Vũ Cao Phan:"Thượng đỉnh Florida mới làm quen thôi"

09 Tháng Tư 20177:15 CH(Xem: 12789)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  10  APRIL  2017


image027

Châu Á và Thượng đỉnh Mỹ - Trung        


TS. Vũ Cao Phan Gửi cho BBC từ Đại học Bình Dương


 image028

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Cuộc gặp Trump - Tập tại Florida


Ở đây, châu Á là với nghĩa hẹp: Đông Á và Đông Á thì với nghĩa rộng, bao gồm cả Đông Bắc và Đông Nam khu vực địa lý này.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây nên cơn sốt (sốt nóng nơi này, lúc này và sốt lạnh nơi kia, lúc kia) trong chính sách đối ngoại của mình và cơn sốt ấy vẫn chưa dừng khi đã qua hai phần ba của một trăm ngày cầm quyền đầu tiên. Điều vừa choáng váng lại vừa thú vị là ông nói thế nào thì quyết làm như thế ấy (dù quyền lực của ông vẫn đeo theo dấu hỏi). Đã rõ với láng giềng Canada, Mexico; đã rõ với đồng minh NATO, EU; cũng đã rõ với một vùng mà lịch sử dính líu của Mỹ dày hơn bất cứ quốc gia nào: Trung Đông.


Hầu hết các vấn đề dự kiến đã được đặt lên bàn, nhưng giống như một sự làm quen hơn là để giải quyết, ngay cả với vấn đề được cho là khó khăn nhất là quan hệ thương mại Mỹ- Trung. TS Vũ Cao Phan


Nhưng với Đông Á thì chưa. Mặc cho Thủ tướng Abe trong hai tháng đã hai lần thân chinh vượt Thái Bình Dương, còn ông Ngoại trưởng Tillerson cũng kịp bay chiều ngược lại để "phủ dụ", và mặc cho Nhà trắng đã bỏ rơi cả TPP lần chính sách " xoay trục" thì vẫn chưa thấy xuất hiện câu trả lời cho câu hỏi: Tổng thống Donald Trump và nước Mỹ của ông thật sự muốn gì và có thể làm gì nơi này?


Và rồi cơ hội ấy đến với gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ -Trung vừa mới kết thúc tại Mar-a-Lago, Florida. Cuộc gặp này được cho là sẽ diễn ra bên lề Hội nghị G20 vào tháng 7 nhưng rồi được đẩy sớm lên và mang tính chính thức hơn. Người Trung Quốc bình luận rằng đấy là do ý muốn của Mỹ với những lý do có thể hiểu được. Còn chính họ, người Trung Quốc? Họ cũng muốn quá đi ấy chứ sau khi đã tái mặt với những phát biểu gây sốc của cả Trump lẫn Tillerson rồi lại thở ra nhè nhẹ trước giọng điệu mềm mỏng một lúc nào sau đó của các vị này.


Câu trả lời đã rõ. Hầu hết các vấn đề dự kiến đã được đặt lên bàn, nhưng giống như một sự làm quen hơn là để giải quyết, ngay cả với vấn đề được cho là khó khăn nhất là quan hệ thương mại Mỹ- Trung (sẽ có một trăm ngày tiếp theo để xem xét). Cái mà cả hai phía giành được trên thực chất là tạo được sự hiểu biết chung trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt giữa hai nguyên thủ. Tân Hoa xã dẫn lời Tổng thống Mỹ đánh giá đây là bước tiến nổi bật, phi thường. Trong tinh thần cùng thắng, hãng tin Tân Hoa còn dẫn lời ông Tập "chào đón Hoa Kỳ can dự vào khung hợp tác một vành đai, một con đường" mà Trung Quốc đề xuất.


Liệu có thất vọng?


image029

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Cuộc gặp Trump - Tập ở Florida


Tóm lại, chưa có gì mà người Đông Á, nhất là người Đông Nam Á chờ đợi được đặt nặng trên bàn thượng đỉnh cả. Liệu họ có thất vọng?


Trước cuộc gặp gỡ Trump - Tập, người Nhật (Japan Times) nhận xét: hai nhà lãnh đạo có một điểm chung: đặt mục tiêu phấn đấu cho đất nước mình vĩ đại trở lại (ông Tập gọi là Phục hưng dân tộc Trung Hoa), còn người Anh (The Economist) thì "dịch" ý tưởng này thành: nước Mỹ muốn rời khỏi việc gánh vác trách nhiệm toàn cầu và Trung Quốc thì hướng tới. Cuộc gặp thượng đỉnh đi theo đường hướng ấy chăng?


Đã đến lúc Việt Nam nhận ra rằng, thế giới cũng như một gia đình, một quốc gia (thậm chí còn hơn), cần phải có người có quyền lực, có sức mạnh, có lí trí dẫn dắt.TS. Vũ Cao Phan


Trung Quốc từng coi Mỹ là cảnh sát toàn cầu, dùng sức kẻ mạnh đàn áp thiên hạ. Bây giờ không thấy họ nhắc đến điều này nữa. Việt Nam cũng vậy, nhưng cách nhìn vấn đề có thể khác nhau. Đã đến lúc Việt Nam nhận ra rằng, thế giới cũng như một gia đình, một quốc gia (thậm chí còn hơn), cần phải có người có quyền lực, có sức mạnh, có lí trí dẫn dắt.


Nước Mỹ đã giữ một vai trò cần thiết như vậy và thế giới cần nước Mỹ. "Nước Mỹ trên hết", trong khi hô khẩu hiệu không hiểu Tổng thống Mỹ có ý thức được điều này?


Các quốc gia Đông Nam Á, Đông Bắc Á, các nước có cùng chung Biển Đông và biển Hoa Đông cũng chẳng có gì phải thất vọng với thượng đỉnh Mỹ -Trung. Đừng nghĩ sẽ có ai đến để can thiệp, giải cứu cho mình. Số phận một quốc gia cũng như số phận một con người. Nếu thấy mong manh thì hãy đoàn kết lại. Đoàn kết làm nên lực lượng, làm nên sự sáng suốt.


Một nhà nghiên cứu của một nước lớn ở xa Thái Bình Dương có nhiều năm theo dõi khu vực vừa đưa ra nhận xét các nước ASEAN cứ hành xử mỗi nước một kiểu, mỗi lúc một kiểu hoặc kiên định cái chẳng ai cần kiên định như thế thì chắc lẽ "đến năm 2030 cũng không còn vấn đề Biển Đông để mà tranh chấp nữa"./( BBC 09/4/17)


Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một học giả đang làm việc tại Viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Bình Dương, Việt Nam.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Tập Cận Bình “thờ ơ, lãnh đạm” khi nghe Trump thông báo việc tấn công Syria trong tiệc tối

Chủ nhật, 09/04/2017,


(Quốc tế) - Sau khi nhận được thông báo từ Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình không có phản ứng nào tỏ ra quan tâm, sau đó bình thản ra về.


image030


Theo tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) ngày 8/4, nhằm thể hiện sự coi trọng Washington, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu ngay trong chuyến công du Mỹ: “Chúng ta có hàng nghìn lý do để xây dựng mối quan hệ Trung-Mỹ nhưng không có một lý do để phá hỏng quan hệ này”.


Đồng thời, theo báo Nhật, kết quả cụ thể của hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ lần này thể hiện việc mở rộng cơ chế đối thoại song phương trong tương lai cũng như tích cực nỗ lực loại bỏ mức thâm hụt thương mại hai nước càng sớm càng tốt.


image031

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trực tiếp báo cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về thông tin Mỹ tấn công Syria ngay tại bữa tiệc. Ảnh: AP


Tuy nhiên, kỳ vọng khuyến khích Nhà Trắng tham gia sáng kiến kinh tế “Một vành đai, một con đường” của Trung Nam Hải đã không đạt được mục đích.


Theo Sankei, đáng chú ý nhất, trong dạ tiệc hôm 6/4 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đã trực tiếp thông báo việc Mỹ tấn công Syria cho người đồng cấp Trung Quốc nhưng ông Tập chỉ “lãnh đạm tỏ ý đã hiểu”, tiếp tục tham dự tiệc tối, sau đó bình thản trở về khách sạn.


Truyền thông Nhật đặt nghi vấn về thái độ của nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi khi căn cứ quân sự của chính phủ Syria bị tấn công bởi 59 tên lửa Tomahawk, là một quốc gia thân cận với Nga – nước đồng minh ủng hộ chính quyền Bashar al-Assad thì ông Tập lại không đưa ra bất cứ phản ứng nào có lợi cho Moscow.


Tờ này sau đó lý giải rằng, có thể khi đó sự xích lại gần nhau trong quan hệ Trung-Mỹ đã phủ bóng lên quan hệ Trung-Nga.


Một luồng ý kiến khác cho rằng, nếu Washington thông báo trước cho Bắc Kinh về kế hoạch tấn công Syria, ông Tập sẽ đưa ra ý kiến phản đối.


Tuy nhiên do lúc này hai chương trình nghị sự chính – vấn đề Triều Tiên và thương mại giao dịch Trung-Mỹ – đang ở thời khắc khó khăn nên để duy trì ưu thế, người đứng đầu Trung Nam Hải không còn lựa chọn khác ngoài việc tập trung vào mối quan hệ Trung-Mỹ.


“Trong quan hệ đối ngoại, Tập Cận Bình đã thể hiện là nhà lãnh đạo quá ‘kín đáo”, chuyến công du Mỹ lần này là một phản ánh sống động nhất”, Sankei kết luận.


Ngày 7/4, Trung Quốc đã đưa ra phản ứng thận trọng trước thông tin Mỹ phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự của chính phủ Syria nhằm trả đũa cho vụ tấn công vũ khí hóa học khiến hàng trăm dân thường thương vong hồi tuần trước – phía Mỹ cáo buộc do quân đội chính phủ Syria gây ra.


Phát biểu tại buổi họp báo thường ngày ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không lên án các cuộc không kích của Mỹ mà chỉ nói rằng: Trung Quốc luôn phản đối “việc sử dụng vũ lực” đồng thời kêu gọi các bên liên quan cần duy trì tiến trình chính trị ổn định để giải quyết vấn đề Syria.


(Theo Soha News)
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1297)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1458)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?