Ông Mattis công du châu Á: Đến rồi lại đi

18 Tháng Mười 201811:57 CH(Xem: 12051)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 18 OCT 2018


Ông Mattis công du châu Á: Đến rồi lại đi


DANH ĐỨC


19.10.2018


TTCT - Hai chuyến thăm Việt Nam trong vòng 9 tháng là nhiều, ở một góc nhìn nào đó. Song, chưa hẳn lượng đã chuyển thành chất. Đã thế, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đang “vận động ngược” với Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ của ông, James Mattis, bằng một số phát biểu “độc” trên truyền hình.


image001

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch tại khách sạn Tân Sơn Nhất. Ảnh: Reuters.


Sứ giả, tự cổ chí kim, đều đến nơi đến với một thư ủy nhiệm (credentials) mà theo từ nguyên tiếng Latin (credo) hàm chứa một bảo lãnh “đáng tin”. Một ngày trước khi ông Mattis đến Việt Nam, trên đường đến Singapore dự ADMM+ (Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng), Tổng thống Trump đã chuyển cho cả thế giới một lá thư “bất ủy nhiệm” qua những mẩu tin đồng loặt đăng trên báo chí khắp thế giới:


“Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát sóng hôm chủ nhật (14-10) rằng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có thể ra đi, cho rằng ông này là người theo phe Dân chủ...”.


Còn ngồi được bao lâu?


Quả thật rúng động khi đọc những dòng tin đó. Đúng là các báo đã tóm tắt chính xác những gì ông Trump phát biểu trong chương trình “60 phút” của truyền hình CBS. Fox News giật tít: “Bộ trưởng Mattis có lẽ sẽ rời nội các”. CBS News “độc mồm” hơn: “Trump úp mở Mattis có thể thôi chức”. CNN thì hàm ý quan hệ nhân/quả: “Trump: Mattis cứ như thể là người của phe Dân chủ, không biết chừng nào ông ấy sẽ thôi chức đây”.


Báo chí “đẩy đưa” câu chuyện kiểu đó là chuyện “tác nghiệp” xưa nay, song cội nguồn của tin “sét đánh” gồm hai tác nhân: người phỏng vấn (nhà báo nữ Lesley Stahl) và người trả lời phỏng vấn (ông Trump). Người phỏng vấn Leslie Stahl làm chương trình “60 phút” này từ năm... 1991.


Còn ông Trump, tuy có thể còn “mới” trong “trò chơi” chính trị, song lại được thừa nhận là rất già đời trong nghề truyền hình. Ông có một “ngón diễn” riêng là cúi đầu một chút và ngó lơ chỗ khác khi cần nói một điều khó nói. Trong cuộc phỏng vấn mà người hỏi “gài” ông với câu hỏi “đúng vậy không?”, ông Trump rất hay “ngó lơ”. Càng ngó lơ trong những câu hỏi về ông Mattis, không một lần nói “không”, song không khẳng định ngay là “có”.


Stahl: “Thế còn tướng Mattis? Ông ấy sắp ra đi?”. Trump: “Hừm, tôi không biết. Ông ấy chưa nói gì với tôi... tôi có...”. Stahl: “Ông có muốn ông ấy...”. Trump: “Mối quan hệ với ông ấy là rất tốt. Có thể là ông ấy đang định ra đi. Tướng Mattis được lắm. Bọn tôi hợp nhau. Ông ấy có thể ra đi. Tôi muốn nói xét từ một góc nhìn, ai cũng có thể thôi chức. Tất cả mọi người. Washington là vậy mà”.


Chương trình “60 phút” như chương trình tuần rồi, ghi hình từ thứ năm (11-10) đến chủ nhật mới phát. Tất nhiên, kịch bản cùng câu hỏi luôn được gửi trước cho người được phỏng vấn. Nên khó có thể nghĩ rằng ông Trump đã “vô tình” để cho “bị gài”.


Vô tình với ông Mattis thì đúng hơn. Động từ “có thể” trong mệnh đề “ông ấy có thể ra đi” (He may leave) là “có thể” trong ý nghĩa “được phép” trong quan hệ xin/cho phép, mà ông Mattis là người xin nghỉ, còn ông chủ Nhà Trắng là người cho phép.


Từ những tường thuật và bình luận đó, “hoang mang” cũng dễ thôi. Càng dễ tin hơn khi mới đầu tuần trước, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikky Haley, cũng đã đột ngột xin thôi việc. Tất nhiên, các nhà báo cùng trên đường tới Việt Nam với ông Mattis không bỏ lỡ cơ hội khai thác bài phỏng vấn Stahl với ông Trump trên CBS.


Câu hỏi mở màn cho phần hỏi/đáp giữa ông Mattis và các nhà báo là: “Tôi có thể bắt đầu với câu chuyện, như ông (Bộ trưởng Mattis) đã biết, cách đây chừng 12 tiếng, ông được nhắc tới trong cuộc phỏng vấn chương trình “60 phút” với tổng thống, khi nói về ông, ông ấy nói rằng ông có thể “ra đi”, theo lời ông ấy. Ông ấy còn nghĩ ông là một người theo phe Dân chủ. Tôi tự hỏi ông nghĩ gì về các bình luận cùa ông ấy?”.


Ông Mattis: “Chẳng nghĩ gì hết. Tôi ở trong êkíp của ông ấy. Chúng tôi chưa từng nói đến chuyện tôi ra đi. Như các bạn có thể thấy ngay tại đây, chúng ta đang trên đường đi (Việt Nam). Chúng tôi đang tiếp tục làm việc như bình thường”. Hỏi: “Ông có nói chuyện với ông ấy từ sau cuộc phỏng vấn không? Ông có nói chuyện với ông ấy về các bình luận của ông ấy không?”. Bộ trưởng Mattis: “Không... Thành thật mà nói, tôi không xem cuộc phỏng vấn... Chẳng có vấn đề gì cả”.


Ngày 16-10, chuyên san ngoại giao Foreign Policy, đứng đắn và nghiêm túc bậc nhất trong làng báo Mỹ, đăng một bài “như thiệt” đặt câu hỏi: “Ai sẽ thay thế Mattis?”. Lúc đó ông Mattis đã có mặt tại Việt Nam rồi.


Tránh giẫm chân nhau


Dẫu sao thì trước chuyến thăm của ông Mattis cũng đã dấy lên câu hỏi đại ý “có phải ông Mattis muốn mở rộng kiềm chế Bắc Kinh?”. Có những ý kiến khẳng định là có, như tờ Foreign Policy bình luận: “Mattis sẽ đến Việt Nam trong tuần này, chuyến thăm thứ nhì trong năm nay, một điều hiếm thấy vào lúc Mỹ đang cố gắng đối phó với sự quyết đoán quân sự của Trung Quốc”.


Có ý kiến không dừng ở chỗ khẳng định là có, mà còn bày tỏ một thái độ như trên tờ Bưu Điện Hoa Nam tiếng Anh (SCMP) phát hành ở Hong Kong: “Thông điệp của Mỹ: Đến lúc chọn phe trên Biển Đông”.


Tuy nhiên, trong khi cánh báo chí bình luận hơi nhiều, bản thân chính ông Mattis nói với truyền thông trên đường tới Việt Nam là Mỹ không định chống ai: “Chúng tôi đang hợp tác khi có thể với Trung Quốc. Các bạn thấy điều đó trong vấn đề CHDCND Triều Tiên... Và rõ ràng là chúng tôi không có nhằm kiềm chế Trung Quốc...


Chúng tôi là hai cường quốc, hai cường quốc Thái Bình Dương, hai cường quốc kinh tế. Sẽ có lúc chúng tôi giẫm lên ngón chân nhau. Vì vậy, chúng tôi sẽ phải tìm cách quản lý hiệu quả mối quan hệ đó. Và quan hệ quân sự cũng là để tạo cân bằng trong quan hệ song phương”.


Ông Mattis phủ định từ ngữ “kiềm chế”, song không vì thế mà quên chuyện ông thừa nhận có tình trạng “giẫm lên ngón chân nhau” (tức là rất đau đấy!). Ông nhắc: “Chúng tôi vẫn rất quan tâm đến việc quân sự hóa tiếp diễn với các thực thể trên Biển Đông. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy trong một số trường hợp, một hành vi “ăn thịt người khác” về kinh tế với đống nợ chồng chất nơi các nước mà nếu phân tích tài chính, phải nói rằng các nước đó sẽ khó mà trả nợ...”.


Một nhà ngoại giao Việt Nam, hai ngày trước khi ông Mattis đến, có một bài viết có đoạn :”... Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trên phạm vi khu vực và toàn cầu đang ngày một rõ nét và có thể đưa quan hệ quốc tế đến chỗ chia rẽ, phân cực như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước kia...


Không khó để nhận ra nhiều nước bắt đầu toan tính, tìm bước đi, lối thoát cho mình nhằm tránh rơi vào thế kẹt trong bối cảnh cuộc đối đầu, cạnh tranh địa-chiến lược Mỹ-Trung và "bóng ma" cuộc chiến tranh lạnh mới 2.0 với các vòng xoáy bất ổn, chia rẽ và phân cực đang ngày một hiện rõ”, đúng với chủ trương “ba không”: không liên minh quân sự, không có quân nước ngoài đóng, và không cùng một nước này đánh một nước khác.


Quan hệ song phương


Cũng trong cuộc tiếp xúc với báo chí tháp tùng, ông Mattis tiết lộ: “Đây sẽ là lần gặp thứ năm của tôi với người đồng cấp của tôi, ông (Ngô Xuân) Lịch của Việt Nam. Đây là mối quan hệ đối tác quốc phòng đang phát triển trên nhiều phương diện”.


Cụ thể, sáng 5-10, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Shriver - đi tiền trạm - đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) để gặp giám đốc bệnh viện và hai bên “đánh giá cao công tác đào tạo, huấn luyện cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 mà Việt Nam mới đưa sang Nam Sudan đợt 1 vừa qua; đồng thời lên kế hoạch chuẩn bị cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 sẽ lên đường vào năm 2020” và “thỏa thuận hợp tác nhiều vấn đề quan hệ trong lĩnh vực quân y giữa hai nước như: đào tạo ngoại ngữ, trao đổi kỹ thuật công nghệ, xúc tiến các hoạt động từ thiện...”.


Trước đó, vào tháng 8, VOA đưa tin Việt Nam có các hợp đồng mua thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá 94,7 triệu USD. Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 2-8, khi được hỏi về tin Việt Nam mua vũ khí của Mỹ trị giá gần 100 triệu USD, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ:


“Chính sách quốc phòng của Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hòa bình của đất nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác quốc phòng với các nước là nhằm thực hiện chính sách trên”.


Ông Mattis đến rồi đi, cũng như các người tiền nhiệm của ông, với nhiều mong mỏi kiên trì. Có thể ông Mattis đến để hé lộ đề xuất nào đó ông sẽ đưa ra ở hội nghị ADMM+. Nhưng câu trả lời “3 không” có lẽ vẫn là không đổi: không liên minh quân sự, không có quân nước ngoài đóng và không cùng một nước này đánh một nước khác.


Trong một diễn biến khác, cuối tuần này tàu hộ vệ 015-Trần Hưng Đạo, sau khi thăm Nhật Bản và Hàn Quốc (tham gia duyệt binh chiến hạm tại khu vực đảo Jeju), sẽ tới thăm căn cứ Trạm Giang (Trung Quốc) rồi tham dự cuộc diễn tập chung giữa hải quân ASEAN và Trung Quốc từ ngày 21 đến 28-10.2018.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18282)
- Tổng Thống Philippines Benigno Aquino đem Trung Quốc ra so sánh với Đức Quốc Xã trong một bài diễn văn đọc ở Nhật Bản. - Theo ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, cho rằng Biển Đông có thể sắp sửa trở thành “Vùng Đại Chiến.”
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20074)
"Nhật Bản, Mỹ và Úc có ý định giúp đỡ 2 nước bằng cách đào tạo nhân viên quân sự tại hai quốc gia Đông Nam Á này. Đồng thời bộ ba liên minh cũng có kế hoạch giúp Việt Nam và Philippines nâng cao kỹ năng cho lực lượng phòng thủ bằng cách mời một số cán bộ sang Nhật Bản, Mỹ và Úc đào tạo và thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu quân sự."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18996)
"Bốn tàu chiến của Ấn Độ tiến hành tập trận với 5 nước Đông Nam Á xung quanh các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trước khi tới Úc."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19107)
"Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ”.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18485)
"Việt Nam đã mua sắm vũ khí của Nga, của Tây Âu và gần đây nhất, đích thân Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông cùng các thượng nghị sĩ khác sẽ đề nghị nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí sát thương để giúp Việt Nam có thêm khả năng tự vệ."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18472)
Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
31 Tháng Năm 2015(Xem: 19135)
" Theo TNS McCain, Việt Nam cần được Mỹ cung cấp thêm vũ khí phòng thủ, có thể được sử dụng trong trường hợp một cuộc xung đột với TQ." "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 31 tháng 5 cho biết, Washington cam kết cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ Việt Nam mua sắm tàu tuần tra do Mỹ chế tạo nhằm nâng cao năng lực quốc phòng."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19762)
"Hội bảo tồn động vật hoang dã đặt trụ sở ở Mỹ tuần này cho biết số voi ở Mozambique hiện chỉ còn khoảng 10.300 con so với hơn 20.000 con 5 năm trước."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19575)
"Hai dân biểu Mỹ nói Nga dùng lò hỏa táng di động để che giấu việc binh sĩ của họ tham gia trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Tố cáo này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloombers với Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mac Thornberry và Dân biểu Seth Moulton."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 18957)
Theo AFP, sau khi dừng chân tại Hawai, bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Phát ngôn viên bộ Quốc Mỹ, đại tá Steven Warren, cho biết « trong 10 ngày tới đây, bộ trưởng Ashton Carter sẽ khẳng định Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á-Thái Bình dương ».
26 Tháng Năm 2015(Xem: 20230)
"Trung Quốc “sẽ chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng sẽ phản công” và nhắc tới “những hành động khiêu khích của các láng giềng ngoài biển” và “các phe bên ngoài tự liên hệ vào vấn đề biển Nam Trung Hoa”. "Cùng ngày công bố Sách Trắng, Tân Hoa xã đưa tin về kế hoạch xây hai ngọn hải đăng cao 50 mét ở rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19540)
"Nguồn tin của BBC nói ông Carter sẽ tới Việt Nam vào ngày 31/5 từ Singapore, nơi ông tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La. Chi tiết chuyến thăm còn được giữ kín, nhưng ông được tin sẽ ở thăm Việt Nam hai ngày."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19522)
"Hai trận động đất mạnh trước đây đã tàn phá Nepal hôm 25/4 và 12/5, làm thiệt mạng gần 8700 người và khiến 16800 người khác bị thương."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 25019)
Sáng kiến “Vòng đai và con đường” đề cập đến “Con đường Tơ lụa trên Biển Thế kỷ 21” và “Vòng đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” nhằm củng cố các mối quan hệ của Trung Quốc với châu Á, châu Âu và châu Phi. Đầu tiên được xem như là một mạng lưới các dự án hạ tầng cơ sở vùng, chương trình được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xem như là chiến lược kinh tế nội địa và chính sách ngoại giao trọng điểm.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19779)
Bốn trong số các ngân hàng, Citigroup, JPMorgan Chase, Barclays, và Ngân hàng Hoàng gia Scotland, đã thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền. Ngân hàng thứ năm, UBS, bị phạt vì thao túng một mức lãi suất quan trọng.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 21043)
Theo thông tin của nhật báo Utusan Malaysia, cảnh sát đã phát hiện 30 hố chôn tại hai địa điểm thuộc bang Perlis, nằm giáp biên giới với Thái lan. Trang báo mạng The Star cũng cho biết cụ thể, chỉ riêng trong một hố chôn phát hiện vào 22/05 vừa qua, đã có khoảng khoảng 100 xác chết.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 18573)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 19334)
"Phương án này dựa trên giả định Trung Quốc tìm cách phong tỏa, kiểm soát các tuyến đường biển, ngăn chặn dòng chảy thương mại và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà các nền công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nó."