Chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem: Ván bài mạo hiểm của Donald Trump

27 Tháng Năm 20188:01 CH(Xem: 12614)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU PHI  - THỨ HAI 28 MAY 2018


Chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem: Ván bài mạo hiểm của Donald Trump


Thu Hằng 14-05-2018


image016Nhân viên đại sứ quán Mỹ chuẩn bị địa điểm làm lễ khánh thành tòa đại sứ Mỹ ở Jerusalem ngày 14/05/2018.AFP


Chọn 14/05/2018, ngày thành lập nhà nước Do Thái để chuyển sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem, đúng là quyết định mang tính « biểu tượng cao », như lời hứa của ông Donald Trump trong đợt tranh cử tổng thống, đặc biệt trong bài diễn văn hồi tháng 03/2016 trước Ủy ban Công vụ Israel (AIPAC) đầy thế lực.


Thực hiện quyết định ngày 06/12/2017 còn là cam kết của chính quyền Mỹ, chính thức công nhận thành phố Thánh là thủ đô Israel, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và làm tăng nguy cơ « đổ thêm dầu » vào chảo lửa Trung Đông.


Chủ nhân Nhà Trắng tôn trọng nguyên tắc hàng đầu của ông về lĩnh vực đối ngoại : đó là giữ lời hứa trong đợt vận động tranh cử và làm hài lòng các cử tri. Nhiều tổng thống tiền nhiệm từng hứa chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem khi vận động tranh cử nhưng không ai giữ lời. Còn với Donald Trump, « một tổng thống thường nói những điều không có ý nghĩa, lại thực hiện các phát biểu của mình », theo nhận định chua cay của ông Robert Malley, giám đốc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), cựu cố vấn về Trung Đông của tổng thống Barack Obama.


Thực ra, tổng thống Donald Trump chỉ quyết định thi hành đạo luật được Nghị Viện Mỹ thông qua năm 1995, nhưng thường được các tổng thống Mỹ tiền nhiệm tạm hoãn để tránh phá hủy tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Đi ngược lại những người tiền nhiệm, quyết định tổng thống Donald Trump không chỉ nhận được sự ủng hộ từ phe Cộng Hòa mà còn từ rất nhiều chính trị gia bên đảng Dân Chủ. Vì « rất nhiều người Mỹ nghiễm nhiên coi Jerusalem là thủ đô của Israel và không hiểu hết sự tinh tế của những thách thức quanh vấn đề này », vẫn theo đánh giá của ông Malley với thông tín viên RFI Anne Corpet tại Washington.


Từ 30 năm qua, đảng Cộng Hòa nhiệt tình ủng hộ nhà nước Do Thái vì họ biến những tư tưởng tôn giáo ủng hộ Israel thành nền tảng chính trị, theo đó vùng đất Palestine thuộc về dân tộc Do Thái. Với việc chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem, Washington đánh dấu sự thay đổi trong chính sách liên quan đến vị thế của thành phố Thánh được áp dụng từ nhiều thập kỷ nay. Nhưng đặc biệt hơn, tổng thống Donald Trump dường như muốn giải quyết dứt khoát vấn đề đường biên giới ở Jerusalem, như ông từng thừa nhận các cuộc chinh phục mà Israel đã dùng đến sức mạnh cho dù vi phạm luật pháp quốc tế.


Người dân Palestine phẫn nộ vì quyết định của tổng thống Mỹ, nhưng lãnh đạo các nước Ả Rập trong khu vực lại không quá gay gắt. Ả Rập Xê Út không hứng chịu bất kỳ tác động nào từ quyết định đơn phương của Hoa Kỳ. Các nước này « bán rẻ » vấn đề thủ đô Jerusalem vì có những mối bận tâm khác, « như sự sống còn của chế độ của họ hoặc muốn chống lại mối đe dọa Iran bằng mọi giá. Chính ở điểm này, họ có chung quan điểm với Donald Trump », theo đánh giá của nhà nghiên cứu Joseph Bahout thuộc tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (Carnegie Endowment for Peace).


Chuyên gia Bahout cũng cho rằng lập sứ quán Mỹ ở Jerusalem là « một món quà cho người Israel », đồng thời đánh dấu chấm hết cho giải pháp hai Nhà nước, một nguyên tắc vẫn được áp dụng để duy trì tiến trình hòa bình. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ lại thông báo có trong tay « thỏa thuận thế kỷ » nhằm thiết lập hòa bình cho khu vực. Với chuyên gia Bahout, thực ra đó là kế hoạch « thanh toán » vấn đề Palestine với đề xuất Palestine chấp nhận lập thủ đô ở một khu vực ngoại ô Jerusalem với một Nhà nước « ma » và nghèo đói.


Tuy nhiên, chiến lược này của Mỹ sẽ có rất nhiều rủi ro. Không một nhà lãnh đạo Palestine nào sẽ ký thỏa thuận đầu hàng như vậy. Theo Robert Malley, « chính quyền Mỹ đang đùa với lửa. Việc chuyển sứ quán đến Jerusalem sẽ không thúc đẩy được tiến trình hòa bình, cũng như quyết định xé thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ không giải quyết được vấn đề hạt nhân. Đó là những quyết định được đưa ra vì những lý do sai lầm và sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm ».


Ngày 14/05/2018, tổng thống Donald Trump không đích thân đến dự lễ khánh thành sứ quán mới của Mỹ ở Jerusalem như từng mong muốn. Đây có thể là một quyết định khôn khéo vì chủ nhân Nhà Trắng không muốn làm tình hình tại chỗ thêm căng thẳng. Hai đại diện chính thức của Mỹ, cặp vợ chồng Ivanka Trump và Jared Kushner, cũng không có ý định gặp bất kỳ quan chức nào của Palestine trong thời gian lưu lại vùng đất Thánh.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17640)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15740)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14717)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 14962)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15381)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15043)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14046)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15851)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17868)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16172)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15489)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16689)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14269)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14204)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15895)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17395)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15778)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".