Chiến hạm khổng lồ Nhật, Pháp tập kết ở tây Thái bình dương phối hợp với Mẫu hạm USS Carl Vinson

02 Tháng Năm 20177:33 CH(Xem: 14927)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  BA 02  APRIL  2017


Chiến hạm khổng lồ Nhật, Pháp tập kết ở tây Thái bình dương phối hợp với Mẫu hạm USS Carl Vinson


image010

Mẫu hạm USS Carl Vinson và các chiến đấu cơ sẵn sàng xuất kích. AP


Chiến hạm Nhật lần đầu hộ tống tàu USS Carl Vinson kể từ sau Thế chiến 2

01/05/2017


TTO - Lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản điều động tàu chiến lớn nhất của nước này hộ tống một tàu cung ứng của Mỹ theo luật an ninh mới của Nhật.


image012Một chiếc trực thăng hạ cánh xuống boong tàu Izumo của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tại căn cứ Yokosuka ở tỉnh Kanagawa tháng 12 năm ngoái - Ảnh: Reuters


Theo báo Japan Times, đây là hoạt động đầu tiên thuộc loại này được quân đội Nhật Bản triển khai trong thời bình, căn cứ theo nội dung sửa đổi của luật an ninh mới có hiệu lực từ tháng 3 năm ngoái của Nhật.


Các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết việc điều động chiến hạm Izumo tham gia nhiệm vụ hộ tống tàu cung ứng của hải quân Mỹ được triển khai trong hôm nay (1-5).


Tàu Izumo sẽ hộ tống tàu của hải quân Mỹ từ vùng biển ngoài khơi bán đảo Boso, tỉnh Chiba, tới vùng biển ngoài khơi đảo Shikoku.


Theo luật an ninh mới có hiệu lực từ tháng 3 năm ngoái của Nhật Bản, Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) có quyền phòng vệ tập thể, có nghĩa là hỗ trợ một đồng minh trong tình huống bị tấn công, và được quyền mở rộng quy mô hoạt động của SDF tại nước ngoài.


Chiến hạm Izumo đài 249 mét của Nhật có thể điều động 9 trực thăng chiến đấu.


Trong những năm qua, đặc biệt dưới thời thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Nhật Bản liên tục nới rộng các giới hạn được quy định trong Hiến pháp thái bình của nước này.


Chính phủ Nhật Bản định danh tàu Izumo là một tàu khu trục vì Hiến pháp thái bình cấm sở hữu các loại vũ khí tấn công. Tuy nhiên tàu này cho phép Nhật Bản được điều động sức mạnh quân đội vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.


Tàu Izumo hoạt động tại căn cứ ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa với sứ mệnh trước tiên là chống tàu ngầm.


Với nhiệm vụ mới của Izumo, trong thời gian tới có thể thấy luật an ninh mới của Nhật Bản sẽ còn tiếp tục tăng thêm các trách nhiệm khác cho SDF.


Trước đây SDF chỉ được phép bảo vệ các tàu và máy bay của lực lượng này, tuy nhiên luật an ninh mới đã mở rộng phạm vi bảo vệ của họ, cho phép SDF được đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị quân sự của Mỹ và các nước khác có quan hệ an ninh mật thiết với Nhật Bản./ D. KIM THOA


image013ảnh AFP / Getty Images Image caption Tàu Izumo hiện là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản. Nguồn BBC


image014

Ảnh Reuters TV Image caption Truyền hình Nhật chiếu cảnh tàu chiến Izumo rời cảng Yokosuka hôm 1/5/17. Nguồn BBC


Mẫu hạm Pháp cũng đến bán đảo Triều Tiên

30/04/2017


TTO - Mẫu hạm Mistral của Pháp đã vào vùng biển Nhật Bản để tham gia các cuộc diễn tập tại khu vực đang nóng với các vụ thử vũ khí của Triều Tiên, theo Sputnik ngày 30-4.


image015

Mẫu hạm Mistral của Pháp - Ảnh: Reuters


Chiếc Mistral đã cập cảng căn cứ hải quân Sasebo của Nhật Bản và dự kiến tham gia các cuộc diễn tập đổ bộ quân sự tại đảo Guam (Mỹ), cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản 2500 km, vào tháng sau.


Tàu Mistral có thể chứa đến 35 trực thăng, bốn sà lan đổ bộ và hàng trăm binh lính. Chiếc tàu cũng mang theo nhiều phương tiện có thể tham gia tấn công trên bộ.


Đại sứ Pháp tại Nhật Bản Thierry Dana cho biết dù sự xuất hiện của tàu Mistral tại bán đảo Triều Tiên trong thời gian nhạy cảm này chỉ là tình cờ nhưng khẳng định “sự hợp tác giữa bốn nước trong việc gìn giữ luật pháp, hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ cho thấy chúng tôi sẵn sàng đối phó với Triều Tiên”.


Pháp, nước cũng có nhiều lãnh thổ trên Thái Bình Dương, trước nay cũng ủng hộ các quan ngại của Mỹ và Nhật Bản về việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại các vùng biển lân cận và Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc đang gặp khó khăn do các cuộc thử tên lửa liên tục của Bình Nhưỡng tạo cớ để Mỹ đưa đội tàu sân bay Carl Vinson đến bán đảo Triều Tiên.


Sau khi Triều Tiên phóng quả tên lửa mới nhất hôm 29-4, Pháp cũng lên tiếng kêu gọi có hành động cứng rắn đối với Bình Nhưỡng. “Dù thất bại, vụ thử cho thấy Triều Tiên muốn có khả năng sử dụng hạt nhân và đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế” - Reuters dẫn lời người phát ngôn của bộ ngoại giao Pháp./TRẦN PHƯƠNG


image016Chiến hạm Mistral (L9013) của Pháp. Ảnh tư liệu.wikimedia
14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3587)
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3376)