Chính sách quân sự của TQ tại châu Phi

03 Tháng Bảy 20186:51 CH(Xem: 13629)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU PHI  - THỨ TƯ O4 JULY 2018


Chính sách quân sự của TQ tại châu Phi


Thu Hằng 02-07-2018


 image009

Trung Quốc có lực lượng quân sự đứng đầu thế giới về quân số, với khoảng 2 triệu binh sĩ.REUTERS/Stringer


Từ ngày 26/06 đến 10/07/2018, Bắc Kinh tiếp đón nhiều quan chức quốc phòng châu Phi trong khuôn khổ Diễn đàn Trung Quốc-Châu Phi về quốc phòng và an ninh nhằm thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược song phương.


Trang Deutsche Welle tiếng Pháp (26/06/2018) trích một bản báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri), cho biết số lượng vũ khí mà Trung Quốc bán cho châu Phi đã tăng thêm 55% kể từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức chủ tịch vào năm 2013.


Đáng chú ý trong số vũ khí này có loại súng giống AK-47 có giá rẻ hơn và đang được sử dụng tại một số khu vực căng thẳng như Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Trung Phi và Nam Sudan. Cũng chính tại Nam Sudan, Trung Quốc đã triển khai những chiếc trực thăng Mi-171 đầu tiên do nước này sản xuất.


Chủ tịch Viện Nghiên cứu Triển vọng và An ninh tại châu Âu (IPSE) giải thích : « Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ và là nước thứ hai can thiệp sâu vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Đây là lập trường mà Trung Quốc bảo vệ đến mức nước này đã lập căn cứ nước ngoài đầu tiên ở Djibouti với khả năng có thể chứa đến 10.000 người ».


Còn chuyên gia an ninh Emmanuel Dupuy giải thích thêm : « Trung Quốc đã tham gia vào phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali (Minusma). Ngoài ra, quân nhân Trung Quốc cũng có mặt trong nhiều chiến dịch gìn giữ hòa bình » như tại Congo, Nam Sudan hay Nigeria. Bắc Kinh « còn muốn hỗ trợ tổ chức Lực lượng đối phó nhanh trước các khủng hoảng (CARIC), được triển khai từ tháng 07/2016 ».


Bán vũ khí… vô điều kiện


Theo nguồn tin của Deutsche Welle, cách đây vài tháng, Trung Phi đã đặt hàng với tập đoàn nhà nước Trung Quốc Poly Technologies nhiều xe thiết giáp, súng máy, lựu đạn và nhiều loại vũ khí khác. Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp đã lên tiếng phản đối.


Lý do được tướng Jérôme Pellistrandi, chủ biên tạp chí Quốc Phòng Pháp, nêu lên là « Thiết bị của Trung Quốc tuy chắc chắn, đáng tin cậy về kỹ thuật, nhưng lại được bán cho một số nước bất chấp các vấn đề về quyền lãnh đạo... Những loại vũ khí này... chắc chắn sẽ không góp phần vào việc tái lập ổn định và an ninh trong vùng ».


Đa số các nhà phân tích không bất ngờ về việc Trung Quốc đa dạng hóa sự hiện diện tại châu Phi. Họ cho rằng, ngay từ năm 1998, Bắc Kinh đã thực hiện chiến lược quân sự được ghi trong Sách Trắng do chính phủ Trung Quốc công bố. Tài liệu này dường như đã khuyến khích tăng số lượng vũ khí xuất khẩu và xây dựng lực lượng quân sự Trung Quốc ở châu Phi.


Theo chính sách này, vào tháng 07/1999, một cơ quan giống như tình báo đã được thành lập, với việc đưa vào hoạt động 5 văn phòng cấp vùng của bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc tại Ai Cập, Sudan, Nigeria, Angola và Nam Phi. Năm 2015 như vậy đánh dấu một bước tiến quyết định : các văn phòng đại diện nói trên từ dân sự đã chuyển thành quân sự.


Triển khai lực lượng


Bắc Kinh cũng thường xuyên tái khẳng định cam kết hỗ trợ tài chính cho việc triển khai lực lượng G5 Sahel có nhiệm vụ chống khủng bố thánh chiến chủ yếu ở phía bắc Mali và luôn đe dọa đến vùng Sahara.


Ngoài ra, với khoản đóng góp chiếm đến 10,25% của sở chỉ huy các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc là nước đóng góp ngân sách lớn thứ hai, sau Hoa Kỳ. Nhưng về mặt quân số, Trung Quốc lại đứng thứ 11, có 2.500 quân nhân tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình ở châu Phi. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn có một đội quân dự bị khoảng 8.000 người, sẵn sàng can thiệp trong khuôn khổ một chiến dịch của Liên Hiệp Quốc./
17 Tháng Năm 2016(Xem: 21043)
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó".
13 Tháng Năm 2016(Xem: 16718)
Thái độ của Philippines: "Song phương" hay "Đa phương" về Biển Đông?
10 Tháng Năm 2016(Xem: 18356)
"Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 23343)
"Hàng triệu con cá chết trải dài hơn 200km dọc bãi biển miền trung Việt Nam đang đặt ra những thử thách lớn nhất cho đến nay đối với tân chính phủ ".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 16381)
"Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc..."
02 Tháng Năm 2016(Xem: 17026)
"Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua dành đề cử vào Nhà trắng thuộc Đảng Cộng Hòa của Mỹ, Donald Trump cáo buộc Trung quốc “cưỡng bức thương mại” Hoa Kỳ".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 16266)
- TNS McCain kêu gọi nới lỏng thêm cấm vận vũ khí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17956)
"Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa". "Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17433)
"Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông, do ý đồ thống trị của Bắc Kinh qua việc xây dựng các thiết bị quân sự tại vùng biển này".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 16746)
"Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã thăm Việt Nam hôm 25/4 để gặp các quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, và một số tổ chức khác. Ông Vilsack và phía Việt Nam đã bàn thảo các chi tiết của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 15461)
"Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Matxcơva, hai Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17941)
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16866)
Sự kiện tác giả người Mỹ gốc Việt chiến thắng hạng mục Tiểu thuyết của giải thưởng danh giá Pulitzer 2016 đã đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt trong ngoài nước.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16627)
- That man was rare. And we were damn lucky to have him! Người dân Mỹ, dù vẫn còn hơi sớm, hẳn đã phần nào cảm nhận được sự thật rằng: Barack Obama thực sự xuất chúng. Và nước Mỹ rất may mắn khi có ông.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 17280)
"Hôm 17/04/2016, tổng thống Miến Điện Htin Kyaw đã ân xá cho hơn 80 tù nhân nhân dịp năm mới truyền thống của người Miến Điện".