Miến Điện : Aung San Suu Kyi có thật là người « thủ đoạn » ?

21 Tháng Chín 20176:30 CH(Xem: 12717)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á  - THỨ  SÁU  22  SEP  2017


Miến Điện : Aung San Suu Kyi có thật là người « thủ đoạn » ?


image012Bà Aung San Suu Kyi, cố vấn đặc biệt Nhà nước Miến Điện, trước giờ phát biểu trước quốc dân trên truyền hình về khủng hoảng người Rohingya, ngày 19/09/2017 tại Naypyidaw.REUTERS/Soe Zeya Tun


Lãnh đạo Miến Điện hôm nay 19/09/2017 có bài phát biểu trước toàn dân. Le Figaro và Libération nhân dịp này nhận định về thái độ im lặng khó hiểu của giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi trước số phận bi thảm của hàng trăm nghìn người Rohingya tại Miến Điện. Trên trang nhất, Le Figaro cho rằng « Aung San Suu Kyi thất bại vì thảm kịch Rohingya », trong khi đó Libération chua chát chỉ trích « Aung San Suu Kyi, một giải Nobel và một cuộc thảm sát ».


Bài xã luận của Libération không kém phần cay nghiệt khi đề tựa « Thủ đoạn ». Từng được xem là một gương mặt tiêu biểu chống sự tàn bạo ở Miến Điện, một con người cao cả, cam đảm, bị truy bức.. nói tóm lại bà có đủ các phẩm chất để xứng đáng được trao giải Nobel. Vậy mà nay bà Aung San Suu Kyi đã từ chối nhìn nhận thực tế về các vụ thảm sát mà nạn nhân là tộc người thiểu số Rohingya, theo Hồi Giáo.


« Thủ đoạn » là vì bà đã để cho những toan tính chính trị làm sụp đổ những nguyên tắc lý tưởng cần bảo vệ. Aung San Suu Kyi không chỉ phủ nhận thực tế mà còn tố cáo đó là « một núi băng thông tin giả », bất chấp các bài phóng sự, những lời thuật của nhân chứng về các vụ thảm sát.


Rõ ràng là quân đội Miến Điện đang tiến hành một cuộc thanh trừng sắc tộc. Binh lính của chế độ không chiến đấu chống quân « khủng bố », cho dù là họ đang truy đuổi những nhóm quân nổi dậy nhỏ có vũ trang đang khuấy đảo trong khu vực.


Trên thực tế, quân đội Miến Điện đang đánh vào một dân tộc « tay không tấc sắt » với một sự tàn bạo chưa từng thấy, đặc biệt là nhắm vào phụ nữ và trẻ em. Những người này bị tàn sát, bị tước đoạt, bị đuổi ra khỏi mảnh đất quê hương bằng chính những hành động bạo tàn của quân đội.


Đã đến lúc người mà từ lâu nay là biểu tượng của hòa bình và tự do trong con mắt của thế giới phải có những hành động cụ thể để chấm dứt những tội ác tày đình. Nếu không bà cũng sẽ trở thành những tên bạo chúa đạo đức giả đáng buồn, bất chấp giải Nobel Hòa bình của mình.


Aung San Suu Kyi, người hùng thảm bại


Về phần mình, Le Figaro có vẻ hòa dịu hơn, thông cảm cho những khó khăn của bà Aung San Suu Kyi. Trong một bài viết đề tựa « Quý Bà, người hùng bi thảm của nền dân chủ Miến Điện », tờ báo cho rằng lãnh đạo Miến Điện rất khó có thể thực hiện chuyển tiếp dân chủ. Quân đội nước này luôn rình rập cơ hội để có thể chiếm lại quyền hành.


Le Figaro nhận thấy các chuyên gia châu Á không có cùng quan điểm với cách nhìn của phương Tây, cho rằng những lời chỉ trích nhắm vào bà Aung San Suu Kyi là bất công. Theo nhà nghiên cứu Yeo Lay Hwee, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Singapore, « Phương Tây đã trông đợi quá nhiều vào bà ấy, và bây giờ thì họ đả kích bà không chút thương tiếc. Đó là một tầm nhìn quá ư là lý tưởng, mà không hề đếm xỉa đến thực tế phức tạp ở địa bàn ».


Bởi ẩn sau thảm kịch Rohingya đó là cuộc đấu căng thẳng giữa Quý Bà và quân đội - kẻ thù số một với thách thức là tương lai cuộc chuyển tiếp nền dân chủ Miến Điện. Khủng hoảng bùng nổ phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật những giới hạn của việc mở cửa dân chủ.


Bất chấp thắng lợi bầu cử của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ NLD năm 2015, quân đội Miến Điện vẫn nắm giữ ba vị trí chủ chốt trong chính phủ : Nội Vụ, Quốc Phòng và Biên Phòng, cũng như là 25% số ghế trong Nghị Viện. Bấy nhiêu cũng đủ cho quân đội Miến Điện rãnh tay thực hiện các vụ trấn áp ở bang Rakhine, với danh nghĩa an ninh quốc gia, sau một nhóm nổi dậy thuộc Quân Đội Cứu Thế Rohingya Arakan tấn công các đồn biên phòng ngày 25/08.


Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres buộc phải thốt lên là « Giới quân nhân vẫn nắm quyền lực ». Họ vẫn là một nguồn bảo đảm thống nhất quốc gia, tại một đất nước có đến 135 sắc tộc khác nhau, luôn có nguy cơ tan rã do những lực lượng đối kháng và cuộc nội chiến triền miên ở vùng biên giới tộc người Shan.


Trong một diễn đàn, cựu thủ tướng Úc Kevin Ruud, một trong những lãnh đạo thế giới đầu tiên thúc đẩy đất nước mở cửa có nhắc lại rằng : « Rất nhiều nhà bình luận dường như quên rằng các tướng lĩnh Miến Điện vẫn có quyền Hiến định lấy lại quyền kiểm soát chính phủ bằng một cú đảo chính hợp pháp, nếu họ cho rằng trật tự đó cần phải được thiết lập lại ».


Số phận của bà Aung San Suu Kyi không khác gì chuông treo mành chỉ. Đến mức mà một số người còn nhìn thấy nỗi lo một cú đảo chính bất ngờ khi bà vắng mặt trong việc bà quyết định không đến New York. Cuối cùng, Le Figaro trích phân tích của một giáo sư đại học cho rằng « Bà không thể cho phép mình đi sai một bước. Nếu bà ấy làm điều gì đó là vì có những thế lực mạnh hơn đang buộc bà ấy phải làm bất chấp giá phải trả là làm lu mờ hình ảnh của mình trên trường quốc tế ». (Minh Anh 19-09-2017)
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18259)
- Tổng Thống Philippines Benigno Aquino đem Trung Quốc ra so sánh với Đức Quốc Xã trong một bài diễn văn đọc ở Nhật Bản. - Theo ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, cho rằng Biển Đông có thể sắp sửa trở thành “Vùng Đại Chiến.”
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20033)
"Nhật Bản, Mỹ và Úc có ý định giúp đỡ 2 nước bằng cách đào tạo nhân viên quân sự tại hai quốc gia Đông Nam Á này. Đồng thời bộ ba liên minh cũng có kế hoạch giúp Việt Nam và Philippines nâng cao kỹ năng cho lực lượng phòng thủ bằng cách mời một số cán bộ sang Nhật Bản, Mỹ và Úc đào tạo và thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu quân sự."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18956)
"Bốn tàu chiến của Ấn Độ tiến hành tập trận với 5 nước Đông Nam Á xung quanh các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trước khi tới Úc."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19066)
"Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ”.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18448)
"Việt Nam đã mua sắm vũ khí của Nga, của Tây Âu và gần đây nhất, đích thân Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông cùng các thượng nghị sĩ khác sẽ đề nghị nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí sát thương để giúp Việt Nam có thêm khả năng tự vệ."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18410)
Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
31 Tháng Năm 2015(Xem: 19069)
" Theo TNS McCain, Việt Nam cần được Mỹ cung cấp thêm vũ khí phòng thủ, có thể được sử dụng trong trường hợp một cuộc xung đột với TQ." "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 31 tháng 5 cho biết, Washington cam kết cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ Việt Nam mua sắm tàu tuần tra do Mỹ chế tạo nhằm nâng cao năng lực quốc phòng."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19701)
"Hội bảo tồn động vật hoang dã đặt trụ sở ở Mỹ tuần này cho biết số voi ở Mozambique hiện chỉ còn khoảng 10.300 con so với hơn 20.000 con 5 năm trước."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19512)
"Hai dân biểu Mỹ nói Nga dùng lò hỏa táng di động để che giấu việc binh sĩ của họ tham gia trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Tố cáo này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloombers với Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mac Thornberry và Dân biểu Seth Moulton."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 18884)
Theo AFP, sau khi dừng chân tại Hawai, bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Phát ngôn viên bộ Quốc Mỹ, đại tá Steven Warren, cho biết « trong 10 ngày tới đây, bộ trưởng Ashton Carter sẽ khẳng định Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á-Thái Bình dương ».
26 Tháng Năm 2015(Xem: 20154)
"Trung Quốc “sẽ chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng sẽ phản công” và nhắc tới “những hành động khiêu khích của các láng giềng ngoài biển” và “các phe bên ngoài tự liên hệ vào vấn đề biển Nam Trung Hoa”. "Cùng ngày công bố Sách Trắng, Tân Hoa xã đưa tin về kế hoạch xây hai ngọn hải đăng cao 50 mét ở rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19501)
"Nguồn tin của BBC nói ông Carter sẽ tới Việt Nam vào ngày 31/5 từ Singapore, nơi ông tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La. Chi tiết chuyến thăm còn được giữ kín, nhưng ông được tin sẽ ở thăm Việt Nam hai ngày."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19476)
"Hai trận động đất mạnh trước đây đã tàn phá Nepal hôm 25/4 và 12/5, làm thiệt mạng gần 8700 người và khiến 16800 người khác bị thương."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 24977)
Sáng kiến “Vòng đai và con đường” đề cập đến “Con đường Tơ lụa trên Biển Thế kỷ 21” và “Vòng đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” nhằm củng cố các mối quan hệ của Trung Quốc với châu Á, châu Âu và châu Phi. Đầu tiên được xem như là một mạng lưới các dự án hạ tầng cơ sở vùng, chương trình được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xem như là chiến lược kinh tế nội địa và chính sách ngoại giao trọng điểm.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19724)
Bốn trong số các ngân hàng, Citigroup, JPMorgan Chase, Barclays, và Ngân hàng Hoàng gia Scotland, đã thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền. Ngân hàng thứ năm, UBS, bị phạt vì thao túng một mức lãi suất quan trọng.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 20986)
Theo thông tin của nhật báo Utusan Malaysia, cảnh sát đã phát hiện 30 hố chôn tại hai địa điểm thuộc bang Perlis, nằm giáp biên giới với Thái lan. Trang báo mạng The Star cũng cho biết cụ thể, chỉ riêng trong một hố chôn phát hiện vào 22/05 vừa qua, đã có khoảng khoảng 100 xác chết.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 18516)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 19265)
"Phương án này dựa trên giả định Trung Quốc tìm cách phong tỏa, kiểm soát các tuyến đường biển, ngăn chặn dòng chảy thương mại và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà các nền công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nó."