Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

14 Tháng Mười 20186:33 CH(Xem: 12054)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 15 OCT 2018


Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á


Posted on 09/10/2018 by The Observer


image002

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.


Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê


Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.


Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này.


Cán cân quyền lực giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong những thập niên gần đây. Vào năm 2010, tổng GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản (mặc dù vẫn thua xa Nhật nếu tính theo bình quân đầu người). Thật khó để nhớ rằng hơn hai thập niên trước, nhiều người Mỹ sợ bị vượt qua bởi Nhật Bản, chứ không phải Trung Quốc. Các cuốn sách đã dự đoán một khối Thái Bình Dương do Nhật dẫn đầu sẽ loại trừ Hoa Kỳ, và thậm chí cả một cuộc chiến tranh cuối cùng với người Nhật. Thay vào đó, trong thời kỳ chính quyền Tổng thống Bill Clinton, Hoa Kỳ đã tái khẳng định liên minh an ninh với Nhật Bản trong lúc chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.


Vào đầu những năm 1990, nhiều nhà quan sát tin rằng liên minh Mỹ – Nhật sẽ bị loại bỏ như một phế tích của Chiến tranh Lạnh. Căng thẳng thương mại tăng cao. Thượng nghị sĩ Paul Tsongas vận động tranh cử tổng thống năm 1992 với khẩu hiệu, “Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Nhật Bản đã thắng.” Chính quyền Clinton bắt đầu với với việc công kích Nhật Bản, nhưng sau một quá trình đàm phán kéo dài hai năm, Clinton và Thủ tướng Ryutaro Hashimoto đã ban hành một tuyên bố vào năm 1996 rằng liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng cho sự ổn định ở Đông Á thời hậu Chiến tranh Lạnh.


Tuy nhiên, có một mức độ bất ổn sâu sắc hơn, và mặc dù hiếm khi được thể hiện công khai, nó liên quan đến sự lo lắng của Nhật Bản rằng họ sẽ bị gạt ra bên lề khi Mỹ quay sang Trung Quốc. Khi tôi tham gia đàm phán việc tái khẳng định liên minh vào giữa những năm 1990, các đối tác Nhật Bản của tôi, ngồi phía bên kia chiếc bàn cắm đầy quốc kỳ, hiếm khi thảo luận chính thức vấn đề Trung Quốc. Nhưng sau đó, khi ăn uống, họ sẽ hỏi liệu nước Mỹ có chuyển trọng tâm từ Nhật Bản sang Trung Quốc khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh hay không.


Những lo lắng như vậy không đáng ngạc nhiên: khi năng lực quốc phòng của hai đồng minh không đối xứng, thì bên phụ thuộc càng phải lo lắng nhiều hơn về quan hệ song phương. Trong những năm qua, một số người Nhật Bản đã lập luận rằng Nhật Bản nên trở thành một quốc gia “bình thường” với đầy đủ năng lực quân sự. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng Nhật Bản nên bỏ qua các nguyên tắc chống hạt nhân và nên phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng các biện pháp như vậy sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn là những gì chúng có thể giải quyết. Ngay cả khi Nhật Bản từng bước trở thành một quốc gia “bình thường” (bất kể thuật ngữ đó ngụ ý gì), thì nó vẫn không có sức mạnh ngang với Hoa Kỳ hay Trung Quốc.


Ngày nay, Nhật Bản có một loạt những lo lắng mới về sự bỏ rơi của Mỹ. Các chính sách bảo hộ và định hướng “Nước Mỹ trước tiên” của Trump đặt ra một rủi ro mới cho liên minh. Sự rút lui của Trump khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một đòn đau cho Nhật Bản. Dù Abe đã khéo léo chiều theo cái tôi của Trump để làm giảm mâu thuẫn, sự khác biệt rất lớn vẫn còn. Việc áp thuế lên thép và nhôm của chính quyền Trump dựa vào các lý do an ninh quốc gia đã gây ngạc nhiên cho Abe và thúc đẩy sự bất bình ở Nhật.


Chính quyền Trump cũng đề xuất rằng các đồng minh của Mỹ ở châu Á nên làm nhiều hơn để tự bảo vệ mình và công khai chất vấn giá trị của việc triển khai các lực lượng Mỹ ở các nước này. Một số nhà phân tích tự hỏi liệu các hành động của Trump có buộc Nhật Bản phải tự phòng hộ rủi ro và dịch lại gần Trung Quốc hay không. Nhưng điều đó khó xảy ra ở giai đoạn này. Dù các lựa chọn như vậy vẫn có thể được xem xét, nhưng chúng sẽ còn hạn chế do những lo ngại của Nhật Bản về sự thống trị của Trung Quốc. Liên minh với Mỹ vẫn là lựa chọn tốt nhất – trừ khi Trump đi quá xa.


Cho đến nay, liên minh Mỹ – Nhật vẫn rất mạnh mẽ. Abe đã chủ động tiếp xúc sớm với Trump khi Trump mới đắc cử, gặp ông lần đầu tiên tại Trump Tower ở New York và sau đó là trong chuyến thăm tới Washington, DC, và Mar-a-Lago, nơi ở của Trump ở Florida. Mối quan hệ Abe-Trump cho phép Lầu Năm Góc duy trì sự hợp tác chặt chẽ về các vấn đề an ninh. Bắc Triều Tiên đã giúp tập trung sự chú ý của liên minh và tạo cơ hội cho Trump đảm bảo với Nhật Bản rằng Hoa Kỳ luôn đứng sau Nhật Bản “100%”.


Cả Abe và Trump đều ủng hộ chiến lược “áp lực tối đa” chống lại Triều Tiên, phối hợp tích cực để tạo sự ủng hộ của quốc tế đối với các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản đã công bố một khoản đầu tư lớn vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và hợp tác với Mỹ nhằm cùng phát triển hệ thống này. Mặt khác, sự đảo ngược thái độ đáng ngạc nhiên của Trump đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau hội nghị thượng đỉnh song phương vào tháng 6 đã khiến Nhật Bản lo ngại về một thỏa thuận của Mỹ chỉ tập trung vào tên lửa liên lục địa mà bỏ qua các tên lửa tầm trung vốn có thể uy hiếp Nhật Bản.


Luận điệu của Trump về chia sẻ gánh nặng cũng đã làm dấy lên lo ngại. Dù chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản thấp hơn 1% GDP, nhưng Tokyo đã đóng góp đáng kể trong vai trò nước chủ nhà. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, chính phủ Nhật Bản chi trả khoảng 75% chi phí hỗ trợ lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản. Chỉ riêng năm nay, chính phủ Nhật đã dự chi 197 tỷ yên (1,7 tỷ đô la) để chia sẻ chi phí, 226 tỷ yên (2 tỷ đô la Mỹ) để tái điều chỉnh lực lượng Hoa Kỳ, và 266 tỷ yên (2,3 tỷ đô la) nhằm hỗ trợ cộng đồng dưới nhiều hình thức, bên cạnh các chi phí khác liên quan đến liên minh.


Đúng như chính quyền Clinton đã thừa nhận một phần tư thế kỷ trước, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra thế kiềng ba chân ở Đông Á. Nếu Mỹ và Nhật Bản duy trì liên minh, hai nước có thể định hình môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt và giúp kiểm soát quyền lực ngày càng tăng của Bắc Kinh. Nhưng điều đó sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền Trump có duy trì thành công liên minh Mỹ-Nhật hay không.


Joseph S.Nye, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, hiện là Giáo sư Đại học Havard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?


Copyright: Project Syndicate 2018
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16729)
"Với cả hai động mạch, nếu bị chặn một thì bạn sẽ chết", ông Lý Hiển Long khẳng định. Do đó, điều quan trọng là tàu thuyền và máy bay phải tiếp tục được di chuyển tự do qua Biển Đông, bất chấp những tranh chấp diễn ra ngay đó.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 20495)
Tổng thống Mỹ sẽ đến Lào sau khi tham dự thượng đỉnh khối G20 tại Hàng Châu (Hangzhou), Trung Quốc trong hai ngày 04 và 05/09/16.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 15058)
"Kể lại với kênh NBC, Lochte cho biết rằng những tên cướp giả danh cảnh sát đã “dí súng vào đầu” anh rồi sau đó lấy ví nhưng “bỏ lại điện thoại di động và thẻ vận động viên” của anh".
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15390)
Ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines vừa châm ngòi một cuộc tranh cãi với Mỹ sau khi xúc phạm đại sứ Mỹ là người đồng tính và gọi ông này là "con của mụ điếm".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15187)
Không quân Nga và Syria tấn công các đoàn xe chở quân nổi dậy vào thành phố Aleppo; IS khẩn cấp vận chuyển hồ sơ, tài liệu từ thành phố Mosul của Iraq tới Raqqa, Syria; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về vấn đề giải quyết xung đột cho Syria...........
08 Tháng Tám 2016(Xem: 19379)
"Đại án thế kỷ" ở Vũng Áng Lời Tòa Soạn: "Rất nhiều chuyên gia đã tốn giấy mực phân tích, đánh giá, truy cứu nguyên nhân cội rễ của "đại án" đầu tư xây dựng Nhà máy thép Formosa Vũng Áng. Văn Hóa trân trọng giới thiệu loạt bài đầy đủ của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về vụ Formosa trên tinh thần khách quan cầu thị; kính mời quý bạn đọc theo dõi". (VH)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 16435)
"Úc sẽ đưa khí tài quân sự và binh sĩ đến Biển Đông để theo dõi Nga và Trung Quốc tập trận chung vào tháng 9 tới".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15599)
"Với 94% số phiếu bầu sau kỳ bỏ phiếu ở cấp địa phương, đảng cầm quyền để mất khu vực quan trọng là Vịnh Nelson Mandela vào tay đối thủ Liên minh Dân chủ (DA)".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15254)
"Singapore sẽ là nơi hoá giải tranh chấp lợi ích Mỹ - Trung tại Châu Á – Thái Bình Dương và bến đậu Singapore sẽ tấp nập hơn những con thuyền lợi ích".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15641)
"Ngày 6/8, hãng tin RT cho biết một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Algerie đang di chuyển từ Algerie tới Marseille, Pháp, đã phát đi thông báo khẩn cấp trước khi biến mất khỏi màn hình radar".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14896)
"Kết quả thăm dò của đài CNN/ORC được công bố hôm 1-8 cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 9 điểm với 52%/43%. Cũng trong cuộc khảo sát, bà Clinton đang ở vị trí dẫn đầu cuộc đua so với 3 đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump, ứng viên Đảng Tự do Gary Johnson và Đảng Xanh Jill Stein với tỉ lệ lần lượt là 45%, 37%, 9% và 5%".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 15439)
"Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với hãng tin Reuters rằng “Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng”, và rằng “chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 15106)
"Vài ngày sau khi Tòa ra phán quyết, tập đoàn viễn thông China Telecommunications Corp – một trong công ty lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này – quyết định triển khai dịch vụ internet 4G tại 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh đang kiểm soát ở Trường Sa. Một tập đoàn viễn thông lớn khác cũng chuẩn bị một kế hoạch tương tự. "Trung Quốc cũng đang cho xây dựng bốn bến cảng tại khu vực này, để chuẩn bị đón đến 2 triệu khách du lịch một năm".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15145)
"Với phóng sự điều tra của đài truyền hình Úc vừa qua, bộ trưởng Tư Pháp Lãnh thổ Phương Bắc Northern Territory bị bãi chức".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14839)
"Tình trạng khẩn cấp ở Pháp trên nguyên tắc sẽ được dỡ bỏ vào ngày 26/07 tới, thế nhưng sau vụ tấn công ngày 14/07 ở Nice, chính phủ đã buộc phải triển hạn thêm 3 tháng".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15244)
"Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi cử tri tiếp tục sự nghiệp của ông bằng việc 'đưa bà Clinton tới chiến thắng' trong cuộc bầu cử tháng 11 tới".