Putin: Hỏa tiễn Nga bắn vào Mỹ nhanh hơn hỏa tiễn Mỹ bắn vào Nga

26 Tháng Hai 20197:36 CH(Xem: 11596)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 27 FEB 2019


Hỏa tiễn Nga bắn vào Mỹ nhanh hơn hỏa tiễn Mỹ bắn vào Nga


Truyền hình Nga công bố các mục tiêu hạt nhân ở Mỹ


26/02/2019


image012


Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Truyền hình nhà nước Nga đã cho phát sóng danh sách các cơ sở quân sự Mỹ mà Moscow tuyên bố sẽ trở thành mục tiêu trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến hạt nhân.


Một trong các mục tiêu được nêu lên gồm Lầu Năm Góc và khu nghỉ dưỡng Camp David của tổng thống ở Maryland.


Theo Reuters, truyền hình Nga còn nói thêm rằng một quả tên lửa siêu thanh mà Nga đang phát triển có thể đánh trúng những nơi này trong vòng chưa đầy 5 phút nếu được bắn đi từ tàu ngầm của Nga.


Chương trình trên được phát sóng hôm 24/2, vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Moscow sẵn sàng về mặt quân sự cho một cuộc khủng hoảng tên lửa giống như từng xảy ra giữa Mỹ với Cuba nếu Washington muốn vậy.


Người dẫn chương trình Dmitry Kiselyov, một người thân cận với Kremlin, nói rằng các mục tiêu khác còn có trung tâm chỉ huy quân sự của Mỹ ở tiểu bang California và Washington./


Putin: sẵn sàng cho một cuộc ‘khủng hoảng tên lửa Cuba’ nữa nếu Mỹ muốn


21/02/2019


image011


Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Tổng thống Vladimir Putin nói Nga đã sẵn sàng về mặt quân sự cho một cuộc “khủng hoảng tên lửa kiểu Cuba” nếu Hoa Kỳ dại dột muốn như vậy, và Moscow đang giữ ưu thế khi tấn công hạt nhân trước, theo Reuters.


Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra vào năm 1962 khi Moscow đáp trả việc triển khai tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đưa tên lửa đạn đạo tới Cuba – đẩy thế giới tới bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.


Hơn năm thập niên sau, căng thẳng đang gia tăng trở lại vì Nga lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu sau khi thoát khỏi ràng buộc từ việc rút khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí thời chiến tranh Lạnh.


Phát biểu của ông Putin được đưa ra cho truyền thông Nga vào cuối ngày 20/2/2019, theo sau cảnh báo của ông trước đó rằng Moscow sẽ đáp trả tương ứng với bất kỳ động thái nào của Hoa Kỳ trong việc triển khai các tên lửa mới gần nước Nga hơn bằng việc lắp đặt tên lửa của mình gần Mỹ hơn, hoặc bằng cách triển khai tên lửa nhanh hơn, hoặc bằng cả hai biện pháp.


Đây là lần đầu tiên ông Putin đưa ra cảnh báo một cách chi tiết, nói rằng Nga có thể triển khai tên lửa siêu thanh trên các tàu và tàu ngầm ẩn nấp bên ngoài lãnh hải Hoa Kỳ nếu Washington chuyển sang triển khai vũ khí hạt nhân tầm trung ở châu Âu.


“Chúng ta đang nói về phương tiện vận chuyển hải quân: tàu ngầm hoặc tàu nổi. Và chúng ta có thể đặt chúng, với tốc độ và tầm bắn của tên lửa của chúng ta... trong vùng lãnh hải chung. Thêm vào đó, chúng không đứng yên mà di chuyển và họ sẽ phải tìm ra chúng”, Reuters dẫn lại lời ông Putin theo văn bản từ Điện Kremlin.


“Anh tính đi. Số Mach là 9 (tốc độ của tên lửa) và hơn 1.000 km (tầm bắn của tên lửa)”.


Vi phạm hiệp ước


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bác bỏ cảnh báo trước đó của ông Putin là “tuyên truyền”, nói rằng đó là kế hoạch nhằm chuyển sự chú ý ra khỏi cáo buộc của Washington là Nga vi phạm Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).


Hiệp ước cấm Nga và Hoa Kỳ lắp đặt các tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu. Hiệp ước này đang trong giai đoạn cáo chung, làm gia tăng triển vọng về một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Washington và Moscow.


Ông Putin nói rằng ông không muốn có một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, nhưng ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc hành động nếu như Washington triển khai tên lửa mới ở châu Âu, mà một số trong đó, theo lời ông, có thể tấn công Moscow trong vòng 10-12 phút.


Tổng thống Nga nói rằng phản ứng của hải quân Nga đối với một động thái như vậy là Nga có thể tấn công Hoa Kỳ nhanh hơn SO VỚI các tên lửa của Mỹ được triển khai ở châu Âu có thể tấn công Moscow vì thời gian bay sẽ ngắn hơn.


“Điều đó sẽ không có lợi cho họ, ít nhất là theo lúc này. Đó là điều chắc chắn”, ông Putin nói.


Tổng thống Nga nói thêm rằng quan hệ giữa Moscow và Washington đã căng thẳng, nhưng những căng thẳng đó không thể so sánh với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.


“Chúng (căng thẳng) không phải là lý do gia tăng đối đầu so với các cấp độ của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba trong những năm 1960. “Trong bất kỳ tình huống nào không như chúng ta mong muốn”, ông Putin nói. “Nếu ai muốn điều đó, thì OK, xin mời. Tôi đã nói hôm nay rằng điều đó có nghĩa là gì. Hãy để cho họ tính toán (thời gian bay của tên lửa)”.