Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet

08 Tháng Mười Một 201810:32 CH(Xem: 15107)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 09 NOV 2018


Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet


Posted on 08/11/2018 by The Observer


image003


Tác giả: Jyrki Lyytikkä & Teemu Hallamaa | Biên dịch: Việt Xuân


Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm giám sát mạng internet mà các nước thiếu dân chủ quan tâm.


Ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có tất cả 1800 camera giám sát cuộc sống hàng ngày của thành phố. Mạng lưới camera giám sát công cộng và tư nhân liên tục cung cấp những hình ảnh chính xác cho dịch vụ đám mây. Luồng hình ảnh được phân tích bằng thiết bị thông minh nhận diện các khuôn mặt.


Huawei đã quảng cáo việc thiết lập hệ thống thông minh cho thành phố một cách an toàn của mình. Tội phạm ở Nairobi gần như đã giảm đi một nửa khi hệ thống này được lắp đặt.  Bên cạnh việc ngăn ngừa và chống tội phạm, việc sử dụng kỹ thuật thông minh cho còn giúp tiết kiệm nước. Ở một số thành phố, các chuyến xe buýt có thể trả tiền vé bằng thiết bị nhận diện khuôn mặt. Hệ thống cũng có thể dùng để giám sát người dân và giúp giảm chống đối về chính trị.


Trung Quốc thiết lập mạng châu Phi


Các dự án an ninh thành phố của Huawei là một phần trong quyết tâm mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm mở rộng kỹ năng công nghệ của họ ra thế giới, nhất là Trung Đông và châu Phi. Tham vọng này được định hình thành dự án được Trung Quốc gọi là con đường tơ lụa kỹ thuật số – “digital Silk Road”. Ba năm trước, Trung Quốc khởi xướng Sáng kiến Một vành đai, một con đường (Belt and Road Initiative – BRI), nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng khổng lồ để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc ra thế giới. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, Trung Quốc đặt cho mình mục tiêu xây dựng sự kết nối mạng xuyên biên giới và nâng cao hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền thông.


Với danh nghĩa dự án “Con đường Tơ lụa”, ZTE – Công ty truyền thông Trung Quốc đang xây dựng mạng điện thoại di động ở Ethiopia và kéo đường cáp quang ở Afghanistan. Các nước khác có thể kể đến là Nigeria, Lào, Sri Lanka, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Huawei thì đang cam kết đầu tư hơn 1 tỉ USD để nâng cấp mạng Internet ở Cameroon, Kenya, Zimbabwe, Togo và Niger.


Ở Uganda, Trung Quốc còn cung cấp cho hệ thống chính quyền kỹ thuật giám sát mạng xã hội, hay dưới tên gọi chính thức “an ninh mạng chống tội phạm”. Phương tiện Nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc đang được dùng ở các sân bay và các trạm kiểm soát ở biên giới của Zimbabwe.


Phiên bản Internet Tập Cận Bình


Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc được truyền thông nói đến với các dự án BRI. Dĩ nhiên, về nhiều mặt dự án có tính đổi mới nhiều hơn việc xây dựng hệ thống đường sắt hay cảng biển. Thông qua con đường tơ lụa kỹ thuật số kéo dài, Trung Quốc có thể mở rộng chiến lược mạng lưới internet của mình, trong đó internet trợ giúp việc điều hành, quản lý.


Điểm trung tâm trong chiến lược internet của Trung Quốc là quyền tự quyết định của nhà nước. Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng nói nhiều lần về vấn đề chủ quyền trên internet. Ý tưởng trọng tâm của nó là nhà nước kiểm soát phạm vi của internet giống như giám sát không phận của quốc gia. Bởi vì các đường cáp quang về mặt vật lý chạy trong phạm vi biên giới của quốc gia nên nhà nước có quyền kiểm soát mạng viễn thông đó.


Ví dụ điển hình nhất cho việc kiểm soát đó của Trung Quốc là tường lửa ngăn chặn các trang, các ứng dụng mà chính quyền không muốn người Trung Quốc truy cập và sử dụng. Nhiều cách khác cũng được dùng để kiểm soát người dân xung quanh mạng tường lửa của Trung Quốc. Tháng sáu năm ngoái, luật an ninh mạng mới có hiệu lực ở Trung Quốc, trong đó việc kiểm soát internet của chính quyền được thắt chặt hơn.  Ngay trước luật này tổ chức Ngôi nhà Tự do đánh giá về tự do ngôn luận đã xếp Trung Quốc là nước chà đạp lên tự do internet.


Hiện nay tình hình con trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh việc kiểm duyệt thông thường, luật an ninh mạng cũng hạn chế việc giấu tên trên mạng. Nó bắt buộc các công ty tuân thủ và báo cáo về những ngoại lệ trong dịch vụ mạng. Các công ty còn phải cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho nhà chức trách để họ buộc công ty chấm dứt hoạt động trong những trường hợp được coi “đe dọa cao về an ninh”. Các phương pháp mã hóa của viễn thông cần phải được chính quyền Trung Quốc phê duyệt và các nhà quản lý cơ sở hạ tầng mạng phải tiết lộ mã nguồn phần mềm của họ cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.


Những quy định này gây nguy hiểm cho quyền sở hữu trí tuệ của các công ty, nhưng có rất ít lựa chọn thay thế. Tất cả các cơ sở lưu trữ dữ liệu trên mạng phải đặt máy chủ ở Trung Quốc và nếu muốn chuyển dữ liệu ra ngoài phải có sự cho phép. Trường hợp phạm luật đầu tiên đã xảy ra cách đây mấy tháng khi chính quyền phạt các công ty Tencent, Baidu và Sina hàng chục ngàn euro vì phát tán những nội dung bị cấm. Theo chính quyền các nhà cung cấp mạng của các công ty đã cung cấp những tin tức sai sự thật và những hình ảnh khiêu dâm.


Những sản phẩm kiểm soát internet xuất khẩu


Từ việc kiểm soát internet này, Trung Quốc đã xuất khẩu các sản phẩm mà nhiều quốc gia thiếu dân chủ quan tâm. Chẳng hạn, một số nước đang theo Trung Quốc thắt chặt việc kiểm soát internet. Ở Tanzania, chính quyền có quyền chặn việc truy cập các trang có nội dung gây nên “suy nghĩ tiêu cực, hay sự phẫn nộ”. Nigeria yêu cầu lưu giữ dữ liệu của người dân trong phạm vi biên giới quốc gia. Ethiopia, Sudan và Ai Cập lại sàng lọc các thông tin trên mạng một cách kỹ lưỡng.


Nga đã sao chép mô hình Trung Quốc trong việc nhà chức trách được phép xâm nhập mạng và yêu cầu quản lý dữ liệu trong phạm vi nội địa. Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng có khá nhiều điểm giống luật này của Trung Quốc.


Với các kết nối viễn thông liên tục được nâng cấp, mô hình quản trị độc quyền và sự kiểm soát mạng của Trung Quốc là những bước đi đầu tiên. Chuyên gia về phát triển kỹ thuật Trung Quốc, Adam Segal từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ cho rằng Trung Quốc vui lòng giúp đỡ các nước muốn sao chép mô hình của họ. Dĩ nhiên, Trung Quốc không đòi hỏi điều đó.


“NgườiTrung Quốc nhìn thấy con đường tơ lụa kỹ thuật số có khả năng tác động tới việc thảo luận trên internet. Các nước nhận sự giúp đỡ và sử dụng các thiết bị internet của Trung Quốc dường như cũng làm theo cách kiểm soát internet như Trung Quốc”, Segal nói.


Trung Quốc muốn là người thiết kế và lắp đặt


Trung Quốc là công xưởng của các công ty công nghệ hàng chục năm nay. Điều này có thể thấy ở chỗ mặc dù Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế của thế giới, song giá trị vẫn chưa đạt đến đỉnh cao.


“Lợi nhuận vẫn tập trung ở phương Tây”, chuyên gia nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Markus Holmgren, đánh giá.


Trung Quốc muốn thay đổi điều đó. Mệt mỏi với vai trò sản xuất, Trung Quốc đã và đang tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoảng 20% mỗi năm trong vòng hai chục năm. Năm ngoái, Trung Quốc chi khoảng 279 tỉ USD cho việc nghiên cứu và phát triển sản xuất. Con số đó chiếm khoảng 1/5 tổng chi phí cho lĩnh vực này của toàn thế giới.


Việc nghiên cứu được nhấn mạnh do hai lý do quan trọng. Thứ nhất, Trung Quốc muốn giảm sự phụ thuộc của họ vào công nghệ nước ngoài; hai là họ muốn tham dự vào việc xác định hướng phát triển của Internet thế giới. Adam Segal cho rằng Trung Quốc đã có vai trò ngang bằng với Mỹ trong việc định hình internet.


“Thật khó dự đoán rằng công nghệ mới nào sẽ đổi mới và chúng xuất phát từ đâu. Nhưng khi nhìn vào tham vọng và cách thức, tôi nhận thấy hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu”, Segal nói.


Internet sẽ chia làm đôi không? 


Internet từ lâu đã là công trình của Hoa Kỳ. Hiện giờ, dự án nâng cấp mạng internet của bộ Quốc phòng Mỹ bao gồm hàng chục tỉ thiết bị. Ở các nước phương Tây, người ta lo ngại sự phát triển của Trung Quốc sẽ khiến internet trở nên mất tính toàn cầu và tính chất mở. Một số người nói về cơ sở hạ tầng của internet. Tháng trước cựu giám đốc điều hành của Google, Eric Schmidt, dự báo rằng internet có thể sẽ bị chia làm hai bộ phận: một do Mỹ cầm đầu và bộ phận khác do Trung Quốc chỉ đạo.


Chuyên gia Adam Segal chỉ ra rằng Internet đã bị phân rẽ. Các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau cũng đã dẫn đến sự chia rẽ trên mạng. Ít người Phần Lan vào các trang mạng của người Trung Quốc và hiếm người Trung Quốc vào các trang của người Phần Lan. Sự phân rẽ về mặt kỹ thuật dĩ nhiên diễn ra nhanh hơn, Segal thừa nhận.


Sự nghi ngờ lẫn nhau giữa Trung Quốc và phương Tây thúc đẩy điều đó. Điều này gây nên khó khăn cho các công ty kỹ thuật khi thị trường trở nên khác nhau và nguồn gốc dân tộc bắt đầu có tác động nhiều hơn tới các tiêu chí phân chia. Segal dự báo rằng trong tương lai các công ty sẽ phải sản xuất ra hai sản phẩm: một cho Trung Quốc và một cho thị trường thế giới. Đó là lý do dịch vụ mạng xã hội LinkedIn kiểm duyệt nội dung ở Trung Quốc.


Tám năm trước đây, Google rời khỏi Trung Quốc và đã âm thầm phát triển một công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt cho thị trường Trung Quốc. Dự án có tên “Rồng bay”, đã bị phát hiện khi nó bị phản đối ở các nước phương Tây.  Tất cả những điều đó có nghĩa gì đối với người dùng internet thông thường?


“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều mạng internet xuất hiện cho những người dùng thông thường với một cách thống nhất và giống nhau. Bạn vẫn có thể gửi email cho bạn bè ở Trung Quốc. Thư có thể bị người ta đọc, nhưng nó vẫn được gửi đến địa chỉ cần gửi đến”, Segal nói.


Những con đường Tơ lụa của Trung Quốc 


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên nói về việc xây dựng Con đường Tơ lụa mới ở Kazakhstan vào mùa thu năm 2013. Tập Cận Bình, lúc đó lãnh đạo đất nước chưa đầy một năm và phác họa thế giới là nơi tất cả các sản phẩm xuất khẩu đều xuất phát từ Trung Quốc. Con đường Tơ lụa qua Thái Bình dương, nhánh khác xuất phát từ Trung Á qua Trung Đông đến châu Âu. Con đường thứ ba dự kiến dành cho vùng Bắc Cực.


Tháng Ba, năm 2015, Trung Quốc đề xuất sáng kiến Một vành đai, một con đường mà về sau được rút gọn thành Sáng kiến Vành đai và Con đường. Mục đích của dự án là tạo sự kết nối các đường cao tốc và các hải cảng lớn để tạo ra các khu vực tự do thương mại và tăng cường kết nối truyền thông.


Ông Tập gọi đây là “Dự án thế kỷ”. Truyền thông Trung Quốc tán dương dự án này như là “Quà tặng của trí tuệ Trung Quốc ” cho thế giới. Dự án được so sánh với Kế hoạch Marshall của Mỹ dành cho châu Âu sau Thế chiến II. Trên thực tế, dự án Con đường Tơ lụa gồm nhiều dự án nhỏ mà các công ty Trung Quốc đang tiến hành ở nước ngoài. Một số trong các dự án này của nhà nước, một số của tư nhân.


Cho vay không cần đáp ứng yêu cầu nhân quyền 


Các dự án Con đường Tơ lụa không phải là đầu tư của chính phủ Trung Quốc, mà là các dự án thực hiện bằng việc cho vay tiền. Để cung cấp các khoản vay, vào tháng sáu năm 2015 Trung Quốc đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Các khoản vay không hề ưu đãi, nhưng mặt khác chúng không kèm theo ràng buộc về phát triển dân chủ hay nhân quyền. Vì thế, các dự án của BRI rất phổ biến với các chính quyền độc tài và tham nhũng.


Điều kiện phổ biến là công ty của Trung Quốc được chọn làm đối tác. Các dự án của BRI chấp nhận các công ty xây dựng Trung Quốc, trong đó bảy công ty đã phát triển và nằm trong danh sách mười công ty xây dựng lớn nhất thế giới. Các đòi hỏi về việc trả nợ cũng thường rất nghiêm ngặt.


Ở Sri Lanka khoảng 70 km2 cảng Hambantota xây dựng bằng tiền của Trung Quốc, và cuối năm ngoái các khoản vay Trung Quốc của Sri Lanka quá hạn. Cảng quan trọng nằm trên con đường tơ lụa đến Thái Bình Dương giờ đây đã thuộc về Trung Quốc trong thời gian 99 năm. Trung Quốc có một hợp đồng tương tự về một cảng với Pakistan. Ở Djibouti, Trung Quốc cũng có một cảng và đang lập kế hoạch một cái khác với Myanmar.


Nhiều quốc gia nằm trên con đường tơ lụa là những nước kinh tế yếu kém. Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) đã công bố một danh sách tám nước (Lào, Kyrgyzstan, Maldives, Montenegro, Djibouti, Tajikistan, Mongolia, Pakistan) đang có nguy cơ khủng khoảng lớn về kinh tế vì các khoản nợ từ các dự án BRI. Ví dụ, Montenegro đang xây dựng một đường cao tốc trị giá vào khoảng ¼ GDP của quốc gia. Đường sắt nối Lào và Trung Quốc có chi phí bằng khoảng ½ GDP của Lào.


Tổng cộng, ước tính khoảng 4 ngàn tỉ USD sẽ được chi cho các dự án BRI tại khoảng 70 nước.


Bài viết được dịch từ tiếng Phần Lan trên trang YLE.

21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15450)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15352)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15435)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16139)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15011)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15766)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14908)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15509)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16165)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17426)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16475)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 14948)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14604)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15544)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 14986)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15522)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15724)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14848)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15114)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.