ASEAN mời Mỹ, TQ ký quy định "va chạm trên không"

21 Tháng Mười 20188:17 CH(Xem: 12565)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á - THỨ HAI 22 OCT 2018


ASEAN mời Mỹ, TQ ký quy định "va chạm trên không"


19/10/2018


 image054


Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí về những quy định đối với hoạt động của máy bay chiến đấu trên vùng trời Biển Đông và sẽ mời cả Trung Quốc lẫn Mỹ cùng ký kết.


“Những quy định này giống như đai an toàn trên xe. Chúng không bảo vệ bạn hoàn toàn nhưng ít nhất vẫn có sự bảo vệ phần nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu ngày 19/10 tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN năm 2018 (ADMM 12).


Ông cho biết các quy định mới về máy bay chiến đấu hoạt động trên vùng trời Biển Đông nhằm mục đích giảm rủi ro xảy ra tai nạn.


“Đai an toàn” tránh va chạm trên không


Theo SCMP, Bộ trưởng quốc phòng Singapore khẳng định sẽ đề nghị các đối tác của ASEAN là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, NgaMỹ cùng ký kết tuân thủ các quy chuẩn trên tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần 5 vào ngày 20/10.


image049

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ngày 18/10. Ảnh: Reuters


Năm 2017, ASEAN và các nước đối tác đã thống nhất về một bộ quy chuẩn tương tự để hạn chế va chạm trên biển.


Tại hội nghị, bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN cũng nhất trí thực hiện sáng kiến "Our Eyes" về chia sẻ thông tin tình báo, chống chủ nghĩa khủng bố, cực đoan và các mối đe dọa phi truyền thống trong khu vực, theo Reuters.


Rủi ro va chạm trên Biển Đông


Vấn đề Biển Đông tiếp tục là bất đồng lớn nhất giữa Washington và Bắc Kinh trong cuộc gặp ngày 18/10 tại Singapore giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa.


Ông Ngụy đã đề nghị Mỹ “sánh bước cùng Trung Quốc” duy trì ổn định và hòa bình trên vùng biển khu vực. “Cách đúng đắn để giải quyết xung đột và khác biệt là lòng tôn trọng và sự nhường nhịn”, Tân Hoa xã dẫn lời bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói với ông Mattis.


Dù nhất trí quan hệ quân sự Mỹ - Trung cần cải thiện về hợp tác trao đổi chiến lược và đối phó rủi ro an ninh, ông Ngụy khẳng định Bắc Kinh vẫn không thay đổi lập trường trong vấn đề Biển Đông và Đài Loan.


Truyền thông Trung Quốc cũng dẫn phát biểu của ông Mattis tại cuộc họp, khẳng định những khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc không nhất thiết phải dẫn đến đối đầu và “cạnh tranh không đồng nghĩa với đối địch”.


Trong khi đó, trả lời New York Times, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver tiết lộ ông Mattis đã đề cập với ông Ngụy về những quan ngại của các nước trong khu vực khi Trung Quốc “nói không đi đôi với làm” trong vấn đề Biển Đông.


Mỹ thời gian qua vẫn kiên quyết thực hiện các hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Trả lời Zing.vn  ngày 5/10, ông Schriver khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động này nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, không cho nước này "viết lại luật pháp quốc tế".


image054

Máy bay ném bom B-52. Ảnh: Không quân Mỹ.


Rủi ro chạm trán với hải quân Trung Quốc ngày một cao. Ngày 30/9, tàu khu trục USS Decatur suýt đâm vào một tàu khu trục Trung Quốc sau khi bị tàu này chặn đầu với khoảng cách gần 40 m. Vụ việc xảy ra tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.


Ngày 16/10, Mỹ tiếp tục điều động 2 chiếc B-52 từ căn cứ Guam thực hiện nhiệm vụ định kỳ ở khu vực lân cận Biển Đông. Các máy bay tiến gần những điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa trái phép trong vùng biển khu vực.


Trước đó khoảng 3 tuần, Mỹ điều 2 máy bay B-52 xuất phát từ Guam bay qua Biển Đông đến vùng biển Hoa Đông tham gia diễn tập cùng các máy bay chiến đấu Nhật Bản.


Trung Quốc từ đầu năm 2018 cũng nhiều lần thông báo diễn tập không quân bắn đạn thật trên Biển Đông, huy động cả máy bay ném bom H-6K bay qua các đảo nhân tạo mà nước này đang chiếm đóng trái phép.


Máy bay ném bom H-6K hạ cánh tại Hoàng Sa Các nhà phân tích quân sự nhận định địa điểm H-6K diễn tập hạ cánh trên biển Đông chính là đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


image017

21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1297)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1457)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?