29/4/2017: Thượng đỉnh ASEAN ở Manila thảo luận về Biển Đông

16 Tháng Tư 20177:15 CH(Xem: 13352)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  17  APRIL  2017


29/4/2017: Thượng đỉnh ASEAN ở Manila thảo luận về Biển Đông


image062Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) nhận quyền chủ tịch ASEAN 2017 từ tay thủ tướng Lào tại phiên bế mạc Thượng Đỉnh ASEAN ở Vientiane (Lào) ngày 08/09/2016.Ảnh : asean.org


Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.


Báo Thái Lan The Nation, ngày 12/04/2017, trích lời phó tổng vụ trưởng vụ ASEAN, bộ Ngoại Giao Thái Lan Suriya Jindawong, cho biết, cuộc họp thượng đỉnh ASEAN năm nay mang chủ đề: “Tăng trưởng dựa vào dân và cải tiến công nghệ, phát triển một ASEAN bền vững”.


Tuy nhiên, cuộc họp thượng đỉnh cũng sẽ đề cập đến Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC, mang tính ràng buộc về pháp lý, do ASEAN và Trung Quốc cùng soạn thảo để kiểm soát hành vi của các quốc gia tại khu vực có tranh chấp chủ quyền lãnh hải.


Philippines và một số thành viên khác của khối như Việt Nam, Malaysia đang có những tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.


Năm 2002, khối ASEAN đã ký bản Tuyên Bố Về Ứng Xử Các Bên tại Biển Đông (DOC). Thế nhưng văn kiện không mang tính ràng buộc này đã thất bại trong việc ngăn ngừa tình hình căng thẳng thêm tồi tệ.


Theo phó tổng vụ trưởng vụ ASEAN bộ Ngoại Giao Thái Lan, thì hiện nay, chuyên gia và quan chức của ASEAN và Trung Quốc đang xây dựng một bộ khung cho Bộ Quy Tắc – COC và dự kiến kết thúc vào giữa năm nay. Một khi bộ khung được thông qua, các bên sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về nội dung Bộ Quy Tắc Ứng Xử./( Minh Anh 13-04-2017)


Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ?


image063Bản đổ Biển Đông. DR


Theo hãng tin Kyodo của Nhật, hôm qua, 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt.


Toàn bộ các nước thành viên của ASEAN và Trung Quốc sẽ đem bản dự thảo khung đó về để nghiên cứu, sau đó các quan chức cao cấp sẽ tiếp tục thảo luận tại một cuộc họp vào tháng 5 ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nội dung của bản dự thảo COC hiện vẫn chưa được tiết lộ.


Sau nhiều năm tìm mọi cách để trì hoãn, vào năm ngoái, Trung Quốc đột nhiên tỏ ý muốn hoàn tất các cuộc thương thuyết về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ngay trong sáu tháng đầu năm nay, nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Bắc Kinh với ASEAN do tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.


Bộ quy tắc COC sẽ là một văn bản mang tính ràng buộc pháp lý, để thay thế cho bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, mà ASEAN đã ký với Trung Quốc từ năm 2002, nhưng không mang tính ràng buộc pháp lý.


Trang mạng của tờ nhật báo đứng hàng thứ hai của Singapore, tờ Today, hôm nay, 31/03, có đăng một bài nhận định về bộ quy tắc COC. Tác giả bài viết là tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore.


Việc Trung Quốc đột nhiên muốn hoàn tất việc soạn thảo bản dự thảo COC trước cuối tháng 6 năm nay đã khiến các nước ASEAN rất hào hứng. Nhưng cái mà Trung Quốc gọi là « dự thảo » thật ra chỉ mới là một khung sườn của thỏa thuận, có thể được trình bày trong vòng chưa tới 60 phút. Phía Trung Quốc hiện chưa cho biết là họ sẽ bổ sung cho khung sườn đó như thế nào để bộ quy tắc COC thật sự có thực chất. Hiện có ít nhất năm câu hỏi chưa có lời giải đáp :


 COC sẽ được áp dụng cho những khu vực nào ?


Đây chính là câu hỏi đã từng khiến các quan chức ASEAN và Trung Quốc « nhức đầu » ngay từ những năm 2001-2002, khi họ bắt đầu bàn về việc soạn thảo COC. Việt Nam đã muốn là phạm vi địa lý áp dụng bộ quy tắc ứng xử này phải bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, nhưng Bắc Kinh cho rằng quần đảo này không còn là nơi tranh chấp chủ quyền nữa, kể từ khi bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 01/1974.


Lúc đó hai bên đã tạm thời giải quyết bất đồng nói trên thông qua bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, vì bản tuyên bố này không xác định rõ phạm vi địa lý áp dụng.


Nay vấn đề phạm vi áp dụng lại nổi lên như là một vấn đề nan giải trong cuộc đàm phán về COC. Không phải nơi nào ở Biển Đông cũng cần bộ quy tắc ứng xử. Những quốc gia ven biển được phép làm gì và không được phép làm gì trong phạm vị 12 hải lý và trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của luật pháp quốc tế hiện hành, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS )?  Cũng không cần những điều luật gì mới cho các vùng biển quốc tế trên Biển Đông.


Phạm vị áp dụng của COC lại càng bị thu hẹp vì các nước tranh chấp nay thỏa thuận với nhau là các tranh chấp song phương có thể được giải quyết bởi hai bên có liên quan trực tiếp. Chẳng hạn như Hoàng Sa là quần đảo chỉ có tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, hay bãi cạn Scarborough chỉ là nơi tranh chấp giữa Trung Quốc với Philipoines. Cho nên hai nơi này không cần có COC. Bộ quy tắc này có thể sẽ chỉ được áp dụng cho những khu vực và những thực thể nằm chồng lấn lên các vùng có hơn hai bên đòi chủ quyền.


Quy chế của COC sẽ như thế nào ?


Từ lâu ASEAN vẫn muốn là bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải là một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý quốc tế. Điều này có nghĩa là sau khi ký COC, 10 nước ASEAN và Trung Quốc phải phê chuẩn văn bản này. Sau khi có hiệu lực, bộ quy tắc COC còn phải được đăng ký tại Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc. Tiến trình này sẽ kéo dài bao lâu, chưa ai biết được. Hiện giờ, ASEAN thậm chí chưa biết là Trung Quốc có thật sự muốn một bộ quy tắc COC mang tính ràng buộc pháp lý hay không.


Nếu Bắc Kinh thật sự chấp nhận COC mang tính ràng buộc pháp lý, thì họ sẽ đòi có những điều kiện gì và những ngoại lệ nào cho bộ quy tắc ứng xử này ? Nên nhớ rằng khi thông qua Công ước LHQ về Luật Biển, Trung Quốc đã đưa vào đó những ngoại lệ, chẳng hạn như không chấp nhận những điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp về ranh giới lãnh hải và các hoạt động quân sự, v.v…


COC có các điều khoản dành cho các nước khác ?


Cho tới nay, Trung Quốc vẫn dứt khoát không chấp nhận cho các nước ngoài Biển Đông, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản, can thiệp vào tranh chấp này. Để cho các nước « bên ngoài » tham gia vào COC chẳng khác gì công nhân những lợi ích chính đáng của các nước khác về hòa bình và an ninh tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.


COC sẽ có những nội dung nào ?


Cả hai bên đều đồng ý là COC phải được soạn thảo dựa trên bản tuyên bố DOC, nhưng không thay thế hoàn toàn DOC. Nếu như thế thì COC phải được xây dựng làm sao để có thể giải quyết những vấn đề mới, chẳng hạn như vấn đề quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp. Liệu ASEAN và Trung Quốc có sẽ đồng ý phi quân sự hóa toàn bộ các khu vực và thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông ? Nếu được như thế quả là không uổng công của ASEAN từ gần hai thập niên.


Thế nhưng, xác định thế nào là việc quân sự hóa nguy hiểm và không thể chấp nhận được không phải là điều dễ dàng. Trung Quốc có đầy lý lẽ để biện minh cho việc xây các phi đạo cho máy bay quân sự và triển khai các vũ khí  hiện đại trên các đảo nhân tạo. Đối với Bắc Kinh, đó không phải là một « vấn đề ». Theo quan điểm của Trung Quốc, « vấn đề » thật sự ở Biển Đông, đó là việc Hoa Kỳ tiến hành các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải đến sát các đảo mà Bắc Kinh đang chiếm giữ.


Về phần ASEAN thì chắc là sẽ vẫn muốn đưa vào COC cam kết về việc không sử dụng vũ lực, giống như trong COC. Thật ra thì vào năm 2003, Trung Quốc đã gia nhập Hiệp ước An ninh và Hợp tác ở Đông Nam Á, mà hiệp ước này bao gồm các nguyên tắc không sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình. Việc Bắc Kinh gia nhập hiệp ước có thể cho thấy là họ không thật sự xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi ngang tầm với Đài Loan, Tây Tạng hay Tân Cương, tức là có thể họ sẳn sàng cam kết không dùng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình.


Một vấn đề mới khác có thể được đưa vào COC, đó là cùng phát triển các vùng tranh chấp ở Biển Đông.


Làm thế nào để buộc các bên thi hành COC ?


Rất có thể là mọi quyết định trong khuôn khổ bộ quy tắc COC sẽ được đưa ra dựa trên đồng thuận giữa ASEAN và Trung Quốc. Điều này có nghĩa là phía Trung Quốc phải hợp tác để bảo đảm cho COC được tuân thủ bộ quy tắc. Nhưng nếu Bắc Kinh vi phạm thì ASEAN có thể làm được gì ?


Về phần Hoa Kỳ thì chắc là họ sẽ tiếp tục tiến hành các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông gần sát đảo tranh chấp, vì đối với họ, đó là vấn đề lợi ích cốt lõi. Như vậy là COC sẽ không giúp chấm dứt đối đầu Mỹ - Trung ở vùng biển này.


Tác giả bài viết cũng cảnh báo các nước Đông Nam Á rằng, dù có COC hay không, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục làm mọi cách để củng cố vị thế chiến lược của họ ở Biển Đông đối với Hoa Kỳ. Khi nào Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Mỹ để trở thành đối tác hữu hảo, họ sẽ chẳng cần đến COC, lẫn tình hữu nghị với ASEAN./( Thanh Phương 31-03-2017 )
19 Tháng Năm 2015(Xem: 19761)
"Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày 17/5."
19 Tháng Năm 2015(Xem: 20747)
Bắc Kinh-Tập Cận Bình: « về đại cục là ổn định »; Tân Hoa Xã trích lời lãnh đạo Trung Quốc : « Thái Bình Dương rộng lớn tương đối rộng để đón tiếp cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ » và hai nước cần giải quyết các khác biệt « sao cho đường hướng chung trong quan hệ song phương không bị ảnh hưởng ».
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19719)
"Vương Nghị: Trung Quốc và Mỹ có "nhiều lợi ích chung hơn là những khác biệt" và kêu gọi cả hai bên "hành động trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi xếp lại các dị biệt".
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19801)
"Tổng thống Hollande nêu lên ý tưởng muốn tăng cường quan hệ đối tác giữa Paris và La Habana, để nước Pháp đóng vai trò hàng đầu trong quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Cuba."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 22929)
Phe đối lập thường hay chê bai rằng tổng thống Obama là một người chỉ đủ năng lực giải quyết các vấn đề quốc nội như kinh tế của Mỹ, và thường tỏ ra nhu nhược và thiếu quyết đoán trong các vấn đề đối ngoại. Họ đã nhầm.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 18907)
“Nước này cũng phải đặt ra mức lương tối thiểu, phải thông qua các luật liên quan tới nơi làm việc an toàn để bảo vệ công nhân, cũng như thậm chí sẽ lần đầu tiên phải bảo vệ quyền được tự do lập nghiệp đoàn của công nhân. Đó là một sự khác biệt lớn.”
12 Tháng Năm 2015(Xem: 19046)
"Quốc ca Pháp La Marseillaise vang lên trên quảng trường Cách mạng tại La Habana phía sau là tấm chân dung bằng thép khổng lồ Ernesto Guevara. Tổng thống François Hollande chiêm ngưỡng hơn một nửa thế kỷ lịch sử trôi qua. Ông vừa được Fidel Castro tiếp tại tư dinh, như người trong nhà."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 21345)
Trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, bà Sanchez bình luận về chuyến đi sắp tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng trước hết bà nói về hiểu biết của bà về Cuộc chiến Việt Nam 40 năm về trước.
07 Tháng Năm 2015(Xem: 20017)
"Một hạ nghị sỹ Mỹ tháp tùng phái đoàn Quốc hội nước này đến Việt Nam đã có chuyến thăm viếng các nhân vật bất đồng chính kiến như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, ông Nguyễn Tiến Trung và đến viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, thông cáo từ văn phòng vị hạ nghị sỹ này cho biết."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 19839)
Thông cáo của ông John Kerry ngày 5/5 nói: “Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân này và toàn bộ các phóng viên bị cầm tù vì làm đúng việc của mình.”
05 Tháng Năm 2015(Xem: 20371)
"Lãnh đạo đảng cầm quyền Đài Loan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa hai bên trong sáu năm. Chủ tịch Quốc Dân Đảng, Eric Chu, đã có mặt ở Bắc Kinh dự cuộc họp, một dấu hiệu ấm lên trong quan hệ giữa hai bên."
05 Tháng Năm 2015(Xem: 19547)
"Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay sẽ chính thức đề cử Đại tướng Joseph Dunford, Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến, giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân. Nếu được Thượng viện chuẩn thuận, Đại tướng Dunford, sẽ là viên tướng Thuỷ quân Lục chiến thứ nhì từ trước tới nay giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20539)
"Chuyến viếng thăm của ông Abe nhấn mạnh tới tầm quan trọng về cả an ninh lẫn kinh tế cho tương lai vùng châu Á - Thái Bình Dương. Quan trọng không kém so với vấn đề quốc phòng và củng cố hợp tác an ninh là việc tiếp tục thảo luận về thỏa thuận hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia, sáng kiến do ông Obama và ông Abe đưa ra."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 21786)
"Các nhà lãnh đạo ASEAN vừa ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.Tuyên bố này được đưa ra chiều 28/4, sau khi bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Kuala Lumpur và Langkawi, Malaysia."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20154)
"Thoả thuận quốc phòng mới giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gây ra những mối lo ngại ở hai lân bang Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA tại Seoul"
26 Tháng Tư 2015(Xem: 20021)
"Tại Iraq, liên quân đã sử dụng các chiến đấu cơ, máy bay đánh bom và máy bay được điều khiển từ xa để tiến hành 11 cuộc không kích nhắm vào những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo.Theo chỉ huy của liên quân do Mỹ lãnh đạo, các cuộc không kích này đã được Bộ Quốc phòng Iraq cho phép."
26 Tháng Tư 2015(Xem: 21523)
"Thịnh tình" của Islamabad đối với nhà lãnh đạo Trung Nam Hải quả là độc nhất vô nhị. "Thậm chí Thủ tướng Pakistan Nawaz Sherif còn yêu cầu 1 chiếc trực thăng chở ông từ Phủ Tổng thống theo đoàn xe Tập Cận Bình ra tận sân bay tiễn khách quý để tỏ tấm lòng."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 22621)
"Số người chạy trốn khỏi tình trạng chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi đã tăng vọt trong những tháng gần đây. Họ tìm đường đến châu Âu trên những con tàu đông đúc và thiếu điều kiện đi biển. Tổ chức Di trú Quốc tế cho biết cho đến thời điểm này trong năm 2015 số người chết đã nhiều hơn gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái và con số người chết có thể tăng đến 30.000".