Luật pháp quốc tế cho phép "bên thứ 3" ngăn chặn TQ độc chiếm Biển Đông

15 Tháng Bảy 20186:47 CH(Xem: 12651)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 16 JULY 2018


Luật pháp quốc tế cho phép "bên thứ 3" ngăn chặn TQ độc chiếm Biển Đông


image031

Tiến sĩ Trần Công Trục


16/07/18


 (GDVN) - Đánh giá các hành động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là việc sử dụng vũ lực mà luật pháp quốc tế đã chỉ ra, sẽ mở ra khả năng hành động tự vệ để ứng phó.


The Diplomat ngày 11/7/2018 đăng bài viết của Tiến sỹ Constantinos Yiallourides, một học giả luật quốc tế về những tranh chấp lãnh thổ tại Viện Nghiên cứu Luật so sánh và quốc tế (BIICL), tác giả chính của báo cáo "Việc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”, xuất bản tháng 7/2018. 


Trong bài viết này, dưới góc độ luật pháp quốc tế, Tiến sĩ Constantinos Yiallourides đã trình bày quan điểm của ông về bản chất hành động của Trung Quốc đang triển khai ở Biển Đông. 


Đó là hành động “sử dụng vũ lực” hay chỉ là hành động “gây sức ép”?


Tuyên bố chung Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Nhật và Mỹ ngày 3/6 vừa qua đã lên án mạnh mẽ những hoạt động của Trung Quốc trong Biển Đông. Tuyên bố nhấn mạnh rằng: 


Đó là “việc sử dụng sức mạnh hoặc gây sức ép, cũng như những hoạt động đơn phương, nhằm làm thay đổi hiện trạng và lợi dụng các tranh chấp để phục vụ cho mục đích quân sự ở Biển Đông”. 


image032

Tiến sĩ Constantinos Yiallourides, nguồn: twitter.com/constantinyiall.


Gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng quân sự “nhằm mục đích đe dọa hay ép buộc” và cảnh báo về những “hậu quả” có thể xảy ra nếu tình hình vẫn tiếp diễn.


Theo Tiến sĩ Constantinos Yiallourides, việc lựa chọn ngôn từ, đặc biệt là từ “ép buộc” (coercive) để chỉ đích danh những hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, là rất có chủ ý, chứ không phải ngẫu nhiên;


Và quan trọng hơn là nó không làm giảm nhẹ hay thay đổi bản chất của những hoạt động được Trung Quốc triển khai thực hiện trong Biển Đông thời gian qua.


Bởi vì, “sức ép cố ý”(coercive intent) là một trong những đặc điểm của những hoạt động bị coi là sự cố ý vi phạm các quy định nghiêm cấm sử dụng vũ lực theo luật quốc tế, như được nêu tại Điều 2 (khoản 4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc.  


“Sức ép cố ý” phản ánh mục đích có chủ ý và có thể được nhận rõ về tác động của “việc sử dụng vũ lực để ép buộc một quốc gia khác phải chấp nhận hiện trạng mới”


Việc gây “sức ép có chủ ý” đã trở thành một yếu tố có tác động đến tình hình triển khai và chiếm đóng vùng lãnh thổ tranh chấp mà không được các bên yêu sách khác chấp nhận.


Để minh họa cho nhận định của mình, Tiến sĩ Constantinos Yiallourides dẫn ra một số  vụ việc tương tự đã xảy ra trong thực tiễn quốc tế. Điển hình là Án lệ về bức tường Israel năm 2004. 


Trong vụ án này, Tòa án Công lý quốc tế đã phán quyết rằng, việc Israel xây dựng bức tường trong lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine là một “sự thụ đắc lãnh thổ bằng sức mạnh”;


Việc này trái với Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, mặc dù Israel cam kết rằng bức tường chỉ có tính tạm thời. 


Tòa phán quyết rằng việc xây dựng bức tường đã tạo nên “sự đã rồi” tại vùng lãnh thổ nói trên. Vì vậy, điều đó có thể được coi là “sự thôn tính trên thực tế”


Quay trở lại hoạt động quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành, Tiến sỹ Constantinos Yiallourides nhận định, điều này được cho là đã tạo thành một sự mở rộng lãnh thổ bất hợp pháp bằng vũ lực, trái với luật pháp quốc tế.


Bằng cách quân sự hóa các cấu trúc địa lý tranh chấp, Trung Quốc đã đẩy các đối thủ vào tình thế phải lựa chọn, hoặc là chấp nhận hiện trạng mới, hoặc phải chấp nhận một cuộc chiến tốn kém với một siêu cường trong khu vực.


Ngay cả khi Tòa Trọng tài (thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982) ra phán quyết vô hiệu hóa yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông (đường lưỡi bò), Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng kiểm soát vùng biển này.


Theo nhà khoa học chính trị hàng đầu M. Taylor Fravel, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ nhằm mục đích tạo thanh thế về lập trường cứng rắn của mình, ngăn chặn các đối thủ trong tất cả các tranh chấp khác.


Tại sao việc phân loại các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là rất quan trọng trong luật pháp quốc tế?


Điều gì khác biệt theo luật pháp quốc tế, khiến cho hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hội đủ điều kiện của việc sử dụng vũ lực như Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc?


Thứ nhất, việc đánh giá các hành động của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là việc sử dụng vũ lực mà luật pháp quốc tế đã chỉ ra, sẽ mở ra khả năng hành động tự vệ để ứng phó.


Tuy nhiên, tự vệ chỉ chính đáng khi đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang (Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc), một trong những "hình thức sử dụng vũ lực nghiêm trọng nhất", để phân biệt với "các hình thức ít nghiêm trọng hơn".


Việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc là tương đối nhỏ để đủ điều kiện của một cuộc tấn công vũ trang (nếu xem xét các sự kiện đơn lẻ), nhưng thay vào đó chúng là một phần của các hành động vũ trang dẫn đến một sự thay đổi lãnh thổ chiến lược có lợi cho Trung Quốc.


Vì vậy, ngay cả mỗi hành động triển khai vũ trang đơn lẻ không đủ nghiêm trọng để được coi là một cuộc tấn công vũ trang, khi được thực hiện một cách tổng thể, thì những hành động này có thể nằm trong phạm vi một cuộc tấn công vũ trang quy định tại Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc (thuyết "tích lũy các sự kiện").


Thứ hai, việc đánh giá các hành động của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa có thể mở ra biện pháp đối phó của một bên thứ ba.


Có một sự đồng thuận rộng rãi rằng, việc cấm sử dụng vũ lực là một nghĩa vụ "erga omnes", nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế một nhà nước có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế nói chung.


Trong trường hợp xảy ra vi phạm nghĩa vụ "erga omnes", tất cả các quốc gia khác có quyền áp dụng các biện pháp đối phó hiệu quả để kết thúc sự vi phạm này giống như chính họ bị tổn hại trực tiếp vì hành vi vi phạm (sử dụng vũ lực) đó.


Theo đó, nếu việc Trung Quốc đơn phương triển khai lực lượng vũ trang ở quần đảo Trường Sa đủ điều kiện cấu thành hành vi sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia yêu sách khác, do đó cấu thành hành vi vi phạm nghĩa vụ "erga omnes", các quốc gia thứ 3 có thể kêu gọi trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc ngay cả khi họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vi phạm.


Điều này có nghĩa là các quốc gia ngoài các bên yêu sách như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, có thể áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.


Từ những phân tích và dẫn chứng được đưa ra, đối chiếu với những hoạt động của Trung Quốc, cả phương diện lời nói và hành động trên thực tế có thể thấy:


Cho dù Trung Quốc cam đoan rằng “sẽ không dùng đến vũ lực” để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, thì các hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ quân sự liên hoàn trong lãnh thổ tranh chấp… đã tạo nên “sự đã rồi”.


Trung Quốc đã gây sức ép để buộc các bên yêu sách khác phải chấp nhận “hiện trạng mới” (statu-qo). Đó là bằng chứng về sự bành trướng lãnh thổ bằng sức mạnh, trái với luật pháp quốc tế.


Quả thực, bằng việc quân sự hóa các đảo tranh chấp, Trung Quốc đã đi ngược lại luật pháp quốc tế, muốn thay đổi thỏa thuận “giữ nguyên hiện trạng” mà các bên tranh chấp đã cam kết, bằng việc cố tình tạo ra “hiện trạng mới” để ép buộc các bên tranh chấp khác phải chấp nhận.  


Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ và đánh giá cao những phân tích, nhận định trong bài viết nói trên của Tiến sĩ Constantinos Yiallourides. 


Bởi vì, bằng những thông tin thật sự khách quan, khoa học, Tác giả đã chỉ rõ bản chất của các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. 


Đó là việc Trung Quốc đã và đang dùng sức mạnh để thôn tính, xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác, hoàn toàn không phải là những hành động “tự vệ bắt buộc” như lập luận của Bắc Kinh;


Ngược lại, các nước có liên quan đang phải đối mặt với những cuộc tấn công bằng sức mạnh quân sự, dưới nhiều thủ đoạn, hình thức khác nhau;


Và điều đó chắc chắn Trung Quốc sẽ bị giáng trả bởi những hành động “tự vệ chính đáng” được Luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo hộ, thậm chí có thể sẽ bị trả đũa một cách mạnh mẽ bởi một bên thứ 3…khi bên thứ 3 đó thực hiện nghĩa vụ “erga omnes”.


Tiến sĩ Trần Công Trục
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17903)
- "Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.” - "Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18124)
"Loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này"..." Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm". "Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18197)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18114)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16769)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17306)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18062)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18574)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17447)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17409)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17883)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 20012)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17441)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17509)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19665)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19454)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20069)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".