Nga, Mỹ - Úc, Nhật tham dự vào Biển Đông có hạn chế được tham vọng bành trướng?

25 Tháng Mười Một 20187:01 CH(Xem: 11545)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 26 NOV 2018


Nga, Mỹ - Úc, Nhật tham dự vào Biển Đông có hạn chế được tham vọng bành trướng?


Hồng Thủy


24/11/18


(GDVN) - Chí ít, ý đồ của Trung Quốc ngăn cản hợp tác bình thường giữa các nước ven Biển Đông với các siêu cường khác thông qua COC sẽ không thể thành hiện thực.


Hãng thông tấn TASS ngày 23/11 đưa tin, một lực lượng đặc nhiệm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tiến hành cuộc tập trận chung với hải quân Brunei trên Biển Đông.


Về phía hải quân Nga có sự tham gia của tàu tuần dương mang tên lửa Varyag, tàu khu trục Admiral Panteleyev và tàu tiếp liệu Boris Butoma.


Các tàu quân sự Nga đã có chuyến thăm cập cảng Muara, Brunei, sau khi rời cảng hai bên tiến hành cuộc tập trận chung với các khoa mục tìm kiếm cứu nạn, diễn tập chiến thuật...ngoài Biển Đông.


Đội tàu quân sự Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã rời đại bản doanh Vladivostok ngày 1/10 để tham gia một số cuộc tập trận chung với Ấn Độ, Brunei. Trước đó các tàu Nga đã ghé thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. [1]


image001

Tuần dương hạm tên lửa dẫn đường Varyag, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, ảnh: TASS.


Sự hiện diện của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trên Biển Đông trở nên đáng chú ý khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bay sang Singapore dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vắng mặt.


Đó có thể là một chỉ dấu của việc Moscow muốn tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, kể cả về kinh tế thương mại lẫn an ninh, địa chính trị, trong đó có Biển Đông.


Đây là lần đầu tiên ông Vladimir Putin tham gia diễn đàn này kể từ khi Nga gia nhập cơ chế hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2011.


image002

Phó tổng thống Mike Pency đang trao đổi với Cố vấn An ninh Hoa Kỳ John Bolton, Tổng thống Putin ngồi kế bên trong hội nghị ASEAN + ở Singapore hôm 12/11/2018. Reuters


Trong một động thái khác, Forbes ngày 22/11 cho biết, Mỹ và Úc đang nỗ lực chế ngự tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte "từ bỏ".


Hai nước đồng minh này đang hợp tác để phát triển căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus. Căn cứ này sẽ là một phần trong các nỗ lực để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.


image003


Tuy nhiên theo nhà phân tích Jeffrey Borda từ Washington, nếu Mỹ muốn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, phòng thủ thôi chưa đủ.


Trung Quốc có chiến lược dài hạn và không kém tập trung vào việc sử dụng các công cụ sức mạnh khác, như đầu tư và thương mại.


image004

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Rappler.


Ngày 15/11 The Straits Times dẫn lời ông Rodrigo Duterte nói về Biển Đông:


"Trung Quốc đang ở đó. Đấy là một thực tế. Mỹ và các nước khác nên nhận ra rằng họ đang hiện diện ở đó."


Rõ ràng ông Rodrigo Duterte lo ngại rằng đất nước mình có thể bị mắc kẹt trong một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.


Bắc Kinh đã cung cấp cho Manila một cái gì đó mà Washington không thể: lời hứa hòa bình và quan hệ đối tác thịnh vượng với các điều khoản riêng.


Tuy nhiên hứa là một chuyện, còn có thực hiện lời hứa hay không lại là chuyện khác. [2]


Còn với Thủ tướng Nhật Bản, chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của ông Shinzo Abe trong suốt 7 năm qua diễn ra suôn sẻ hôm 25/10, hai bên đồng ý đóng vai trò xây dựng hơn cho hòa bình, thịnh vượng trong khu vực cũng như quốc tế.



 image005

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có chuyến thăm chính thức Trung Quốc ngày 15/11, ảnh: SCMP.


Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ông Shinzo Abe sẽ hạn chế các mối quan tâm của mình trong một số lĩnh vực chính.


Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 ngày 15/11, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra một thông điệp cảnh báo rõ ràng với Trung Quốc:


Những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể ảnh hưởng đến sự thịnh vượng bền vững của khu vực.


Tokyo sẽ thúc đẩy các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng để đảm bảo tính cởi mở, minh bạch, hiệu quả kinh tế cũng như tính thanh khoản bền vững của các khoản nợ với các quốc gia vay vốn.


Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 13 tổ chức cùng ngày 15/11, Thủ tướng Shinzo Abe thể hiện rõ ràng mối quan tâm nghiêm túc với BIển Đông. Ông khẳng định:


"Hành động đơn phương tìm cách thay đổi hiện trạng thông qua quân sự hóa các cấu trúc đại lý tranh chấp đe dọa lợi ích của các quốc gia sử dụng chung tài nguyên ở Biển Đông và toàn bộ khu vực."


Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh tầm nhìn của mình về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở không loại trừ bất kỳ quốc gia nào, mà mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực.


Lãnh đạo Nhật Bản cũng chia sẻ với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, chỉ trích sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, kêu gọi nhanh chóng hoàn tất đàm phán hiệp ước Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bao gồm Trung Quốc. [3]


Với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, Úc, Nga vào khu vực Đông Nam Á nói chung,


Biển Đông nói riêng, mưu đồ thúc đẩy COC với điều kiện gạt các nước ngoài khu vực ra khỏi Biển Đông,


ngăn chặn các nước ven Biển Đông hợp tác kinh tế, quân sự an ninh với các nước khác ngoài khu vực của Bắc Kinh gần như không thể trở thành hiện thực.


Đồng thời, các cường quốc tham gia sâu hơn vào Biển Đông cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ xung đột, tính toán sai lầm và ngăn chặn nguy cơ các hành động phiêu lưu quân sự như Trung Quốc đã từng làm những năm trước đây.


Nguồn:


[1]http://tass.com/defense/1032117


[2]https://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/2018/11/22/us-and-australia-try-to-tame-chinas-south-china-sea-ambitions-as-duterte-gives-up/#144952f52683


[3]https://thediplomat.com/2018/11/japans-subtle-china-strategy-on-display/


Hồng Thủy


- Cố vấn an ninh Mỹ: "khai thác tài nguyên ở South China Sea với Trung Quốc hoặc không có sự hợp tác của TQ".


- Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn trở lại Cam Ranh.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 18966)
"Kim Lạn Vinh cho biết, Bắc Kinh muốn bố trí một điểm dừng chân tại Hawaii trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì đó là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đơn vị rất quan trọng trong chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông."
07 Tháng Chín 2015(Xem: 20084)
Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 19937)
"Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian."
04 Tháng Chín 2015(Xem: 19112)
"Trong diễn văn ở buổi lễ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi "xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước." - "Đức Tăng Thống Quảng Độ cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."
31 Tháng Tám 2015(Xem: 18189)
"Chánh thẩm Tòa án Tối cao Vassikiki Thanouwas đã tuyên thệ nhậm chức trong tư cách là vị nữ thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp hôm thứ Năm."
27 Tháng Tám 2015(Xem: 20571)
"...Những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?"
21 Tháng Tám 2015(Xem: 20792)
"Khoảng 1 tấn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi được nhập lậu về Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 21648)
"Indonesia đã đánh chìm 34 tàu nước ngoài bị bắt, trong đó có tàu của Việt Nam, nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi quốc đảo lớn nhất thế giới."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 24690)
Montreal - VH - "Theo tin từ Tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 15 (giờ Canada) sáng thứ Năm 20 tháng 8 năm 2015."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 19289)
"Theo RT ngày 18/8, ông Putin đã lên một chiếc tàu lặn mini chỉ có ba chỗ ngồi và tham gia chuyến thám hiểm ở độ sâu 83 mét ngoài khơi bờ biển Crimea."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20087)
"Trung Quốc xác nhận hóa chất độc hại xyanua natri được cất chứa tại các nhà kho bị phá hủy trong những vụ nổ lớn ở thành phố cảng Thiên Tân mới đây."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 21550)
- "Khi hạ cánh xuống thủ đô Havana sáng thứ Sáu 14/8, ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Cuba trong 70 năm. Ông phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh rằng "đây là thời khắc lịch sử". - "Chỉ vài ngay sau khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, đầu tháng 3-2014 Nga đã nhanh chóng động binh chiếm giữ bán đảo Crimea - nơi Nga đang có căn cứ quân sự (Hạm đội biển Đen) thuê đất của Ukraine." -Võ Chí Công: chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạt ta ra…
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20104)
"phía Úc phải công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam cho biết rõ hành tung của những thuyền nhân vừa bị gởi trả về, cũng như bảo đảm an toàn cho tất cả những người này."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20168)
"Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 13/8 được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định là 6.4010 nhân dân tệ đổi lấy một đôla, giảm 1,1% so với mức 6.3306 ngày trước đó."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19470)
"Dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những "gã khổng lồ" trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70..."