Mỹ có quyền tuần tra hàng hải hàng không; Tầu tiếp tục "quân sự hóa" 7 đảo nhân tạo

16 Tháng Giêng 20186:36 CH(Xem: 12515)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 17 JAN  2018


Mỹ có quyền tuần tra hàng hải hàng không; Tầu tiếp tục "quân sự hóa" 7 đảo nhân tạo


image012


Mỹ đả kích TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông


image013


Các cấu trúc do Trung Quốc xây tại quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 21/4/2017. REUTERS/Erik De Castro


Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, đồng thời tố cáo Bắc Kinh về những hành động khiêu khích trong các nỗ lực quân sự hóa các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.


Cố vấn chính sách cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, ông Brian Hook, nói với các nhà báo trong một cuộc hội thảo qua điện thoại hôm thứ Ba rằng Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi vấn đề chủ quyền vẫn chưa được giải quyết.


Tờ South China Morning Post, tờ báo tiếng Anh của Hong Kong, dẫn lời ông Hook:


“Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu.”


Ông Hook nhấn mạnh:


Hoa Kỳ sẽ hậu thuẫn các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải. Chúng tôi sẽ điều máy bay bay ngang qua, điều tàu qua lại trong khu vực, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp cho phép."


Brian Hook, Cố vấn chính sách cấp cao của Ngoại Trưởng Mỹ


“Chúng tôi (Hoa Kỳ) sẽ hậu thuẫn các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải, và khẳng định rõ với họ rằng chúng tôi sẽ điều máy bay bay ngang qua, điều tàu qua lại trong khu vực và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.”


Trong khi đó Trung Quốc tiếp tục xây dựng trong các vùng biển đang tranh chấp, bất chấp những lời đả kích và chống đối của các nước chung quanh và của Hoa Kỳ.


Tháng 12 năm ngoái, ảnh vệ tinh do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) công bố cho thấy Trung Quốc đã xây một hệ thống radar tại đảo Đá Chữ Thập, và nhiều đường hầm dùng làm kho đạn trên đá Subi, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.


Cố vấn chính sách của Ngoại Trưởng Mỹ nhấn mạnh:


“Chúng tôi mạnh mẽ tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không thể diễn ra bằng cách phương hại tới các giá trị và trật tự thế giới dựa trên khái niệm pháp quyền. Trật tự đó là nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn cầu.”


Ông Hook nói tiếp:


“Khi cách hành xử của Trung Quốc đi chệch hướng với các giá trị đó và với khái niệm pháp quyền, Hoa Kỳ sẽ đứng lên để bảo vệ pháp quyền”.


Năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố nước này có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với các đảo và thực thể đang trong vòng tranh chấp, bất chấp Đài Loan, Malaysia, Việt Nam Philippines và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền tại những nơi này.


Ông Hook nói:


“Chúng tôi chống đối tất cả những hành động đơn phương kiểu ấy. Chúng tôi khuyến khích nhà cầm quyền ở Bắc Kinh và chính quyền ở Đài Bắc hãy tham gia một cuộc đối thoại có tính xây dựng về các vấn đề liên quan tới hàng không dân dụng.”


Trong khi đó Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ đừng can thiệp vào các cuộc tranh chấp khu vực, viện lẽ Hoa Kỳ không phải là một trong những bên tranh chấp.


Bắc Kinh còn cho rằng các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trong các vùng biển đang tranh chấp “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.”/ (theo VOA 10/01/2018)


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


USS Dewey tiến sâu vào 12 hải lý Vành Khăn mở đợt 2 chiến dịch (FONOP) hay mục đích nào khác?


- Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF.


 image014


Từ bobo chụp ảnh  phía bên hông khu trục hạm USS Dewey 105.


VĂN HÓA


26/5/2017


Hôm thứ Tư 24/5/2017, một chiếc bobo xuất phát từ Chiến hạm USS Dewey 105 đã đi sâu vào phạm vi 12 hải lý (22 km) đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef) do Trung Quốc kiểm soát.


Bức hình được phổ biến rộng rãi cho thấy bức ảnh được chụp ở vị trí trên một con thuyền bobo chụp về phía lưng của USS Dewey.


Theo Văn Hóa, USS Dewey đậu ở vành đai 12 hải lý, chiến hạm lớn không thể tiến sâu vào hơn nữa do đáy biển cạn nên phải neo đậu ở chỗ có độ sâu an toàn, nhưng phái một bobo (có vũ trang hay không?) đi sâu vào phạm vi 12 hải lý đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef).


 image015


Bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef). Đặc điểm: hình dạng hơi tròn với đường kính khoảng 4 hải lý (7,4 km). Đa phần đá Vành Khăn chìm dưới nước. Vụng biển (phá) của Vành Khăn sâu từ 18,3 đến 29,2 m. Phần phía tây nam của vụng thì an toàn cho việc neo đậu trong khi phần đông bắc lại đầy đá san hô lởm chởm với độ sâu chỉ 1,8 m (theo wikipedia).


image016


Phạm vi 12 hải lý đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef). Phán quyết La Haye 12/7/2016 gần như không phản đối phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo của TQ. Họa đồ: Diplomat.


Vành Khăn nguyên trạng là một rạn bãi đá vòng lớn kéo dài hàng chục cây số, ngầm dưới mặt biển. Trung Quốc chiếm hữu bãi đá ngầm này từ tháng 2 năm 1995, Philippines hoàn toàn mất chủ quyền kiểm soát bãi đá ngầm này.


Năm 2015 Trung Quốc bắt đầu xây một đường băng trên đảo nhân tạo Vành Khăn.Tháng 7 năm 2016 đường băng dài gần 3km hoàn tất, được Trung Quốc cho máy bay thử nghiệm ngày 12 tháng 7, ngay thời điểm Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.


Đảo nhân tạo Vành Khăn được TQ bố trí mạng lưới hỏa lực cách căn cứ hải quân Mỹ đóng ở mạn tây Palawan 135 dặm (khoảng 22km), uy hiếp trực tiếp Palawan và khống chế khu vực biển nam Trường Sa.


image017Từ bobo chụp cận cảnh phía bên hông phải khu trục hạm USS Dewey 105.


USS Dewey là khu trục hạm đầu tiên có thể tiếp nối chiến dịch Freedom Of Navigation Operation FONOF trước đây. Ngày 17/11/2016  là ngày cuối cùng của ba khu trục hạm Hoa Kỳ thi hành chiến dịch FONOF hành quân ở biển nam Trung Hoa (South China Sea), đó là các khu trục hạm Decatur, Momsen và Spruance.


Động thái Hoa Kỳ phái USS Dewey tiến vào Vành Khăn (dù là một chiếc bobo) mở ra sau hội nghị "Vành đai & Tơ Lụa" vừa kết thúc ở Bắc Kinh hôm 15/5/2017 cho thấy Hải quân Hoa Kỳ vẫn hiện diện thường xuyên ở vùng biển này. Vùng biển gần Palawan mạn phía tây là nơi có căn cứ hải không quân Mỹ trú đóng.


Hoa Kỳ và 6 nước Âu châu không tham dự hội nghị Bắc Kinh 2017 do Tập Cận Bình triệu tập. Việt Nam tham gia hội nghị với tư cách là một thành viên, dẫn đầu bởi ông Trần Đại Quang chủ tịch nước. Hôm 15/5/17, ông Quang và ông Tập ký kết bản thỏa ước về biển nam Trung Hoa / biển Đông.


Theo VOA hôm 25/5/17, Đại tá Jeff Davis, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, từ chối bình luận về cuộc tuần tra. Trong một tuyên bố, ông nói: “Chúng tôi hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương hàng ngày, kể cả ở Biển Đông. Chúng tôi hoạt động theo luật quốc tế”. Ông nói thêm rằng các cuộc tuần tra “không nhằm vào riêng một nước nào, riêng một vùng biển nào”.


Đưa ra quan điểm của Việt Nam về sự kiện này, hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói lập trường nhất quán của Việt Nam là “tất cả quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: “Chúng tôi thúc giục Mỹ sửa chữa sai lầm này và không có thêm các hành động tương tự để tránh làm tổn thương hòa bình và an ninh trong khu vực, cũng như cho hợp tác lâu dài giữa hai nước”.


Phản ứng của Trung Quốc tỏ ra lấy lệ. Bản thỏa hiệp khung COC về biển giữa ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất và các bên đang tiến tới các chi tiết cụ thể.


Trong hội nghị khung COC không có Hoa kỳ tham dự.


Mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông Việt Nam / biển tây Philippines trong những ngày sắp tới sẽ có nhiều diễn biến mới.


Theo Văn Hóa, phản ứng của Hoa Thịnh Đốn phái USS Dewey tới Vành Khăn không chỉ tiếp tục thi hành chiến dịch FONOF, mà còn có mục đích muốn gởi một tín hiệu đến các hoạt động của Bắc Kinh đang tích cực dẫn dắt ASEAN ở Đông Nam Á và khu vực biển nam Trung Hoa. 


Không một quốc gia nào ở ven biển Đông Nam Á ên tiếng phản đối quyền tự do lưu thông hàng hải (FONOF) của Mỹ, đặc biệt là để bào vệ an ninh thương thuyền hàng hải./ (lkt)


image018


Vành Khăn(Mischief Reef) cách Palawan 135 hải lý thuộc EEZ của Philippines nhưng đã bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995, nay trở thành 1 trong 7 đảo nhân tạo quân sự. VĂN HÓA MAP


image019Ngày 27/10/15, USS Lassen 82 chỉ huy bởi Hạm trưởng Lê Bá Hùng áp sát 12 hải lý đảo nhân tạo Su Bi (tức là chưa thâm nhập sâu vào phạm vi 12 hải lý)


- Từ Ngoại giao Chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF.


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF


06 Tháng Mười Một 20168:01 CH(Xem: 1394)


"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA" THỨ  HAI  21  NOV  2016


Từ Ngoại giao Chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF


VĂN HÓA (bổ túc)


21/11/16


image020Ảnh trên từ trái: Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr. Ảnh dưới: trái - Năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm". phải - Năm 2016, Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng chiến dịch  FONOF do Hạm đội 3 giao phó.


1. Ngày 19/11/2003: Khu trục hạm USS Vandegrift 48 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm".


2. Ngày 8/3/2009: Thám thính hạm USNS Impeccable đi thám sát địa hình lòng biển cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110 km.


3. Ngày 27/10/15: Khu trục hạm USS Lassen 82, có khả năng mang theo 96 quả tên lửa hành trình Tomahawk, là chiến hạm đầu tiên dưới sự chỉ huy của hạm trưởng Lê Bá Hùng được chọn để tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi. Trang tin Diplomat nhận định rằng USS Lassen sẽ xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn nhưng sẽ không áp sát đến khu vực 500 mét an toàn được áp đặt cho đảo nhân tạo theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).


4. Ngày 5/11/2015: Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein đi quan sát ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia.


5. Ngày 14/4/2016: Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS  John C. Stennis; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines,Voltaire Gazmin đi quan sát HkMh USS John C. Stennis "đóng đô" ở biển Tây Philippines (Luzon).


6. Ngày 12/7/2016:  Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Đại sứ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm."Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


7. Đầu năm 2016: một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là Đệ Tam Hạm Đội sẽ gửi thêm chiến hạm đến khu vực Đông Á. Như vậy khu vực này có Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sẽ cùng phối hợp hoạt động dưới quyền chỉ huy của tư lệnh hạm đội: Đô đốc Scott Swift. Ảnh dưới từ trái: Admiral Scott H. Swift; Admiral Samuel J. Locklear, III; Admiral Harry B. Harris, Jr.


8. Ngày 30/1/2016: mùa biển động bão giông, chiến hạm USS Curtis Wilbur 54 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo Tri Tôn (Triton - do Trung Quốc chiếm đoạt của VNCH tháng 1/1974).


9. Ngày 10/5/2016: mùa biển êm sóng lặng, Diệt lôi hạm USS William P. Lawrence 110 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) - do Trung Quốc kiến tạo).


10. Ngày 12/7/2016: Tòa thường trực La Haye PCA ra phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm vụ Philippines kiện Trung Quốc. 


11. Ngày 12/7/2016:  Đường di chuyển của Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Đại sứ Ted Osius ở Hà Nội bay ra thăm."Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


12. Đầu tháng 10/2016: mùa biển động, USS John S. McCaine 56 và Vận tải hạm USS Frank Cable "trụ" ở Cam Ranh.


13. Cảng Cam Ranh 18/8/2016. Photo: LKT


14. Ngày 16/10/16: mùa biển động ở Trường Sa, ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc Hạm đội Đông Hải Trung Quốc từ Myanmar ghé cảng Sihanoukville và ở lại thêm bốn ngày.


15. Ngày 21/10/16: mùa biển động, bão số 7 số 8 hoành hành, Đệ tam Hạm đội tung USS Decatur 73 hành quân tầm kích quanh nhóm Lưỡi Liềm và An Vĩnh. Mục tiêu là hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm.


16. Vị trí hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm nhìn từ Đà Nẵng.


17. Sa bàn hành quân tuần tra của USS Curtis Wilbur và USS Decatur quanh khu vực biển – quần đảo Hoàng Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP.


18. Khoảng cách hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm tính từ đảo Lý Sơn – Đà Nẵng.


19. Ngày 22/10/16: ba chiến hạm thuộc hạm đội Đông Hải TQ lò mò từ Sihanoukville đến Cam Ranh trong lúc USS Decatur đang làm mưa làm gió ở Hoàng Sa. Phân đội Đông Hải "bị" cầm chân ở Cam Ranh bốn ngày.


20. Ngày 26/10/16: Trung Quốc điều Hạm đội Nam Hải dàn quân gọi là "tập trận" ở vùng biển phía nam - đông- nam đảo Hải Nam, tây - bắc đảo Phú Lâm - Hoàng Sa. Không thấy có sự đụng độ nào nổ ra trên mặt biển.


21. Hạm đội Nam Hải tập trận phía nam đảo Hải Nam; phía bắc Phú Lâm Hoàng Sa.


22. Vị trí căn cứ tầu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở đảo Hải Nam nhìn ra phía đông là  eo biển Luzon –  Cao Hùng; nhìn xuống phía nam là quần đảo Trường Sa . Hải đồ: VĂN HÓA MAP


23. Vị trí căn cứ tầu ngầm nguyên tử Trung Quốc ở đảo Hải Nam nhìn ra phía đông là eo biển Luzon –  Cao Hùng; nhìn xuống phía nam là quần đảo Trường Sa . Hải đồ: VĂN HÓA MAP


24. Ngày 26/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến Bộ Quốc phòng Hà Nội  - Việt Nam hôm 26/10/2016.


25. Ngày 28/10/2016: Đô đốc Harry B. Harris Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến Tam Kỳ - Quảng Nam (phía Nam Đà Nẵng vài chục cây số), khánh thành trung tâm thiết kế và bảo dưỡng tầu cảnh sát biển.


26. Ngày 30/10/2016: USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng do Hạm đội 3 giao phó.  (lkt/VH)


27. Ngày 17/11 Navy Times đưa tin, 3 khu trục hạm Hoa Kỳ đã thi hành chiến dịch FONOF  hành quân ở biển nam Trung Hoa (South China Sea), đã quay về căn cứ tại Hoa Kỳ sau một thời gian hoạt động. Đó là các tàu khu trục Decatur, Momsen và Spruance trở về Mỹ trong những ngày sau bầu cử Tổng thống. Trước đó 3 tàu này hoạt động liên tục 7 tháng ở Thái Bình Dương. Spruance và Decatur đã trở lại San Diego ngày 14/11, còn Momsen trở lại Everett, Washington ngày 10/11. (theo Hồng Thủy18/11/16) (lkt)


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Thông cáo chung Việt-Hoa 15/5/2017


Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); 


Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.


VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  THỨ  SÁU  26  MAY 2017


Thông cáo chung Việt-Hoa 15/5/2017


image021


Điểm 6, Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc


Nguyên văn nội dung được nêu tại Điểm 6, Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc được ký kết bởi hai nguyên thủ Trần Đại Quang và Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 15/5/2017


“Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề trên biển; nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”;


Sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung; kiên trì thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; 


Tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. 


Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; 


Tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thoả thuận.  


Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); 


Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1230)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1384)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?