Ethiopia: Biểu tượng của đầu tư ồ ạt Trung Quốc ở châu Phi

19 Tháng Sáu 20188:23 CH(Xem: 12257)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU PHI  - THỨ TƯ 20 JUNE 2018


Ethiopia: Biểu tượng của đầu tư ồ ạt Trung Quốc ở châu Phi


Thu Hằng 18-06-2018


image023Tuyến đường sắt Addis-Abeba đến Djibouti do Trung Quốc xây dựng được khánh thành ngày 05/10/2016 tại Ethiopia.AFP/Zacharias ABUBEKER


Trang nhất các nhật báo Pháp ra ngày 18/06/2018 tiếp tục đề cập đến việc Liên Hiệp Châu Âu bị chia rẽ sâu sắc và tỏ ra bất lực trước làn sóng di dân, đặc biệt sau sự kiện con tầu Aquarius chở 630 người phiêu bạt từ Ý sang Tây Ban Nha.


Kỳ thi tú tài tại Pháp, bắt đầu từ hôm nay, trong bối cảnh cải cách đầu vào đại học là chủ đề nổi bật của thời sự Pháp, cùng với luật Khế  Ước Cải Cách Doanh Nghiệp, được bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire trình lên Hội Đồng Bộ Trưởng trước khi được đưa ra thảo luận ở Nghị Viện, cũng như việc đảng Cộng Hòa Tiến Bước bắt đầu bị chia rẽ sau một năm cầm quyền.


Ethiopia rộng tay đón đầu tư Trung Quốc


Riêng nhật báo Le Monde có bài phóng sự thú vị về sự hiện diện khắp nơi của Trung Quốc tại Châu Phi, trong đó Ethiopia là biểu tượng đặc trưng của làn sóng đầu tư ồ ạt, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ethiopia và đầu tư ồ ạt vào quốc gia có khoảng 100 triệu dân này vì Ethiopia muốn gia nhập vào các nước có thu nhập trung bình từ nay đến năm 2025. Từ năm 2005 đến 2012, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tham gia vào hơn 700 dự án, đã đi vào hoạt động hoặc đang thực hiện, và sử dụng khoảng 165.000 nhân công.


Hàng loạt tập đoàn xây dựng Trung Quốc (CCECC, CSCEC, CCCC…) có ít nhất một dự án khổng lồ tại quốc gia rộng lớn ở vùng sừng châu Phi: tuyến đường cao tốc đầu tiên, một tuyến tầu điện, trụ sở của Liên Hiệp Châu Phi (một món quà của Bắc Kinh, được khánh thành tháng 01/2012) và hiện là dự án mở rộng sân bay quốc tế Bole với tổng chi phí lên đến 345 triệu đô la hoàn toàn do ngân hàng xuất nhập khẩu Exim Bank của Trung Quốc tài trợ.


Dự án tiêu biểu nhất chính là tuyến đường sắt nối liền thủ đô Addis-Abeba của Ethiopia với nước Djibouti nhỏ bé có hải cảng, từng được xây trong thời Pháp thuộc. Một công ty Trung Quốc được phép khai thác tuyến đường sắt, đào tạo nhân viên địa phương tại các toa tầu trong vòng sáu năm và trên lý thuyết, người Ethiopia sẽ đảm nhiệm công việc này từ năm 2024.


Với Trung Quốc, tuyến đường sắt Addis-Abeba - Djibouti còn là một chặng của dự án « Con đường tơ lụa mới », biểu tượng cho chính sách bành trướng toàn cầu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Trung Quốc: Chỉ quan tâm đầu tư kinh tế, không đòi hỏi dân chủ


« Ethiopia giao phần lớn dự án này cho Trung Quốc vì quốc gia châu Á này còn sẵn sàng cung cấp tài chính, trong khi phương Tây không làm điều đó », theo phân tích của Yunnan Chen, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc-Châu Phi tại đại học Johns-Hopkins ở Washington DC. « Bắc Kinh chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, trái ngược với Washington thường tập trung về vấn đề an ninh và chính trị », theo nhận định của một kinh tế gia ẩn danh thuộc Hội Đồng đầu tư Ethiopia.


Chính vì vậy, Trung Quốc thường được chính quyền quốc gia châu Phi này ưu ái. Thực vậy, một mặt vì muốn theo mô hình phát triển của Trung Quốc, mặt khác Ethiopia cũng đánh giá cao chính sách đối ngoại không can thiệp của Bắc Kinh, không đặt điều kiện về các vấn đề nhân quyền hay chỉ trích các chế độ chuyên quyền… trong khi phương Tây thường gây sức ép về mặt dân chủ.


Chiến lược « đôi bên cùng có lợi »


Quan hệ « đôi bên cùng có lợi » giữa Bắc Kinh và Addis-Abeba được tăng cường từ những năm 2000. Trung Quốc là đầu tầu cho dự án tăng tốc công nghiệp hóa của Ethiopia với mô hình thiên về xuất khẩu để trữ ngoại tệ.


Chính vì vậy, Ethiopia cần phát triển hạ tầng, còn Trung Quốc cũng thấy phần bánh trong đó. Ethiopia không có nguồn tài nguyên dồi dào, nhưng lại có đông đảo nhân công giá rẻ, thường được ví như « Trung Quốc của châu Phi ».


Bắc Kinh được lợi rất nhiều trong chiến lược hợp tác thương mại « mất cân đối » này : Năm 2016, Ethiopia xuất khẩu 88,7 triệu đô la sang Trung Quốc nhưng nhập đến 3,21 tỉ đô la, chủ yếu phục vụ các dự án hạ tầng do Exim Bank tài trợ, tiếp theo là dệt may, thuộc da hoặc dược phẩm.


Thị trường Ethiopia tràn ngập hàng Trung Quốc, từ quần áo đến đồ gia dụng bằng nhựa hoặc thiết bị điện tử và máy móc… Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đau đầu vì khối lượng hàng hóa dư thừa, giá bán rẻ, bỗng tìm được đầu ra mới ở quốc gia châu Phi này.


Sau 6 năm bị chiếm đóng dưới thời Mussolini (1935-1941), Ethiopia vẫn tự hào chưa từng khuất phục trước thế lực nước ngoài nào. Thế nhưng, vì cần tăng trưởng để cải thiện đời sống người dân, Ethiopia tìm đến Trung Quốc như một đối tác không thể thiếu, trong khi các doanh nghiệp Ethiopia chưa đủ sức cạnh tranh với người Hoa.


Thương mại : Mỹ-Trung cùng nhau tăng thuế


Mỹ và Trung Quốc đồng loạt tăng thuế nhập khẩu 25% nhắm vào nhiều mặt hàng của nhau kể từ ngày 06/07 tới là chủ đề được hai nhật báo Le Monde và Les Echos cùng đề cập.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua quyết định đánh thuế 50 tỉ đô la đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Theo Le Monde, danh sách đầu tiên gồm hơn 800 loại mặt hàng, trên khoảng 1.102 sản phẩm, sẽ chịu khoản thuế bổ sung 25%. Bắc Kinh ngay lập tức cũng thông báo biện pháp đáp trả, trước mắt đối với 659 sản phẩm và chủ yếu tập trung vào nông phẩm Mỹ, đặc biệt là đậu nành, để đánh vào tầng lớp cử tri ủng hộ tổng thống Trump.


Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết « mọi điểm được hai bên ký kết trong các cuộc đàm phán trước từ giờ trở nên vô hiệu ». Như vậy, theo Les Echos, bất chấp mọi nỗ lực đàm phán trước đây và vai trò của Trung Quốc trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ vẫn thẳng tay áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại.


Nhập cư : Độc dược chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu


Chủ đề chính của các nhật báo Pháp là sự kiện con tầu Aquarius chở 630 di dân được cứu ngoài khơi Địa Trung Hải đã cập cảng Valence, Tây Ban Nha, ngày 17/06/2018.


Với Libération, « cuối cùng Aquarius đã cập cảng ». « Châu Âu tìm giải pháp để tránh một cuộc khủng hoảng di dân mới » là hàng tựa trên trang nhất của Le Figaro với hình ảnh con tầu mầu cam, cập cảng Valencia, Tây Ban Nha, sau khi tân chính phủ Ý từ chối tiếp nhận.


Các nhật báo đều có cùng nhận định là sự kiện này cho thấy những rạn nứt trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu đối với việc quản lý làn sóng di cư. Trong bài viết « Merkel, Macron và Liên Hiệp Châu Âu trước làn sóng chống nhập cư », Le Monde đánh giá « việc cánh hữu cứng rắn và phe cực hữu xích lại gần nhau làm rung chuyển thêm sự gắn kết của châu Âu ».


Les Echos nhận định ở trang trong : « Với tầu Aquarius, Tây Ban Nha muốn gây chấn động chính trị »« kêu gọi đừng để các nước Nam Âu một mình cáng đáng sức ép di dân ».


Xã luận của nhật báo Công Giáo La Croix cũng cho rằng quyết định đón 630 di dân của Madrid chỉ là một khoảnh khắc tạm thở phào trước cuộc khủng hoảng di dân, được ví như một « độc dược » đang có nguy cơ làm bùng nổ châu Âu. Vì tại Đức, đảng liên minh chính phủ với thủ tướng Merkel dọa rút lui bằng cách gây sức ép để có thể trục xuất một người từng xin tị nạn tại một nước khác thuộc Liên Hiệp Châu Âu. Tương tự, một « trục » chống di dân bất hợp pháp đã được hình thành theo lời kêu gọi của bộ trưởng Nội Vụ các nước Đức, Áo và Ý.


Với xã luận của Le Monde, con tầu « Aquarius là cái bẫy của phe cực hữu » Ý đang tìm cách chứng tỏ cho Bruxelles là họ không đoái hoài đến mối đe dọa đang đè nặng lên Liên Hiệp. Họ giăng ra chiếc bẫy đáng gờm này ngay trước thềm bầu cử Nghị Viện Châu Âu, dự kiến vào tháng 05/2019.


Hai ngày thượng đỉnh châu Âu, 28-29/06, theo xã luận của La Croix, hẳn là cơ hội để các nước xem xét lại quy định, cách thức đón tiếp di dân và nền tảng của Hiến chương Liên Hiệp : « Ý thức được di sản tinh thần và đạo đức, Liên Hiệp dựa trên các giá trị không chia rẽ được và phổ quát về nhân phẩm, tự do, công bằng và tương ái ».


Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ : Đối lập lo sợ gian lận hàng loạt


Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống và Nghị Viện vào ngày 24/06 tới, phe đối lập tỏ ra quan ngại về nguy cơ gian lận hàng loạt và có tổ chức.


Theo thông tín viên của La Croix, luật bầu cử mới được thông qua vào tháng 03/2018, đặt ra nhiều nghi vấn, như các lá phiếu không được chính quyền đóng dấu vẫn được tính ; lực lượng cảnh sát có thể can thiệp tại phòng phiếu mà chỉ cần một cử tri yêu cầu miệng ; các phòng phiếu có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác.


Hai biện pháp cuối cùng đặc biệt liên quan đến vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có đa số dân là người Kurdistan, thường có tác động đến mầu sắc chính trị ở tân Nghị Viện. Chỉ có những đảng thu được 10% số phiếu có thể cử nghị sĩ đến Ankara và theo một số thăm dò gần đây, cánh tả thân Kurdistan của đảng HDP có thể đạt được con số này và như vậy, tân chính phủ sẽ không có đa số.


Nhật báo Le Monde đánh giá « cuộc vận động tranh cử không dễ dàng gì cho Erdogan »« tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không khích lệ được đông đảo cử tri cho cuộc bầu cử ngày 24/06 ». Ngoài ra, chưa bao giờ, kể từ 15 năm qua, « ông Erdogan lại có vẻ suy yếu về mặt chính trị như vậy », thêm vào đó là tình hình ảm đạm của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ : lạm phát tăng theo hai con số, đồng tiền mất 15% trị giá so với đô la Mỹ từ đầu năm 2018, chảy máu nguồn vốn…
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27193)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 27083)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trong trại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (xin xác nhận).
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30741)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 20613)
"Các thay đổi sẽ cho phép binh lính Nhật được tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay. Các dự luật sẽ vẫn cần được Thượng viện phê chuẩn, nhưng nhiều người trông đợi là rốt cuộc chúng sẽ được thông qua để trở thành luật."
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 22024)
Sáng 7/7/2015 đoàn biểu tình với cờ vàng, biểu ngữ loa phóng thanh cầm tay tập trung tại công viên La Fayette bên cạnh tòa Bạch Ốc hô to những khẩu hiệu đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền và yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu tôn giáo, dân chủ trong nước.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 27349)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lấy 2 câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để kết thúc bài diễn văn của ông: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh cuộc hội đàm lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng - phụ đề thêm mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn. Ảnh: Thủ bút câu thơ Kiều của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tư liệu của MTL - thân hữu báo Văn Hóa.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 21320)
Thông tín viên RFI tại Vienna Sami Boukhelifa tường thuật : « Chỉ 48 tiếng đồng hồ thôi, không hơn, để hoàn thành một sứ mạng gần như bất khả. Những lo ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đang hiện rõ.Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo là ''các cuộc thương lượng có thể kết thúc theo bất kỳ hướng nào''.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 23498)
"The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?"
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 27378)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lẩy 2 câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du kết thúc bài diễn văn: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh có một không hai trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng kèm theo mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 21092)
"Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 23841)
"Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã kêu gọi bỏ phiếu "không đồng ý," phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, "Hôm nay chúng ta ăn mừng chiến thắng của dân chủ."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 22401)
Giới chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ có thông báo chính thức từ Nhà Trắng vào lúc 15:00 GMT (22:00 giờ Hà Nội) ngày 1/7. Hiện còn chưa rõ ngày tháng mở cơ quan ngoại giao ở hai nước, nhưng theo phóng viên BBC tại Cuba Will Grant thì có thể là giữa tháng Bảy.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 23578)
Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ, không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương. Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng. Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21440)
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này."
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21406)
"Trong ngôn từ Ả Rập nói riêng và Islam nói chung, “Iftar” là buổi ăn mà trong dân gian người Muslim nói tiếng Việt gọi nôm na là “buổi ăn sả chay” là buổi ăn cá nhân hoặc tập thể diễn ra vào buổi chiều khi mặt trời lặn."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21605)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Vienna vào tối 26/06/2015 để cùng với nhóm 5+1 và Iran thảo luận nước rút trong những ngày cuối tuần này để đạt được một thỏa thuận chung cuộc trước thời hạn chót là 30/06/2015."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21257)
"Nhiều nguồn thạo tin vào hôm 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21990)
"Buổi tiệc khoản đãi Iftar vừa qua là buổi khoản đãi thứ 7 cùa Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Vào thời các Tổng Thống Clinton, Bush tiền nhiệm, cũng đã tổ chức tiệc Iftar này tại Tòa Bạch Ốc."