Trump 'không dự lễ hoàn tất tẩy dioxin ở Đà Nẵng'

09 Tháng Mười Một 20176:24 CH(Xem: 15226)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ  - THỨ  SÁU 10  NOV  2017


Trump 'không dự lễ hoàn tất tẩy dioxin ở Đà Nẵng'


image013

Sân bay Đà Nẵng.

image015

Bản quyền hình ảnh USAID Image caption Dự án tẩy dioxin ở sân bay Đà Nẵng được triển khai từ năm 2012


Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không tham dự lễ công bố hoàn thành dự án tẩy dioxin khi ông đến Đà Nẵng dự APEC hôm 10/11, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) nói.


"Vì lý do hậu cần và lịch làm việc, nên không sắp xếp được việc ông Trump tham gia sự kiện," VOA dẫn lời ông Christopher Abrams, Trưởng văn phòng Môi trường và Phát triển Xã hội, USAID ở Việt Nam.


"Tuy vậy, tổng thống Trump giao Thứ trưởng Ngoại giao Thomas Shannon đến thăm địa điểm dự án và thảo luận với chính phủ Việt Nam các bước tiếp theo."


Theo USAID, dự án tẩy một phần đất của sân bay Đà Nẵng vốn bị ô nhiễm dioxin từ thời chiến tranh, được triển khai từ năm 2012, với chi phí gần 105 triệu đôla.


Dự án tẩy dioxin ở Đà Nẵng đã được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trước Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017.


Hồi tháng trước, tin cho hay, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng trong chuyến thăm Bộ Quốc Phòng Mỹ nói ông "thu xếp để Tổng thống Trump dự lễ công bố hoàn thành dự án tẩy dioxin tại sân bay Đà Nẵng".


image016

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều sẽ tới Việt Nam


Tiếp theo sau sân bay Đà Nẵng, dự án tẩy dioxin đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng để triển khai tại sân bay Biên Hòa hôm 16/9.


Theo website VTV, dự án này có tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng và được thực hiện đến năm 2020.


Chất dioxin và hậu quả của việc sử dụng chất da cam trong cuộc chiến Việt Nam từng là chủ đề nhạy cảm, không muốn được nhắc tới trong các cuộc gặp gỡ chính thức giữa giới chức hai bên.


Hồi năm 2004, đại diện cho nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam đã nộp đơn kiện 37 công ty sản xuất hóa chất Mỹ, vốn cung cấp chất khai quang, trong có dioxin, trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam.


Tới 2/2008, một tòa phúc thẩm liên bang đã giữ nguyên phán quyết cấp sơ thẩm, theo đó bác đơn của các nạn nhân Việt Nam với lý do họ đã không đưa ra đủ lý lẽ để buộc tội các công ty hóa chất của Hoa Kỳ.


Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, phía Mỹ đã huy động hơn 200 triệu USD cả từ nguồn vốn chính phủ lẫn các nguồn khác cho việc xử lý hậu quả da cam dioxin tại Việt Nam.


Ngay trước thời điểm diễn ra APEC, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington đã có buổi giới thiệu cuốn sách From Enemies To Partners: Vietnam, The U.S. And Agent Orange" (Từ Cựu Thù Thành Đối Tác: Việt Nam, Hoa Kỳ Và Chất Độc Da Cam của hai tác giả Charles R. Beiley và Lê Kế Sơn. Cuốn sách nêu thông tin khoa học và số liệu về hậu quả của chất dioxin tại Việt Nam,


Các tác giả cũng nêu đề xuất chính phủ Việt Nam nên ngưng kiện tụng tại các công ty hóa chất của Mỹ vì "việc này không giúp tăng áp lực lên Mỹ mà còn có tác dụng ngược, có thể dẫn đến việc cắt những trợ giúp hiện có cho các dự án tẩy dioxin ở Việt Nam."/( BBC 09/11/17)
14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5674)
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5683)