 tháng 10 cho rằng, mặc dù từ chối hợp tác với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để giảm sản lượng, nhưng Nga hoàn toàn không để mặc cho giá dầu quanh quẩn ở mức thấp".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18675)
"Cờ Palestine được kéo lên lần đầu tiên tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York cùng với cờ của tất cả 193 quốc gia thành viên".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 17923)
"Ông Roilo Golez, kêu gọi Liên hiệp quốc và UNEP « điều tra và có hành động thích đáng » đối với những hoạt động bồi đắp đảo, mà đã tàn phá các rạn san hô ở Biển Đông".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 17922)
"Tổng thống Mỹ Barack Obama cổ xúy cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, một ngày sau khi 12 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đạt thỏa thuận tự do thương mại này ở Atlanta."
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18150)
"Los Angeles Times ngày 7/10 bình luận, kết quả "canh bạc quân sự táo bạo" của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Syria đã rõ ràng, nhưng trong ngắn hạn kẻ thất bại lại dường như là Tổng thống Mỹ Barack Obama"
06 Tháng Mười 2015(Xem: 17477)
TTO - Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Atlanta (Mỹ) đã đạt được thỏa thuận vào lúc tối nay 5-10 (giờ VN).
04 Tháng Mười 2015(Xem: 18182)
"Ngoại trưởng Sergei Lavrov khi được hỏi về việc liệu Nga có kế hoạch mở rộng chiến dịch không kích IS vào lãnh thổ Iraq sau Syria hay không. Ông Lavrov cho biết: "Chúng tôi là những người lịch sự, chúng tôi không đến, nếu họ không mời".
04 Tháng Mười 2015(Xem: 17695)
"Tổng thống Pháp François Hollande không dấu e ngại Syria bị chia đôi lãnh thổ và toàn vùng Trung Đông sẽ bị hai hệ phái Shia và Sunni lôi vào vòng chiến. Tổng thống Pháp kêu gọi Vladimir Putin ưu tiên tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo." Google Images
01 Tháng Mười 2015(Xem: 19146)
"Một điểm rất đáng chú ý trong bản thông cáo là ba Ngoại trưởng Ấn, Nhật và Mỹ đã nêu bật mối quan ngại về tình hình Biển Đông khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của « quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền làm thương mại mà không bị cản trở, kể cả ở vùng Biển Đông ».
01 Tháng Mười 2015(Xem: 19972)
"Câu chuyện bắt đầu từ một cú điện thoại từ một nhà ngoại giao Nga cho người tương nhiệm ở Baghdad để nói rằng "Chúng tôi có vài điều thú vị để nói với ông".
29 Tháng Chín 2015(Xem: 19685)
"Chiếc tàu dài 8 mét bị đắm sau khi xuất phát. Những người chết đuối hôm Chủ nhật do bị kẹt trong khoang tàu, theo tin của hãng thông tấn Dogan."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 19301)
- Thượng đỉnh Hoa-Mỹ lần thứ ba (9.2015): Bàn về khí hậu môi trường địa cầu; chương trình hạt nhân của Iran; mua và lập nhà máy Boeing nhiều tỉ đô; an ninh mạng; nhưng, lặng như tờ "Canh bạc quốc tế Biển Đông". - "Cái bẫy Thucydides là gì?: Cái bẫy này được đặt theo tên nhà sử gia nói tới những căng thẳng về cấu trúc xã hội khi có một thế lực mạnh lên một cách nhanh chóng - giống như Trung Quốc lúc này - làm thay đổi cán cân quyền lực đối với một đối thủ cạnh tranh vốn đã xác lập được vị thế từ trước, và do vậy dẫn tới chiến tranh." Photo: AP
27 Tháng Chín 2015(Xem: 18659)
"Có khoảng 20 viên tướng học giả chuyên lo vạch chính sách để tham mưu cho Tập Cận Bình thông qua các cuộc giao ban Quân ủy trung ương hàng tuần mà Bộ Ngoại giao không có mặt ở đó."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 20275)
"Các nhà lập pháp phe Cộng Hoà đã bầy tỏ sự chống đối mạnh mẽ của mình bằng nhiều hình thức chẳng lấy gì làm khôn ngoan và thông minh cho lắm."