Nhà sáng lập WikiLeaks có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ xét xử

12 Tháng Tư 20193:39 SA(Xem: 11541)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU ÂU - THỨ SÁU 12 APRIL 2019


Nhà sáng lập WikiLeaks có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ xét xử


image018

Phúc Duy


11/04/2019


Cảnh sát Anh ngày 11.4 bắt giữ và lôi nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London, mở đường cho việc dẫn độ ông sang Mỹ để bị xét xử về tội trộm và rò rỉ tài liệu mật.


Ít nhất 7 cảnh sát áp giải nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London


Ảnh chụp màn hình Ruptly


Đoạn video của hãng tin Nga Ruptly cho thấy ông Assange tóc và râu dài bạc phơ gào thét “nước Anh hãy kháng cự” lúc bị cảnh sát giải ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London, nơi ông tị nạn suốt 7 năm qua để tránh bị dẫn độ sang Mỹ.


Sở cảnh sát London ban đầu thông báo bắt giữ ông Assange sau khi “được Đại sứ mời và chính phủ Ecuador rút quy chế tị nạn, tước quyền công dân đối với công dân người Úc này”, theo Reuters. Nhà sáng lập WikiLeaks bị tạm giam tại một đồn cảnh sát ở London, đang đối mặt với cáo buộc trốn nộp tiền bảo lãnh và không xuất hiện trước tòa.


Sau đó, sở cảnh sát London cập nhật thông báo rằng lệnh bắt được đưa ra theo yêu cầu dẫn độ từ phía Mỹ.


Vài giờ sau, ông Assange ra hầu tòa với cáo buộc trốn nộp tiền bảo lãnh và không xuất hiện trước tòa hồi 2012. Thẩm phán Emma Arbuthnot tuyên bố ông Assange sẽ bị tạm giam chờ tuyên án và tiếp tục hầu tòa vào ngày 2.5 để xử lý yêu cầu dẫn độ sang Mỹ với cáo buộc tấn công mạng, trộm tài liệu mật. Ở Anh, ông Assange đối mặt với bản án 12 tháng tù và tại Mỹ có thể lên tới 5 năm tù.


image026

Các phóng viên vây quanh xe chở ông Assange đến tòa án Westminster ở thủ đô London  Reuters


Ông Assange tị nạn trong đại sứ quán Ecuador kể từ năm 2012 nhằm tránh bị giải độ sang Thụy Điển và Mỹ. Giới chức Thụy Điển muốn thẩm vấn ông Assange bị cáo buộc tấn công tình dục. Các công tố viên Thụy Điển sau đó đã hủy bỏ cuộc điều tra nghi án vào năm 2017 nhưng khẳng định có thể mở lại nếu tình hình thay đổi, theo AFP.


Dù bác bỏ cáo buộc hiếp dâm, nhưng ông Assange từ chối đến Thụy Điển để trả lời chất vấn của các công tố viên vì sợ sẽ bị dẫn độ sang Mỹ xét xử. Washington đã cuộc điều tra sau khi WikiLeaks rò rỉ hàng trăm ngàn tài liệu mật về ngoại giao và quân sự của Mỹ trong năm 2010.


Ông Assange luôn cho rằng bản thân bị Washington truy nã bí mật vì công bố các tài liệu mật được cho là nêu chi tiết tội ác chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan và Iraq, theo AFP.


Chính phủ Mỹ lâu nay từ chối xác thông tin đã âm thầm ban hành cáo trạng chống lại Assange. Tuy nhiên, đến hôm nay (11.4), Bộ Tư pháp Mỹ chính thức xác nhận Assange bị truy tố về tội âm mưu cấu kết với cựu chuyên viên phân tích thông tin tình báo Mỹ Chelsea Manning (đã mãn hạn tù) để tấn công, thâm nhập hệ thống máy tính, trộm tài liệu mật hồi tháng 3.2010. “Nếu bị buộc tội, ông Assange sẽ đối diện với mức án cao nhất là 5 năm tù giam”, theo thông báo.


image025

Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange trong xe cảnh sát sau khi bị bắt ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London Reuters


Luật sư Barry Pollack lên án động thái bắt giữ thân chủ Assange là “nỗ lực chưa có tiền lệ của Mỹ nhằm dẫn độ nhà báo nước để chịu tội hình sự vì đăng tải thông tin chân thật”, theo AFP. WikiLeaks đồng thời cáo buộc Ecuador chấm dứt quy chế tị nạn là “bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế”.


Mối quan hệ giữa ông Assange với quốc gia cho phép tị nạn trở nên xấu đi sau khi chính phủ Ecuador cáo buộc WikiLeaks rò rỉ thông tin nhạy cảm về đời sống cá nhân của Tổng thống nước này Lenin Moreno (đắc cử hồi năm 2017).


Bộ Ngoại giao Ecuador ngày 11.4 thông báo ông Assange vi phạm quy chế tị nạn, phối hợp với 2 tin tặc Nga (đang sống ở Ecuador) can dự vào vấn đề nội bộ của nước này.


Dù vậy, Tổng thống Moreno khẳng định ông đã yêu cầu phía Anh phải đảm bảo rằng Assange sẽ “không bị dẫn độ đến một quốc gia nơi ông có thể bị tra tấn hoặc lãnh án tử hình”. “Chính phủ Anh đã xác nhận sẽ thực hiện yêu cầu của tôi theo đúng pháp luật của nước này”, ông Moreno cho biết thêm.


Trong khi đó, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích động thái của Anh là chống lại tự do dân chủ. Trong buổi họp báo, khi phóng viên đặt câu hỏi liệu rằng Nga sẽ cho ông Assange tị nạn, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ đáp: “Chúng tôi kỳ vọng Anh phải đảm bảo quyền cơ bản của nhà sáng lập WikiLeaks”.


T

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết: “Julian Assange không phải là anh hùng vì trốn tránh sự thật trong nhiều năm liền. Số phận của người này nên được định đoạt theo hệ thống pháp lý của chúng tôi”. Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố: “Không ai đứng trên pháp luật”.


Còn Ngoại trưởng Úc Marise Payne tuyên bố sẽ hỗ trợ lãnh sự cho công dân Assange và bà tin rằng ông được đối xử công bằng theo đúng thủ tục pháp lý ở Anh.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 15715)
"Hãng tin Belga cho biết có những tiếng súng nổ cùng với những tiếng hô to bằng tiếng Ả Rập trước khi xảy ra 2 vụ nổ đầu tiên tại khu vực dành cho khách đi của phi trường, làm vỡ cửa kính của toà nhà".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 15384)
Những tiếng hô "Nước Mỹ", "Obama" vang vọng trên con phố nơi Tổng thống Obama và gia đình cầm ô đi dạo dưới mưa.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 16988)
Ông Obama nói với một đám đông tại đại hí viện lịch sử El Gran Teatra de Havana: "La Habana chỉ cách Florida có 145 kilomet, nhưng để đến đây, chúng ta đã phải đi một quãng đường lớn vượt qua các rào cản lịch sử và chủ thuyết, những rào cản của đau khổ và chia cách.” - Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962
21 Tháng Ba 2016(Xem: 16339)
TT Obama nói đùa rằng, "Thời năm 1928, Tổng thống (Calvin) Coolidge đến (Cuba) trên một chiến hạm. Phải mất ba ngày ông ấy mới đến được đây. Tôi chỉ mất có ba giờ."
17 Tháng Ba 2016(Xem: 15879)
Khi loan báo tại Vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama tuyên bố: “Tôi đã chọn một người được nhiều người thừa nhận không những là một trong những đầu óc pháp lý sáng suốt nhất nước Mỹ, mà còn là người đem vào công việc của mình một tinh thần đạo đức, khiêm cung, lương thiện, công bằng và xuất sắc”.
17 Tháng Ba 2016(Xem: 14739)
“Sáng 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng hai để rà soát danh sách đó, và 100% các đại biểu dự hội nghị hiệp thương vòng 2 hôm nay đã biểu quyết và tán thành cả 87 người ứng cử vào đại biểu quốc hội khóa 14, trong đó có 39 người do các cơ quan đoàn thể giới thiệu, và 48 người tự ứng cử".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 15532)
"Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?"
13 Tháng Ba 2016(Xem: 17177)
"Ngày 10/3, tàu vỏ thép mang hiệu số ĐNa 90777 TS chính thức hạ thủy thành công trong niềm vui của nhiều ngư dân Đà Nẵng… Đây là tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ đầu tiên ở Đà Nẵng hạ thủy".
10 Tháng Ba 2016(Xem: 16198)
"Theo báo chí Việt Nam, tàu cá mang số hiệu KH 96440 TS của tỉnh Khánh Hòa với 5 ngư dân trên khoang đã bị chìm tại khu vực cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa 41 hải lý về hướng Đông Nam".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 14836)
"Ông Minh nói rằng, Hải Nam có hơn 100 ngàn ngư dân. Chính quyền Hải Nam đã cung cấp hỗ trợ cho lực lượng này trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu cho ngư dân đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời ngư dân được chính phủ Trung Quốc "đào tạo năng lực tự vệ".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 15623)
"Cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr cho rằng việc triển khai tàu chiến tới biển Đông là "chiến lược mạo hiểm". Ông Conroy nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang nhìn thấy hành vi rất hiếu chiến từ Trung Quốc – triển khai máy bay quân sự, đội tên lửa, không có sự giải thích, không phù hợp với các tuyên bố trước đây nói rằng họ sẽ không chấp thuận hệ thống luật lệ quốc tế".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 15945)
"Vụ tranh chấp này là giữa chính phủ liên bang Nhật và chính quyền địa phương trên đảo Okinawa. Chính phủ của Thủ tướng Abe muốn dời căn cứ không quân Futenma tới một địa điểm ít dân cư hơn của Okinawa, nơi tọa lạc các cơ sở quân sự khác của Mỹ. Các chính quyền địa phương thì muốn căn cứ không quân phải rời hẳn khỏi đảo Okinawa".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 15824)
"Emadeldin Elsayed, một sinh viên 23 tuổi tới từ Cairo, đang ra trước một thẩm phán di trú ở Los Angeles sau khi tải lên trang Facebook của anh những dòng chữ nói rằng anh sẵn sàng nhận bản án chung thân vì giết ông Trump. Anh sinh viên nói anh tin rằng thế giới sẽ cảm ơn anh!".
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16454)
"Mặc dù cho tới nay chưa tham gia tuần tra chung với hải quân Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông, nhưng Úc vẫn ủng hộ quan điểm của Mỹ..."
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16353)
"Tổ chức Di dân Quốc tế loan báo họ đang gia tăng những nỗ lực để đưa di dân Châu Phi bị lạm dụng và ngược đãi ở Libya về nước".
01 Tháng Ba 2016(Xem: 17725)
"Các cuộc đụng độ nổ ra khi nhà chức trách tháo dỡ lều trong trại tỵ nạn được gọi là Jungle tại cảng Calais, Pháp".