Cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp đắc cử Tổng giám đốc UNESCO

15 Tháng Mười 20176:15 CH(Xem: 12584)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  HAI 16  OCT  2017


Cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp đắc cử Tổng giám đốc UNESCO


14/10/2017  


TTO - Bà Audrey Azoulay, cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp, vừa đánh bại đối thủ người Qatar trong vòng bỏ phiếu thứ năm, giành vị trí tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ tới.


image003

Bà Audrey Azoulay, tổng giám đốc UNESCO đắc cử phát biểu với truyền thông tại trụ sở của UNESCO tại Paris, Pháp - Ảnh: REUTERS


Theo hãng tin AFP, với 30 phiếu bầu, bà Azoulay, 45 tuổi, đã chiến thắng trước đối thủ chính là ứng cử viên Qatar, cũng là một cựu Bộ trưởng văn hóa, ông Abdulaziz Al-Kawari, sau khi ông này không có được sự ủng hộ từ các quốc gia vùng Vịnh khác, chỉ nhận được 28 phiếu.


Cuộc đua giành vị trí kế nhiệm bà Irina Bokova, tổng giám đốc UNESCO, diễn ra trong bối cảnh Washington vừa công bố kế hoạch rút khỏi tổ chức này sau nhiều năm căng thẳng về các quyết định của UNESCO mà phía Mỹ cho là đã lên án, chỉ trích Israel, một đồng minh quan trọng của họ.


Trước tình hình chia rẽ của các nước Ả Rập, cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp chia sẻ quan điểm sau khi đắc cử: "Ở một gian đoạn khủng hoảng, hơn bao giờ hết chúng ta cần bắt tay vào và nỗ lực củng cố tổ chức này".


Bà Azoulay là người gốc Marocco, theo đạo Do Thái. Với việc đắc cử vị trí Tổng giám đốc UNESCO, bà sẽ đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục để Mỹ và Israel không rời bỏ tổ chức này.


Một nhiệm vụ khác cũng khó khăn không kém với bà Azoulay là cải tổ cơ quan phụ trách về văn hóa, khoa học và giáo dục của LHQ với những tồn tại của thể chế quan liêu trong suốt 7 thập kỷ qua kể từ khi thành lập.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chúc mừng chiến thắng của bà Azouley trên tài khoản mạng xã hội Twitter, nói rằng: "Nước Pháp sẽ tiếp tục đấu tranh vì khoa học, giáo dục và văn hóa trên thế giới".


Việc đề cử bà Azoulay sẽ còn phải được 195 quốc gia thành viên LHQ bỏ phiếu thông qua vào ngày 10-11. Tuy nhiên trước nay chưa từng có chuyện đề cử của hội đồng bầu chọn bị bác tại cuộc bỏ phiếu phê chuẩn. Như vậy là bà Azoulay sẽ trở thành nữ lãnh đạo thứ hai của UNESCO sau bà Bokova./


Mỹ rút gây ảnh hưởng thế nào với UNESCO


13/10/2017 15:31 GMT+7


TTO - Đây là lần thứ hai Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO. Quyết định lần này đã gây sự chú ý đáng kể. Những câu hỏi nào cần giải đáp?


image004

Phía trước trụ sở của UNESCO ở thủ đô Paris của Pháp - Ảnh: AFP


UNESCO - một tổ chức của Liên Hiệp Quốc giúp bảo tồn các địa điểm lịch sử và văn hóa trên thế giới - đã thu hút sự quan tâm của công luận sau khi Mỹ và Israel tuyên bố sẽ rút khỏi tổ chức này.


Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng "xu hướng chống Israel" của UNESCO là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ quyết định rút khỏi tổ chức này vào cuối năm 2018 và chuyển sang vị trí "quan sát viên thường trực".


"Quyết định này không nên xem nhẹ… Nó phản ánh mối quan ngại của Mỹ đối với các khoản nợ ngày càng nhiều tại UNESCO, sự cần thiết phải cải cách cơ bản trong tổ chức, và xu hướng chống Israel vẫn còn tiếp diễn tại đây" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert giải thích rõ.


Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova, gọi đây là một quyết định "cực kỳ đáng tiếc".


UNESCO là gì?


UNESCO là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Đây là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của LHQ được thành lập vào năm 1945 với trụ sở tại Pháp. UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên.


Trong các sứ mệnh của UNESCO có việc thúc đẩy giáo dục giới tính và xóa mù chữ cũng như cải thiện bình đẳng giới ở các quốc gia trên thế giới. UNESCO còn giúp bảo tồn các di sản văn hóa, các địa điểm lịch sử… như nhà thờ Hồi giáo lớn Samarra ở Iraq từng trước nguy cơ bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đe dọa phá hủy.


Tại sao Mỹ rút khỏi UNESCO?


Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng "xu hướng chống Israel" là một trong những nguyên nhân chính khiến nước này rút khỏi UNESCO. 


Tuy nhiên, nguồn gốc của quyết định này có từ những năm 1990 khi Quốc hội Mỹ thông qua một điều luật cắt giảm nguồn quỹ cho các cơ quan của LHQ nào công nhận Palestine là một quốc gia thành viên, theo báo San Diego Union Tribune.


Hồi năm 2011, UNESCO đã chính thức cho phép Palestine trở thành thành viên thứ 195 của tổ chức này. Mỹ ngay lập tức đã dừng đóng góp tiền (ước tính khoảng 70 triệu USD/năm) cho tổ chức này.


Mỹ sau đó vẫn là một thành viên nhưng không đóng góp vào ngân quỹ UNESCO. Theo ước tính, Mỹ đã "nợ" UNESCO khoảng 600 triệu USD kể từ năm 2011. Và cụm từ "khoản nợ ngày một nhiều" được Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập chính là một nguyên nhân khác khiến Mỹ rút khỏi UNESCO.


Mỹ từng rút khỏi UNESCO?


Vào năm 1984, tổng thống Mỹ thời điểm đó là Ronald Reagan đã ra quyết định đưa Mỹ rút khỏi UNESCO vì lo ngại tình trạng tham nhũng và sự duy trì hệ tư tưởng lệch hướng có lợi cho Liên Xô vào đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh, theo báo Foreign Policy.


Tổng thống George W.Bush sau đó đã đưa Mỹ trở lại UNESCO vào năm 2002.


Mỹ ngụ ý gì với cụm từ "xu hướng chống Israel"?


Kể từ khi lên lãnh đạo nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông đã giữ lập trường ủng hộ mạnh mẽ Israel tại LHQ. Hồi tháng 2, sau khi được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley đã đăng đàn khẳng định cam kết sự ủng hộ "không gì lay chuyển được" của Washington dành cho Israel.


"Có mặt tại đây, tôi muốn nhấn mạnh sự ủng hộ ‘bọc thép’ của Mỹ dành cho Israel. Tôi muốn khẳng định Mỹ quyết tâm chống lại xu hướng chống Israel của LHQ" - bà Haley nói hồi tháng 2.


image005

Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley - Ảnh: REUTERS


Căng thẳng giữa Palestine và Israel đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi đầy "nhức nhối" trong tổ chức LHQ, đặc biệt tại UNESCO, nơi sự ủng hộ dành cho Palestine bị Mỹ xem là "xu hướng chống Israel".


Theo báo New York Times, hồi năm 2015 UNESCO từng chỉ trích Israel vì "gây hấn" và ngăn chặn những người Hồi giáo đi tới nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem. Tới tháng 7 năm nay, UNESCO tuyên bố thành phố Bờ Tây Hebron thuộc Palestine trở thành Di sản thế giới. Israel đã nổi giận trước quyết định này vì cho rằng lịch sử của người Do Thái "bị phớt lờ".


Phản ứng bên trong và ngoài nước Mỹ như thế nào?


Trong một dòng trạng thái đăng trên Twitter, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng ông hài lòng với quyết định của Mỹ. Sau khi Mỹ công bố thông tin này, Israel cũng nối gót tuyên bố rút khỏi UNESCO.


Tại Mỹ, các thành viên Đảng Cộng hòa như Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã hoan nghênh quyết định rút khỏi UNESCO của Tổng thống Donald Trump.


Trong khi đó, các tổ chức như Ủy ban người Do Thái tại Mỹ (AJC) lại lấy làm tiếc trước quyết định này vì cho rằng nếu ở trong tổ chức thì Mỹ có thể có tiếng nói của mình trước những vấn đề cần lên tiếng.


Quyết định rút khỏi UNESCO của Mỹ có thể gây nhiều ảnh hưởng đáng kể. Nó cũng cho thấy xu hướng của chính quyền ông Trump nhằm rút khỏi các vấn đề quốc tế và tập trung hơn vào các vấn đề nội bộ nước Mỹ. (theo BÌNH AN)
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15343)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15202)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15392)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15435)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15384)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15703)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14371)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16632)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16132)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15645)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15235)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15320)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14835)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14314)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14366)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».