Mỹ, Phi, Việt lo ngại nguy cơ Bắc Kinh hạt nhân hóa Biển Đông

28 Tháng Tám 20187:13 CH(Xem: 12241)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 29 AUG 2018


Mỹ, Phi, Việt lo ngại nguy cơ Bắc Kinh hạt nhân hóa Biển Đông


- Trung Quốc điều động vũ khí hạt nhân ra Biển Đông.


image011

Ba đảo nhân tạo lớn nhất: Chữ Thập cách bờ biển VN khoảng 500nm, Su Bi quan sát vùng biển nam Hoàng Sa và Vành Khăn cách đảo Palawan-Philippines 130 hải lý. Hải đồ Văn Hóa.


Trọng Nghĩa 27-08-2018

image012

Ảnh chụp Đá Xu Bi (Trường Sa, Biển Đông), nơi Trung Quốc đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017.Reuters/Erik de Castro


Ý đồ của Trung Quốc đưa thiết bị hạt nhân xuống phục vụ cho các tiền đồn đã xây dựng tại vùng Biển Đông đã có từ nhiều năm nay, nhưng mới đây, vấn đề này đã nổi cộm trở lại. Mỹ là nước đầu tiên đã nêu lên vấn đề trong một báo cáo của Lầu Năm Góc trình lên Quốc Hội hôm 16/08/2018. Gần một tuần sau đó, ngày 23/08/18 vừa qua, đến lượt Philippines và Việt Nam lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại. Trong một bài viết công bố hôm 20/08, trang mạng báo Business Insider - ấn bản Pháp - đã nêu bật nguy cơ của hạt nhân tại Biển Đông.


Trong bài viết mang tựa đề « Lầu Năm Góc đang cảnh báo : Trung Quốc có khả năng cộng thêm một 'yếu tố hạt nhân' vào tranh chấp Biển Đông», Business Insider ghi nhận sự kiện Trung Quốc tiếp tục xây dựng trên các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông. Vấn đề đặt ra, theo bài báo, là trong một vài năm tới, Bắc Kinh có thể triển khai một số nhà máy điện hạt nhân nổi trong vùng để cung cấp năng lượng cho những tiền đồn của Trung Quốc. Đối với bộ Quốc Phòng Mỹ, đây quả là một điều nên tránh trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang bị những tranh chấp biển đảo khuấy động.


Thái độ quan ngại của Lầu Năm Góc


Trong bản báo cáo thường niên về các hoạt động quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận là Bắc Kinh hiện đã tạm ngưng các hoạt động bồi đắp với quy mô lớn ở Biển Đông, nhưng vẫn tiếp tục các công trình trên các đảo nhân tạo, với khả năng xây dựng các nhà máy điện nguyên tử tại đấy.


Trong số 7 rạn san hô đã được Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo, Lầu Năm Góc nêu bật các cơ sở mà Bắc Kinh đang củng cố trong suốt năm 2017 trên 3 thực thể lớn nhất là Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn. Các công trình này bao gồm « các cơ sở dùng cho máy bay, bến cảng, chỗ gắn vũ khí cố định, doanh trại, tòa nhà hành chính, và các cơ sở thông tin liên lạc ».


Cho dù đã công nhận rằng cho đến nay chưa thấy bất kỳ một sự tập trung không quân hay hải quân thường trực nào lớn ở những nơi đó, nhưng bản báo cáo ghi nhận rằng « Các tiền đồn đó có khả năng hỗ trợ cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường Sa và trong toàn khu vực ».


Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng tỏ thái độ hoài nghi trước lập luận cố hữu của Bắc Kinh, cho rằng các công trình của họ chỉ nhằm cải thiện cuộc sống của nhân viên Trung Quốc tại những tiền đồn. Đối với bộ Quốc Phòng Mỹ, các cơ sở đó rất có thể nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng cường quyền kiểm soát khu vực trong thực tế, và duy trì một sự hiện diện quân sự, sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.


Đưa nhà máy điện nổi xuống Biển Đông cũng vì mục tiêu quân sự


Về khả năng Trung Quốc đưa hạt nhân xuống Biển Đông, bản báo cáo của Mỹ đã cho biết thêm nhiều chi tiết:


« Các kế hoạch của Trung Quốc để cung cấp điện cho các hòn đảo này có nguy cơ cộng thêm một yếu tố hạt nhân vào hồ sơ tranh chấp lãnh thổ… Vào năm 2017, Trung Quốc đã cho biết là các kế hoạch phát triển có thể xúc tiến việc dùng các nhà máy điện hạt nhân nổi để cung cấp điện cho các đảo và rạn san hô ở Biển Đông, một khu vực dễ bị bão tố ».


Báo Business Insider ghi nhận là vào cuối năm ngoái 2017, tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia của Trung Quốc - China National Nuclear Power - cho biết là họ đã thành lập một liên doanh với một số công ty năng lượng và đóng tàu, để tăng cường năng lực hạt nhân của đất nước, như là một phần trong mục tiêu của Bắc Kinh là « trở thành cường quốc đại dương hùng mạnh ».


Thông báo vừa kể được đưa ra khoảng một năm sau khi Tạp Chí An Ninh Quốc Gia Trung Quốc tiết lộ rằng Bắc Kinh có thể xây dựng tới 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để « đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại » ở Biển Đông.


Các nhà máy điện hạt nhân nổi có thể tăng cường nguồn năng lượng hạt nhân của Trung Quốc và hỗ trợ các hoạt động ở ngoài khơi bằng cách cung cấp điện và nước ngọt lọc từ nước biển cho các tiền đồn xa xôi.


Trên tờ South China Morning Post, chuyên gia quân sự Collin Koh, thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, đã nhấn mạnh đến ý đồ chính trị quân sự của kế hoạch gọi là thương mại này : « Trung Quốc đã xem khả năng phát triển công nghệ hạt nhân trên biển là dấu hiệu phản ánh uy lực trên biển của họ… Điều đó cho phép Bắc Kinh tăng cường sức mạnh trong khu vực và khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình. Lý do là các lực lượng quân sự và nhân viên dân sự sống trên những tiền đồn ở nơi xa đó sẽ có thể bám trụ lâu dài hơn ».


Nguy cơ thảm họa hạt nhân đến từ các nhà máy nổi


Theo Business Insider, giới chuyên gia đã cho rằng công nghệ cho các nhà máy nổi, cung cấp khoảng một phần tư năng lượng so với các nhà máy trên bờ, còn non trẻ. Thế nhưng các cường quốc lớn đang theo đuổi sự phát triển loại nhà máy này do tính chất di động của cơ sở.


Nga là nước đã triển khai lò phản ứng hạt nhân nổi của riêng họ vào tháng 5 vừa qua tại vùng Viễn Đông Nga, nhằm cung cấp điện cho một thị trấn bị cô lập trên eo biển Bering.


Cho dù Nga có nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong việc điều hành các tàu phá băng hạt nhân, giới bảo vệ môi trường đã chỉ trích kế hoạch này. Greenpeace đã đặt tên cho nhà máy hạt nhân nổi của Nga là "Con tàu Titanic hạt nhân" hoặc là "Chernobyl nổi".


Nguyễn Việt Phương, một nhà nghiên cứu hạt nhân tại Viện Khoa Học và Công Nghệ Tiên Tiến Hàn Quốc, đã viết trên tờ báo Nhật The Diplomat vào đầu năm nay là : « Có những thách thức nghiêm trọng trong việc bảo đảm an toàn cho hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân nổi do tính chất mới mẻ của công nghệ, điều kiện vận hành khó khăn và những hạn chế về an toàn vốn có của loại nhà máy này », như nguy cơ bị va chạm hay bị lật chìm.


Đối với chuyên gia này, do các rủi ro lớn nói trên, trong bối cảnh khu vực bị cướp biển và khủng bố, « kịch bản tốt nhất » cho khu vực sẽ là yêu cầu Trung Quốc xem xét lại kế hoạch hoặc trì hoãn việc triển khai.


Vấn đề là Trung Quốc đã có kế hoach thử nghiệm các nhà máy trên biển trước năm 2020. Do vậy khó mà thuyết phục được Bắc Kinh.


Hạt nhân tại Biển Đông: Manila phản ứng mạnh, Hà Nội rất dè dặt


Nguy cơ Bắc Kinh đưa hạt nhân xuống Biển Đông đã rõ ràng, nhưng các nước bị đe dọa là các láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc ít thấy phản ứng, một thực tế được cho là chỉ có lợi cho Bắc Kinh trong việc áp đặt một sự đã rồi. Tuy nhiên, sau khi Lầu Năm Góc đưa ra lời cảnh báo, đã có hai quốc gia chính thức lên tiếng Philippines và Việt Nam.


Theo đài truyền hình Mỹ CNN, hôm 23/08 vừa qua, phát ngôn viên Phủ Tổng Thống Philippines Harry Roque khẳng định rằng Manila « quan ngại trước sự xuất hiện của mọi loại vũ khí hạt nhân trong lãnh hải của Philippines vì Hiến Pháp đã quy định Philippines là một vùng phi hạt nhân ».


Quan chức này không nêu đích danh Trung Quốc, chỉ nói rằng mối quan ngại của Philippines nhắm vào mọi cường quốc hạt nhân, « dù là Mỹ, Nga hay Trung Quốc ». Thế nhưng theo CNN, tuyên bố đó thể hiện thái độ rất lo ngại về kế hoach hạt nhân của Trung Quốc  tại Biển Đông, như báo cáo của Lầu Năm Góc đã vạch trần.


Ngay sau khi Philippines ra tuyên bố, vào cùng ngày 23/08, trả lời câu hỏi của báo chí về sự kiện này, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà chỉ xác định chung chung : « Việc duy trì an ninh, an toàn, ổn định hàng hải tại Biển Đông là lợi ích cũng như nghĩa vụ chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các bên liên quan đều có nghĩa vụ đóng góp cho mục tiêu này ».


Phải nói là Việt Nam, Philippines, cũng như tất cả các nước ASEAN khác đều là thành viên khối hiệp ước SEANWFZ (Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone), tức là khối Đông Nam Á Không Vũ Khí Hạt Nhân. Hiệp hội ASEAN đã thông qua hiệp ước này và từng đề nghị c  ác cường quốc hạt nhân, trong đó có Trung Quốc, phê chuẩn, nhưng cho đến nay vẫn bị từ chối./


XEM THÊM:


- Ý kiến về Năng lượng nguyên tử ở Phan Rang.


image013


Lò nguyên tử Phan Rang.


image014image015

Bia đá ghi dấu ngày chiến đấu cơ do phi công Thiếu tá Hải quân McCain tập kích Hà Nội bị hỏa tiễn của Nga bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch sát bên hồ Tây. Tấm bia được  đặt trên bờ hồ, bề ngang rộng khoảng hơn hai mét khắc những hàng chữ bên trái. (Viền vuông sáng). Ảnh LKTchụp ngày 10 tháng 5, 2014.


image016

Bìa sách hồi ký của TNS McCain.


image017

Chiến đấu cơ và Phi công McCain bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch được dân Hà Nội vớt.


image018

Khám sức khỏe.


image019

Nhà tù Hỏa Lò nằm trên con phố mang tên Hỏa Lò, một trong những con phố ngắn nhất của Hà Nội thuộc quận Hoàn Kiếm.


image020

TNS McCain và phái đoàn Mỹ đi thăm lại nhà tù Hỏa lò Hà Nội biệt danh là khách sạn Hilton.


Nằm trên con phố Hỏa Lò, một trong những con phố ngắn nhất của Hà Nội, Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò chính là nơi giam cầm các chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam.


XEM THÊM:

Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 trên mảnh đất làng Phụ Khánh, huyện Thọ Xương, Hà Nội xưa. Hiện nay, với nhiều tư liệu quý còn nguyên vẹn và được trưng bày khoa học, Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Là một công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương, Nhà tù Hỏa Lò được thiết kế bao quanh là bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam. Riêng hệ thống cửa sắt, ổ khóa, bản lề, đinh móc đều được làm từ những  kim loại có chất lượng hàng đầu.

Với tính chất là một trại giam tàn bạo, Nhà tù Hỏa Lò giống như một "địa ngục" giữa lòng Hà Nội. Tại đây, một chế độ nhà tù hà khắc được áp dụng với các hình thức giam cầm và đầy đọa con người. (theo dantri.com.vn)


- McCain quay lại Việt Nam.

26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17198)
Les Echos dẫn lời ông Jean-Charles Brisard, chuyên gia tài chính của khủng bố, cho biết ước tính : « Dầu mỏ giờ đây bảo đảm 25% nguồn thu nhập của Daech, khoảng 600 triệu đô la mỗi năm ».
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16262)
"Hôm 26/11/2015, trước một triệu người tham dự thánh lễ tại thủ đô Kenya, Đức Giáo Hoàng đã dành thông điệp đầu tiên trong chuyến tông du Châu Phi để bênh vực thành phần dân chúng bị bạc đãi. Hai tuần sau loạt khủng bố ở Paris, và hàng loạt vụ khủng bố ở châu Phi, Ngài lên án một cách mạnh mẽ thành phần thanh niên « cuồng tín », nhân danh Chúa Trời thi hành những tội ác « man rợ », gieo rắc sợ hải và gây chia rẽ trong xã hội".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16528)
"Thổ Nhĩ Kỳ nói phi cơ của họ vừa bắn rơi một máy bay quân sự Nga gần biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16594)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng” Nga và hỗ trợ cho khủng bố sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga tại vùng biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17366)
- "Cùng thời điểm điều B-52 bay ngang Biển Đông, điều khu trục hạm USS Lassen áp sát 12 hải lý bãi đá Subi, đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar neo đậu ở Subic, Tổng Thống Barack Obama gởi "Thông điệp chiến hạm" đến Châu á, viện trợ an ninh biển và nhắc nhở "Liên minh kinh tế TPP" đừng bỏ lỡ cơ hội".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18415)
"Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển để lực lượng hàng hải Việt Nam phát triển, và ủng hộ các hoạt động hợp tác với các lực lượng khác trong khu vực".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16606)
"Qua tìm hiểu các nhân chứng, bạn bè và lấy nguồn tin từ cảnh sát, các tờ báo như Times, Sun, Daily Mail tìm cách mô tả rằng người phụ nữ trẻ này, sinh tại Pháp trong gia đình di dân gốc Morocco, từng "uống bia rượu, có nhiều bạn trai" trước khi đi vào con đường Thánh Chiến Hồi giáo".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18359)
- Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập « Cộng đồng ASEAN – AEC » theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. - Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện là một khu vực với hơn 600 triệu dân và với hơn 2.600 tỷ đô la GDP. - Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường VN và đề nghị không quân sự hóa ở Biển Đông.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17718)
Ngay đợt tấn công đầu tiên của cảnh sát vào căn hộ tại Saint-Denis vào lúc 4 giờ 20 sáng ngày 18/11/2014, một phụ nữ thánh chiến Hồi giáo cực đoan đã tự kích hoạt đai chất nổ đeo trên người và chết tại chỗ. Đây là trường hợp đầu tiên tại Châu Âu và khiến chính quyền lo ngại. "Trên thế giới, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công có phụ nữ tham gia và cho thấy cách giấu chất nổ của họ. Một số người giấu trong trang phục truyền thống rộng rãi, một số khác giấu trong túi xách hay trong áo ngực".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17858)
Manila 17 Nov 2015 - "Đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar (tiền thân của Pilar là chiến hạm tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.) TT Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ». - "Nếu chúng ta muốn làm một đối tác nghiêm túc của khu vực cực kỳ quan trọng này của thế giới, chúng ta phải làm đúng về mặt kinh tế và chúng ta phải làm đúng về mặt an ninh quốc gia. Đó chính là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã hình thành là vô cùng quan trọng". - "AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz". - M
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16463)
"Sau khi tham dự Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 17/11/2015 đã tới Philipines để dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)".
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18067)
"Có dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến “thần kinh” phán đoán ý chí của nhau giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục, Mỹ thậm chí có thể sẽ định kỳ cho máy bay quân sự đi vào vùng trời các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn có “lợi ích chung rất lớn”, tranh chấp cần giới hạn trong phạm vi có thể kiểm soát".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17250)
"Trong cuộc tranh luận ngày 14/11/2015 tại bang Iowa giữa ba ứng cử viên của đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử sơ bộ để ra tranh chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, loạt khủng bố đẫm máu Paris đã chiếm một vị trí quan trọng".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17297)
6 địa điểm bị tấn công: Nhà hát Bataclan : 82 người chết Stade de France (ngoại ô Paris) : 4 người chết Phố Charonne : 18 người chết Phố Alibert : Ít nhất 12 người chết Phố Fontaine au Roi : Ít nhất 5 người chết Đại lộ Voltaire : Một người chết
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16714)
- TÒA BẠCH ỐC: "Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã gọi điện thoại cho người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình để tán dương “nỗ lực không ngừng và sự hy sinh của bà trong nhiều năm tranh đấu cho một nước Myanmar bao gồm nhiều thành phần, hoà bình và dân chủ hơn”. - HỒNG THỦY: "Có thể con đường phía trước của bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD còn nhiều thử thách, chưa hết chông gai nhưng những gì đã và đang diễn ra trong mấy ngày qua đã cho thấy sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của sự công khai minh bạch trong thế giới thông tin internet và cả sự dũng cảm của các nhà lãnh đạo đảng USDP cầm quyền".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16953)
"Theo dự liệu, ông Netanyahu sẽ yêu cầu được viện trợ 50 tỉ đô la cho thập niên bắt đầu từ năm 2017 để duy trì ưu thế quân sự đối với các nước láng giềng. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17707)
"Trong nội dung đăng tải đầu tiên của mình, Obama nói rằng ông muốn nơi này là "một nơi chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện thực sự về những vấn đề quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta, một nơi mà các bạn có thể nghe trực tiếp từ tôi, và chia sẻ những suy nghĩ và những câu chuyện của riêng bạn."
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17650)
- "Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.” - "Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17930)
"Loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này"..." Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm". "Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17972)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".