Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung'

31 Tháng Năm 20186:14 CH(Xem: 13471)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 01 JUNE 2018


Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung'


TQ chờ nghe lập trường của Mỹ về Đông Hải.


Lập trường của VN: Trung lập, theo Mỹ hay theo Tầu?


image002Bản quyền hình ảnh AFP/ Roslan Rahman Image caption An ninh được thắt chặt trước giờ diễn ra Đối thoại Shangri-La


Ý kiến nói đại diện Việt Nam tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La "sẽ rất khó phát biểu chung chung" trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường gây sức ép ở Biển Đông.


Tin cho hay đại tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6.


Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch "sẽ có bài phát biểu quan trọng" và "các cuộc tiếp xúc song phương với bộ trưởng quốc phòng các nước", theo báo Thanh Niên.


Trung Quốc 'không coi trọng'


Hôm 30/5, trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Thứ nhất là Đối thoại Shangri-La là đối thoại an ninh Track-1 (đối thoại kênh 1), cho nên mang tính nghiêm túc và thường hay bàn về những chủ đề mang tấm chiến lược ở cấp cao. Trung Quốc đã cố gắng gây ảnh hưởng lên Shangri-La nhưng không thành công."


"Dĩ nhiên vì do Track-1 nên các nước "tấn công" chính sách Biển Đông của Trung Quốc khá nhiều, vì thế Trung Quốc dần dần đang muốn tổ chức một Đối thoại an ninh đối trọng khác ở Trung Quốc mà ở đó họ có thể kiểm soát được chương trình nghị sự như Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh (đây là một đối thoại an ninh Track-1.5).


Trung Quốc không coi trọng Shangri-la lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-la giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mớiNguyễn Thế Phương


"Trung Quốc có khả năng sẽ không cử các quan chức cấp cao nhất tới Shangri-La. Đây là điều có thể dự đoán trước được và thực sự là nếu vắng mặt các quan chức an ninh cấp cao nhất của Trung Quốc thì tầm bao phủ về mặt chính sách của Shangri-La có thể giảm sút. Suy cho cùng thì nếu muốn "đối thoại" thì cũng cần phải có đầy đủ các bên liên quan."


"Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề nóng của Shangri-la thôi. Đối với Việt Nam thì Biển Đông quan trọng nhưng sẽ có những vấn đề khác được nêu lên và nóng không kém là vấn đề Triều Tiên, vấn đề Myanmar và các loại an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh lại là Shangri-La là diễn đàn đa phương được đánh giá là quan trọng để Việt Nam có thể thảo luận chính sách an ninh ở cấp cao với các đối tác.


"Nói tóm lại, Trung Quốc không coi trọng Shangri-La lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-La giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mới."


image003

Bản quyền hình ảnh U.S. Navy Image caption Tàu tuần dương mang tên lửa USS Antietam (CG-54) đi vào vùng biển bên trong 12 hải lý gần Hoàng Sa


Cùng thời điểm, cây bút tự do Nguyễn An Dân ở TP.Hồ Chí Minh nói với BBC: "Đối thoại Shangri-La năm nay rất quan trọng vì nó thể hiện chính thức lập trường mỗi nước có liên quan đến tranh chấp và tự do, an ninh hàng hải ở Biển Đông, nhưng đa phần các nước sẽ chỉ tham gia ở cấp bộ trưởng, vì sách lược lớn thì hầu như đã quyết từ lâu rồi."


Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014.Nguyễn An Dân


"Từ phát biểu của các đoàn tham dự, chúng ta sẽ thấy rõ lập trường trung lập hay đứng về phía nào của các nước nhỏ giữa hai bên Trung-Mỹ. Các nước nhỏ không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông có quyền giữ "tế nhị ngoại giao", nhưng các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam sẽ rất khó phát biểu chung chung nữa."


"Năm 2014, sự kiện giàn khoan HD 981 trực tiếp phá vỡ chủ quyền lãnh hải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh quốc phòng, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thế "không thể lùi" đã buộc phải tuyên bố cứng rắn về lập trường để tranh thủ sự ủng hộ khi Việt Nam thực sự cần đến."


"Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy phái đoàn Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014."


"Nếu năm nay phái đoàn Việt Nam tuyên bố chung chung thì trong tương lai khi xảy ra xung đột, các nước ủng hộ Việt Nam sẽ khó có lý do hợp lý để ủng hộ Việt Nam."/(theo BBC 30/5/18)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Chủ tịch VN nêu quan ngại Biển Đông tại Shangri-La 2016

image001

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang chào khán giả tại Đối thoại Singapore; ông nói: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.”


Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói những diễn biến gần đây trong khu vực và trên Biển Đông “tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không”.


Ông Trần Đại Quang phát biểu tại Đối thoại Singapore thứ 38 do Viện Yusof Ishak - Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức hôm 30/8/2016.


“Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua,” ông nói.


Ông kêu gọi “tất cả quốc gia đoàn kết, chung tay hành động, tăng cường hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi”.


Chủ tịch nước Việt Nam nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là “bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” và giải quyết tranh chấp bằng “các biện pháp hòa bình”.


Đây là lần đầu ông Trần Đại Quang thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam.


Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược từ 2013.


Ông nói sự phát triển “rất đáng khâm phục” của Singapore là “bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam”./(BBC 30/8/2016)
18 Tháng Tư 2016(Xem: 16213)
"Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cùng các vị lãnh đạo Chính thống giáo Hy Lạp đã ra sân bay Mytilene trên đảo Lesbos để đón giáo hoàng. Sau đó, lãnh đạo Tòa thánh Vatican đã tới trung tâm Moria, nơi tạm giữ người tị nạn".
18 Tháng Tư 2016(Xem: 15267)
"... Trong một diễn tiến mới nhất, Trung Quốc điều nhiều máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đã điều Hạm đội HkMh John C. Stennis tiến hành tuần tra tại khu vực từ nhiều tuần trước... Bên cạnh đó, còn một cuộc chiến khác đang diễn ra song song, đó chính là cuộc chiến pháp lý".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 19062)
"Người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết: "Những gì Sam Rainsy nói chúng tôi để mất đất cho Việt Nam, chúng tôi không ngu. Ông ta dường như muốn chống lại người Việt Nam, nhưng thực tế mẹ ông ta là một người Việt".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 15533)
"Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói sai lầm tệ hại nhất trong các nhiệm kỳ Tổng Thống của ông là không chuẩn bị để có thể đối phó với những hệ quả ở Libya sau hành động can thiệp do NATO lãnh đạo để lật đổ lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi vào năm 2011, đẩy nước này vào tình trạng hỗn loạn".
11 Tháng Tư 2016(Xem: 15379)
"Ngoài vấn đề khủng bố, khối G-7 theo trông đợi cũng sẽ thảo luận về vấn đề an ninh ở Biển Đông và cuộc khủng hoảng di dân tại châu Âu và Trung Đông".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 15726)
"Đại sứ Saperstein sẽ thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 31/3. Trong chuyến thăm, ông sẽ gặp các quan chức chính phủ, cũng như các lãnh tụ tôn giáo và xã hội dân sự để bàn thảo về các cơ hội và thách thức đối với việc cải thiện tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 15486)
- "Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ diễn thuyết tại hội thảo quan trọng về Chiến tranh Việt Nam diễn ra ngày 27/4 tại Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson. - "Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng sẽ tham dự sự kiện này. Ngoài ra, còn có hai nhân vật đáng chú ý khác là ông Henry Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ thời kỳ 1973-1977, và nhà làm phim Ken Burns, người sẽ cho ra mắt bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam dài 10 phần vào năm 2017".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 16960)
"Rất nhiều người cho rằng, với chiến thắng của NLD trong cuộc bầu cử tháng 11/2015, với việc chính quyền của cựu Tổng thống Thein Sein chấp nhận kết quả bầu cử và rời khỏi vũ đài chính trị bằng việc công nhận kết quả đắc cử Tổng thống của ông Htin Kyaw, nền dân chủ của Myanmar đã được khẳng định giá trị trong đời sống chính trị tại quốc gia này".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 17160)
"Thủ tướng Iceland hôm thứ Ba từ chức giữa làn sóng biểu tình phản đối rộng khắp theo sau những tiết lộ về những khoản đầu tư gây nhiều nghi vấn của ông ta ở nước ngoài".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 15607)
"Các vấn đề an ninh dự kiến sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khi ông đến thăm Bahrain và Nhật Bản trong tuần này. Từ trụ sở Bộ ngoại giao ở Washington, thông tín viên Pam Dockins của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây:"
05 Tháng Tư 2016(Xem: 17343)
"Dưới đây là 10 sự việc diễn ra dưới thời TT Barrack Obama, nhưng đôi khi chúng ta vội sao nhãng vì truyền thông hầu như bỏ quên đi. Cuối năm nay ông sẽ chia tay với nhân dân Hoa Kỳ nhưng vẫn có hàng chục, hàng trăm triệu người tiếp tục thừa hưởng di sản của ông để lại. Xin kể:"
31 Tháng Ba 2016(Xem: 15348)
"Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong vòng hơn 50 năm đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypidaw. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật. Hai vị phó Tổng thống Myint Swe và Henry Van Tio cũng tuyên thệ nhậm chức cùng với ông Htin Kyaw. Lãnh tụ dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã được đề cử để trở thành một thành viên trong nội các của Tổng Thống tân cử Htin Kyaw ".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 16569)
"Một điểm Trump nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn là sẽ không để Trung Hoa hay các đối thủ khác lường trước được những suy tính và quyết định của mình. Trump nói sẽ trở thành không tiên đoán được, unpredictable, khi lãnh đạo quốc gia vì Hoa Kỳ quá dân chủ và cởi mở nên trở thành quá dễ dàng cho đối thủ tính trước được phản ứng". - Tổng thống Obama: Nhà báo có trách nhiệm 'tìm tòi kỹ hơn'
29 Tháng Ba 2016(Xem: 16707)
"Không chỉ là một thành tích quân sự, việc quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga giành lại được thành phố cổ Palmyra từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech)..."
29 Tháng Ba 2016(Xem: 17108)
"Ngày 28/03/2016, Nhật Bản khánh thành hệ thống radar mới trên đảo Yonaguni, gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 15327)
"Tổng thống Obama là diễn giả chính tại lễ trao Giải thưởng Toner dành cho Đưa tin Chính trị Xuất sắc. Giải thưởng được đặt theo tên của Robin Toner, người phụ nữ đầu tiên được cử làm phóng viên chuyên về chính trị quốc gia của tờ New York Times".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 18104)
"Giáo Hoàng Francis rao giảng thông điệp Phục Sinh hy vọng sau một tuần ảm đạm ở châu Âu, kêu gọi người Công giáo không để sự sợ hãi và bi quan "chi phối" mình".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 15632)
"Hôm thứ Tư 23/03, quân đội Syria đã tiến hành một cuộc tấn công mới, và chiếm được tất cả các ngọn đồi ở phía tây và tây nam thành cổ Palmyra. Thành cổ, đã từng bị nhóm hồi giáo cực đoan đánh chiếm từ tháng 05/2015, hiện đang nằm trong tầm ngắm của các khẩu đại bác được đặt trên các chiếc xe bọc thép của chính phủ, cách lối vào thành 2 km".