'Bom Mẹ' của Mỹ có sức công phá mạnh tới mức nào?

16 Tháng Tư 20177:04 CH(Xem: 14877)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  17  APRIL  2017


'Bom Mẹ' của Mỹ có sức công phá mạnh tới mức nào?


image057

Thời điểm 'Bom Mẹ' nổ ở khu vực có hệ thống hang động và hầm ngầm của IS ở Afghanistan


Quân đội Hoa Kỳ hôm tối thứ Năm đã thả loại siêu bom phi hạt nhân, vốn chưa từng được dùng trong các cuộc giao tranh bao giờ, xuống khu vực có hầm ngầm của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại tỉnh Nangarhar của Afghanistan.


Bom GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast Bomb (MOAB), hay còn được gọi là 'Bom Mẹ', nhắm vào căn cứ của IS ở quận Achin.


Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ.


'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).


image056

Bản quyền hình ảnh Public domain Image caption Hình ảnh Bom Mẹ trong vụ thử nghiệm trước khi được kích hoạt chỉ vài milisecond


Tối hôm thứ Năm, nó được thả xuống từ cửa mở khoang chở hàng của một phi cơ vận tải MC-130, rồi được kích hoạt ngay trước khi chạm đất.


'Bom Mẹ' được để trên một bàn đệm rồi thả xuống từ máy bay. Bàn đệm này sau đó được dù kéo gọn sang bên, khiến trái bom trượt xuống, đạt được độ thăng bằng và được bốn cánh vây định hướng.


image058

Video: Vụ thử nghiệm 'Bom Mẹ' hồi 2003


Tác động chính của trái bom là tạo ra một làn sóng cực mạnh trong vụ nổ - được cho là tỏa ra một dặm (1,6km) về mọi hướng, và mạnh tương đương với sức công phá của 18.000 cân Anh (8.164,66kg) thuốc nổ TNT.


Các nguồn tin địa phương cho biết vụ nổ hôm thứ Năm mạnh tới mức ở hai khu quận kế bên người ta cũng nghe thấy âm thanh của nó.


Vụ nổ làm sáng rực cả bầu trời đêm, một nhân chứng sống tại khu vực nói với BBC.


Lớp vỏ nhôm mỏng của trái bom được thiết kế nhằm mục đích tạo bán kính công phá cao ở mức tối đa.


image059

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bom Mẹ được chuẩn bị đưa vào thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin Air Force Base, Florida


Trái bom "phá hầm" này được thiết kế nhằm phá hủy các cơ sở ngầm dưới lòng đât và các hệ thống địa đạo.


'Bom Mẹ' GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast Bomb (MOAB)


  • Dài hơn 9m, nặng nặng 9.800kg
  • Được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS)
  • Khi nổ tạo ra lớp sóng cực mạnh có bán kính 1,6km, mạnh tương đương sức công phá của hơn 8.164kg TNT
  • Được phát triển nhằm sử dụng trong cuộc chiến Iraq
  • Được thử nghiệm lần đầu tiên hồi 2003
  • Có giá thành 16 triệu đô la
  • Tổng số đã có 15 trái được sản xuất


Nó được phát triển nhằm sử dụng trong cuộc chiến Iraq.


Các tường thuật nói mỗi trái bom này có giá thành 16 triệu đô la. Tổng số cho tới nay mới chỉ có 15 trái bom loại này được sản xuất.


Vụ thả bom ở Afghanistan cũng là vụ sử dụng Bom Mẹ lần đầu tiên trong thực tế, tuy nó đã được thử nghiệm lần đầu tiên hồi 2003.


Thế nhưng 'Bom Mẹ' vẫn chưa phải là loại bom phi hạt nhân lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ.


Ngôi vô địch hiện nay thuộc về bom Massive Ordnance Penetrator (MOP), cũng là loại bom phá hầm nhưng nặng tới 30.000 cân Anh (khoảng 13.607,77kg).


Tiến sỹ Martin Navias từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Đại học King's College London nói với chương trình thời sự The World at One của kênh phát thanh Radio 4 rằng MOP chính là loại vũ khí mà Hoa Kỳ muốn dùng để đối phó với Bắc Hàn.


Nga cũng đã phát triển một loại bom quy ước khổng lồ, được mệnh danh là 'Bom Cha' (Father Of All Bombs - FOAB). 'Bom Cha' là một loại bom khí nhiên liệu, về mặt kỹ thuật được biết đến như loại vũ khí nhiệt áp (thermobaric weapon).


Bom nhiệt áp thường được kích nổ trong hai giai đoạn: một vụ nổ nhỏ tạo thành đám bụi chất nổ, là thứ sẽ kích hoạt để tạo ra lớp sóng có sức tàn phá khủng khiếp.


'Bom Mẹ' được hãng chuyên về công nghệ hàng không Dynetics đóng tại Alabama phát triển.


image060Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Vụ thử nghiệm nổ bom MOAB tại Florida hồi 2003


BBC 15/4/17


Vụ thả 'Bom Mẹ' của Mỹ khiến 90 tay súng IS thiệt mạng


image057

Thời điểm 'Bom Mẹ' nổ ở khu vực có hệ thống hang động và hầm ngầm của IS ở Afghanistan


Ít nhất 90 tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) thiệt mạng trong vụ quân đội Hoa Kỳ thả siêu bom xuống Afghanistan, quận trưởng khu vực bị tấn công nói.


Trái bom phi hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay đã được thả xuống một khu vực có hầm ngầm của IS tại tỉnh Nangarhar.


Mạng lưới các hầm ngầm, các hang động đã bị phá hủy vào tối thứ Năm, giờ địa phương, các quan chức Hoa Kỳ nói.


Con số tử vong được quận trưởng Achin thuộc Nangarhar xác nhận với BBC.


IS trước đó nói họ không bị tổn thất nhân mạng trong vụ đánh bom.


Không có dân thường nào thiệt mạng, ông Shinwary nói.


Người đứng đầu chính phủ Afghanistan, ông Abdullah Abdullah, nói rằng vụ tấn công được thực hiện có phối hợp với chính phủ ông, và "đã có sự cẩn thận cao độ nhằm tránh gây tổn hại cho người dân".


Tuy nhiên, một người dân địa phương ở gần nơi xảy ra vụ nổ nói với BBC rằng một số ngôi nhà đã bị phá hủy. Vụ nổ làm sáng rực cả bầu trời đêm, ông cho biết.


Được mệnh danh là "Bom Mẹ", trái bom khổng lồ dài hơn 9m đã được thả xuống vào tối thứ Sáu, từ một phi cơ vận tải MC-130, và rơi xuống quận Achin của tỉnh Nangarhar.


Đây là lần đầu tiên loại bom khổng lồ này được sử dụng trong các cuộc giao tranh. Tổng số cho tới nay mới chỉ có 15 trái bom loại này được sản xuất.


Khi IS tuyên bố mở chi nhánh tại Khorasan, tên cũ để chỉ Afghanistan và các vùng lân cận, hồi tháng Giêng 2015, đó cũng là lần đầu tiên tổ chức này chính thức vươn ra bên ngoài thế giới Ả-rập.


"Kẻ thù đã xây dựng các hầm trú ẩn kiên cố, các đường ngầm và nhiều bãi mìn dày đặc, và vũ khí này được dùng để giảm thiểu những trở ngại để chúng tôi có thể tiếp tục chiến dịch tấn công ở nam Nangarhar," Tướng John Nicholson, chỉ huy cao cấp nhất của quân đội Mỹ tại Afghanistan, nói./( BBC 15/4/17)

 image061