Phán đoán về chính trị Việt Nam sắp tới

05 Tháng Giêng 20175:56 CH(Xem: 24006)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  06   JAN  2017


Phán đoán về chính trị Việt Nam sắp tới


image006

Image copyright Getty Images Image caption Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 12 năm 2016.


Một nhà nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam vừa có bài viết tiếng Anh cho rằng đã có mâu thuẫn trong đảng và tranh đua vị trí tại Việt Nam, chưa đầy một năm sau Đại hội Đảng 12.


Đăng trên trang The Diplomat hôm 23/12/2016, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Quân sự Quốc gia (National War College), Hoa Kỳ, dự đoán có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ, và ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, là ứng viên thay thế hàng đầu.


Ông cũng cho rằng ba vụ điều tra gần đây - liên quan cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, là cách gián tiếp là suy yếu vị thế Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng.


BBC có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Zachary Abuza về những điều ông đề cập trong bài viết.


BBC:Trong bài viết mới nhất của ông, ông cho rằng ông Đinh Thế Huynh đang có nhiều cơ hội nhất để trở thành Tổng Bí thư kế tiếp tại Việt Nam. Có phải quá sớm để nhận định như vậy?


Có thể còn sớm, và tôi có thể sai, nhưng theo tôi, tình hình đang diễn biến theo chiều hướng này.


Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu lại thêm một nhiệm kỳ, nhưng quan điểm đồng thuận dường như cho rằng ông ấy sẽ chỉ ở lại nửa nhiệm kỳ.


Khó thấy còn ai khác đang rất nhiều cơ hội để thay ông Trọng giữa nhiệm kỳ. Tôi đoán là ông Trần Đại Quang đang chờ đến Đại hội Đảng 13. Tôi không nghĩ rằng có ai đó dành nỗ lực chính trị để ngăn ông Huynh lúc này.


BBC: Bằng chứng nào để ông nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ?


image007

Image copyright Getty Images Image caption Ông Đinh Thế Huynh (trái) và ông Trần Đại Quang là ứng viên cho vị trí Tổng bí thư sắp tới?


Không hoàn toàn chắc chắn, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nghỉ. Ông Trọng sinh năm 1944, tương đối già hơn so với người nhiều tuổi thứ hai trong Bộ Chính trị. Đảng Cộng sản có lý do khi họ đề ra mức giới hạn tuổi khi chọn nhân sự.


BBC: Bài viết của ông có đề cập đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang, mà một số người cũng đồn đoán là ứng cử viên cho chức Tổng bí thư. Đánh giá của ông?


Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13.


Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh.


BBC:Bài báo của ông tập trung nói về mâu thuẫn nội bộ trong Đảng sau Đại hội 12. Ông có thể giải thích rõ hơn?


Chính trị Việt Nam bị chi phối bởi quan hệ người bảo trợ - đồ đệ, vì thế khi có điều tra ai đó, nó có thể không hẳn là vì tội phạm kinh tế mà thường là nhắm gián tiếp vào người bảo trợ.


Trước các kỳ Đại hội Đảng, luôn có nhiều đấu tranh phe phái. Nhưng sau đó, thường là giai đoạn "trăng mật", hay tương đối bình yên khi mà chính phủ và cán bộ mới hòa nhập vào vị trí mới. Nhưng một số bạn bè và tôi bắt đầu chứng kiến các dấu hiệu mâu thuẫn nội bộ chỉ trong vòng một năm.


BBC:Ông viết rằng các cuộc điều tra và bắt giữ gần đây dường như là cách nhắm vào Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng. Ông có vẻ cho rằng ông Thăng thuộc nhóm cải cách, bị những người bảo thủ tấn công. Trong khi đó, một vài tiếng nói hiếm hoi ở bên trong Việt Nam cũng đã có bài trên mạng xã hội xem ông Thăng là đối tượng cần điều tra. Ông có xem xét quan điểm của họ không?


Đáng tiếc là nền chính trị Việt Nam vốn vô cùng bí hiểm. Vì thế phần lớn quan tâm là chỉ về các bê bối tham nhũng. Chính trị Việt Nam bị chi phối bởi quan hệ người bảo trợ - đồ đệ, theo cùng vây cánh, vì thế khi có điều tra ai đó, nó có thể không hẳn là vì nghi ngờ tội phạm kinh tế mà thường là nhắm gián tiếp vào người bảo trợ. Nó khiến các đối thủ chính trị phải lo lắng, làm yếu đi nền tảng ủng hộ họ, mà điều này rất quan trọng trong một hệ thống chính trị chú trọng đến sự đồng thuận.


Image copyright Getty Images Image caption Có nhiều đồn đoán về khả năng luân chuyển của Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng


Cần khẳng định chống tham nhũng và chống đối thủ chính trị không hẳn là loại trừ nhau. Nhưng cũng cần thấy vì sao chỉ một số người bị điều tra về tham nhũng, còn những cán bộ làm điều tương tự lại không bị. Khả năng có hạn của nhà nước có thể là câu giải đáp, nhưng câu trả lời thuyết phục hơn thường liên quan chính trị.


Ta cũng cần thừa nhận có nhiều tham nhũng trong chính trị cấp cao ở Việt Nam, vì không có báo chí tự do kiểm tra, đảng cộng sản nói chung đứng trên luật pháp, kiểm soát tòa án và công tố. Quan trọng hơn cả, trong hệ thống hỗn hợp của Việt Nam, là nơi nhà nước vẫn kiểm soát rất nhiều (như vốn, đất đai), khu vực công sở hữu quá nhiều tài nguyên và nguồn lợi thì cơ hội tham ô là ở bên trong nhà nước. Một số ít người lại kiểm soát việc phân bổ hàng hóa, dịch vụ, vốn trong khi lại có quá ít sự kiểm tra và minh bạch.


BBC:Trong bài, ông viết nếu ông Đinh Thế Huynh lên làm Tổng bí thư, sẽ không tốt cho Việt Nam vì ông ấy có vẻ là người bảo thủ. Ông cũng nghĩ ông Đinh La Thăng là nhà cải cách. Nhưng chính trị Việt Nam rất bí mật. Liệu có ổn khi quy trách nhiệm hay chê trách cho một số cá nhân, ca ngợi một số nhà "cải cách", mặc dù ít ai biết thực sự điều gì xảy ra trong các cuộc họp của Bộ Chính trị?


Tôi đồng ý rằng sự phê phán này là công bằng. Tôi biết một số người hoàn toàn bất đồng với tôi khi tôi cho rằng ông Đinh Thế Huynh là người bảo thủ. Có một người nói ông Huynh là người "trung dung", nhưng tôi không thấy có bằng chứng. Rõ ràng là ông ấy có rất ít tiếp xúc với bên ngoài. Toàn bộ sự nghiệp của ông Huynh là ở trong bộ máy Đảng như một nhà lý luận, ít kinh nghiệm thực tiễn.


Có thể nếu ông Đinh Thế Huynh trở thành Tổng bí thư, những hạn chế và thực tế của việc lãnh đạo sẽ hạn chế những gì ông có thể làm. Nhưng tôi cảm giác ông ấy rất lo lắng quyền uy và quyền quyết định của Đảng bị kéo trôi về phía các nhà kỹ trị trong chính phủ. Ông muốn tái xác lập sự lãnh đạo tối cao của Đảng, đây là việc không tốt cho nền kinh tế ngày càng phức tạp và hiện đại của Việt Nam. (theo BBC 05/1/17)


Bài 'The Fault Lines in Vietnam's Next Political Struggle; Infighting ahead of the next mid-term Congress is already visible' được đăng trên trang The Diplomat 23/12/2016.


++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  28  OCT  2016


Tương lai chính trị của nhà báo chính trị gia Đinh Thế Huynh ở Mỹ?


VĂN HÓA 28/10/2016



image008

Ngoại trưởng John Kerry và ông Đinh Thế Huynh tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Google image


Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN, Thường trực ban bí thư Trung ương, hiện được xem là nhân vật thứ hai của đảng sau ông Nguyễn Phú Trọng. Trước đây là ông Huynh là một nhà báo "khổng lồ" của làng Truyền thông Báo chí Việt Nam với vai trò Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tuyên giáo, nhưng con đường chính trị của ông không dừng lại ở báo chí mà ông đã dọn cho ông vào vị trí lãnh đạo chính trị cao thứ nhì của cả nước bằng con đường ngắn nhất.


Trong Đại hội đảng lần thứ XII, hình bóng ông Huynh tưởng như mờ nhạt, nhưng thật ra ông là kiến trúc sư kiến tạo quyền lực quyết liệt sau bức màn tre bên cạnh tân "tứ trụ triều đình" mới toanh: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc. Ông Trọng "già" rồi, lại muốn về hưu non, vị trí tổng bí thư mở rộng. Ông Huynh còn trẻ, 63 tuổi học vị Tiến sĩ.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong buổi họp báo cùng với ông Đinh Thế Huynh tại phòng hội Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/10/16 đã không tiếc lời ca ngợi ông Huynh là nhân vật đã đóng góp sâu sát vào mối quan hệ Mỹ - Việt. Nhận xét của Ngoại trưởng Kerry cho thấy đằng sau các cuộc giao lưu chính trị, sự gặp gỡ của các chính khách thường diễn ra sau bức màn.


Bộ chính trị chắc không thể nào quên hình ảnh Tổng thống Obama đến thăm Hà Nội - Sàigon đã được hàng triệu người dân ùa ra đường phố chào mừng dù đêm khuya hay mưa sớm.


Hiện tượng hàng triệu người Việt Nam (không thể lường nổi như vậy) xuống phố đón vị nguyên thủ Hoa Kỳ có tác động vào chính sách "cân bằng" hay "nghiêng" về phía nào của đảng CSVN trong hoàn cảnh vị trí Việt Nam đang đứng trước nhiều biến chuyển vô lường.


Thực tế cuộc chơi tay ba Việt - Mỹ - Trung sẽ được đo lường qua thái độ cụ thể của Bộ chính trị.


Giới quan sát cho rằng tương tự bài bản của ông Nguyễn Phú Trọng trước khi qua Mỹ phải qua "trình diện" hay "nghe ngóng" ông láng giềng có ý gì không; trong cuộc gặp gỡ giữa ông Đinh Thế Huynh và ông Tập Cận Bình, những lời tuyên bố đưa ra sau đó khẳng định về với mối quan hệ Việt - Trung hầu như sáo rỗng và cũ rích.


Dư luận hy vọng kết quả chuyến đi Mỹ đầu tiên của ông Đinh Thế Huynh sẽ đóng lại quan điểm "ngập ngừng" mở ra thời kỳ "đổi mới toàn diện" đối với Mỹ sau khi ông Huynh về lại Việt Nam.


Dư luận cũng hy vọng tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ mời ông Huynh đến thăm tòa Bạch Ốc./ (VH)


image006

TỪ trái: Ô.. Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty ...


FB Ted Osius:


Đại sứ Ted Osius có ít phút nghỉ ngơi với Đại sứ Phạm Quang Vinh và ban tham mưu tòa Đại sứ VN tại W. DC sau các cuộc họp ở Washington.



image010

Taking a break with Ambassador Vinh and his team after official meetings in Washington with Đinh Thế Huynh.


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10?


VĂN HÓA 24/10/16


image011

Theo tin phổ biến, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp ông Đinh Thế Huynh tại Bắc Kinh hôm 20/10.


Ông Đinh Thế Huynh, nhân vật thứ hai của Bộ Chính trị đảng CSVN, sau TBT Nguyễn Phú Trọng, theo nguồn tin khả tín, sẽ qua Mỹ diện kiến TT Obama. Chưa biết TT Obama sẽ tiếp ông Huynh ở đâu và ông Huynh sẽ gặp những chính trị gia nào Dân Chủ hay Cộng Hòa. 


Giới quan sát cho rằng nhân vật thứ hai có khả năng kế thừa chức vụ tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng. Sự kiện Trịnh Xuân Thanh biến mất một cách bí ẩn kèm theo lời thách thức ông Trọng không nhiều thì ít làm giảm khả năng lãnh đạo của ông Trọng. Dư luận cho rằng chiến dịch "đả ruồi diệt hổ tham nhũng" của ông Trọng không đi đến đâu.


Việc ông Huynh qua Bắc Kinh trước để chuẩn bị cho chuyến đi Hoa Thịnh Đốn là nước bài lớn sắp xếp lại bộ sậu tối cao của đảng CSVN và chính phủ.


Diễn biến quốc tế về tình hình biển Đông Nam Á, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, nội tình xáo trộn chính trị Việt Nam đã lóe lên vài chỉ dấu mới về mối quan hệ song phương giữa Việt Nam - Mỹ, Việt Nam - Trung Quốc và tay ba Việt - Mỹ - Trung.


Hôm thứ Ba 18/10/2016, trong một tuyên bố, tướng Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng bộ quốc phòng Việt Nam tuyên bố: "Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng."


Tuyên bố này được chứng minh qua việc lần đầu tiên sau hơn 40 năm chiến hạm Mc Cain của Mỹ đã tiến vào cảng Cam Ranh. Ngược lại, ngày 22/10/2016, ba chiến hạm  của Hải Quân Trung Quốc cũng đã tiến vào cảng Cam Ranh trong một chuyến thăm gọi là "hữu nghị" từ ngày 26/10/2016.


Những diễn biến về các cuộc hành quân của hải quân các cường quốc đã được báo Văn Hóa theo dõi trên các mục Nhật Ký Biển Đông, Biển Đông, Vịnh Bắc Việt - Hoàng Sa - Trường Sa./


Văn Hóa sẽ tiếp tục loan tin về việc ông Đinh Thế Huynh qua Mỹ./


Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?


image012

Nhân vật thứ hai đảng CSVN ông Đinh Thế Huynh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Dân Chủ) tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 25/10/2016.


VĂN HÓA 25/10/16


Nhân vật thứ hai đảng CSVN ông Đinh Thế Huynh đã đặt chân đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn hôm 24/10, nhân vật đầu tiên ông tiếp xúc là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Dân Chủ) tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 25/10/2016.


Ngoại trưởng John Kerry là người mời chính thức ông Huynh. Sau khi gặp các giới chức ở Hoa Thịnh Đốn, ông Huynh sẽ tới New York và Boston. Lịch trình chuyến đi của ông Huynh kéo dài từ 23-31/10/2016.


Ngày 25 tháng 6 năm 2005, nguyên Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải cũng đã tới thăm Boston.


image013

Phan Van Khai stopped in Harvard Yard to rub the statue of John Harvard yesterday. (Globe Staff Photo / David L. Ryan) Globe Staff Photo / David L. Ryan


Như Văn Hóa đã loan tin hôm 23/10, ông Đinh Thế Huynh đã hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 20/10/16, và làm việc với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề biển Đông.


Ông Lưu Vân Sơn là người đã ký bản hiệp ước với tướng Lê Hồng Anh xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của Đại tướng Lê Hồng Anh Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng CSVN ngày 27/8/2014; sau đó, bản tin chính thức của Việt Nam cũng nói phái viên Lê Hồng Anh đạt được nhất trí về “ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới”.


Ông Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


image014

Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8/2014


Chưa rõ tin tức nào về cuộc trao đổi giữa ông Huynh và các chính gia hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa Hoa Kỳ. Dường như nội dung vẫn còn giữ kín. Ông Huynh đến Mỹ trong bối cảnh nước Mỹ đang diễn ra cuộc tranh cử tổng thống gần kề và gay gắt.


Tuy nhiên, không lại trừ tình hình biển Đông Nam Á và nội tình chính trị Việt Nam trong những ngày tới trong nghị trình của ông Huynh với các giới chức lãnh đạo hành pháp - lập pháp Hoa Kỳ.


Ông Đinh Thế Huynh có đóng được vai trò cân bằng trong mối quan hệ tay ba: Việt Nam - Hoa Kỳ - Trung Quốc hay không thực tế sẽ trả lời.


Giới quan sát cho rằng, trong ý nghĩa nào đó, việc đi Mỹ của ông Huynh phần nào trả lời cho tương lai chính trị của ông Huynh.


Phát biểu tại Bộ ngoại giao, Ngoại trưởng John Kerry nói rằng ông Huynh là người “tham gia sâu sát vào việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.


Nay ông Huynh đến Mỹ có lọt vào "mắt xanh" của Hoa Kỳ hay không lại là vấn đề khác. / (VH)

20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27190)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 27082)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trong trại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (xin xác nhận).
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30737)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 20612)
"Các thay đổi sẽ cho phép binh lính Nhật được tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay. Các dự luật sẽ vẫn cần được Thượng viện phê chuẩn, nhưng nhiều người trông đợi là rốt cuộc chúng sẽ được thông qua để trở thành luật."
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 22016)
Sáng 7/7/2015 đoàn biểu tình với cờ vàng, biểu ngữ loa phóng thanh cầm tay tập trung tại công viên La Fayette bên cạnh tòa Bạch Ốc hô to những khẩu hiệu đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền và yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu tôn giáo, dân chủ trong nước.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 27349)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lấy 2 câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để kết thúc bài diễn văn của ông: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh cuộc hội đàm lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng - phụ đề thêm mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn. Ảnh: Thủ bút câu thơ Kiều của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tư liệu của MTL - thân hữu báo Văn Hóa.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 21317)
Thông tín viên RFI tại Vienna Sami Boukhelifa tường thuật : « Chỉ 48 tiếng đồng hồ thôi, không hơn, để hoàn thành một sứ mạng gần như bất khả. Những lo ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đang hiện rõ.Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo là ''các cuộc thương lượng có thể kết thúc theo bất kỳ hướng nào''.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 23497)
"The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?"
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 27375)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lẩy 2 câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du kết thúc bài diễn văn: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh có một không hai trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng kèm theo mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 21082)
"Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 23840)
"Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã kêu gọi bỏ phiếu "không đồng ý," phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, "Hôm nay chúng ta ăn mừng chiến thắng của dân chủ."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 22400)
Giới chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ có thông báo chính thức từ Nhà Trắng vào lúc 15:00 GMT (22:00 giờ Hà Nội) ngày 1/7. Hiện còn chưa rõ ngày tháng mở cơ quan ngoại giao ở hai nước, nhưng theo phóng viên BBC tại Cuba Will Grant thì có thể là giữa tháng Bảy.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 23575)
Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ, không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương. Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng. Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21439)
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này."
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21405)
"Trong ngôn từ Ả Rập nói riêng và Islam nói chung, “Iftar” là buổi ăn mà trong dân gian người Muslim nói tiếng Việt gọi nôm na là “buổi ăn sả chay” là buổi ăn cá nhân hoặc tập thể diễn ra vào buổi chiều khi mặt trời lặn."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21602)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Vienna vào tối 26/06/2015 để cùng với nhóm 5+1 và Iran thảo luận nước rút trong những ngày cuối tuần này để đạt được một thỏa thuận chung cuộc trước thời hạn chót là 30/06/2015."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21253)
"Nhiều nguồn thạo tin vào hôm 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21987)
"Buổi tiệc khoản đãi Iftar vừa qua là buổi khoản đãi thứ 7 cùa Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Vào thời các Tổng Thống Clinton, Bush tiền nhiệm, cũng đã tổ chức tiệc Iftar này tại Tòa Bạch Ốc."