Liên Hiệp Quốc 02 Nov 2016: Ngày quốc tế đòi trừng phạt các tội ác nhằm vào nhà báo

03 Tháng Mười Một 20166:04 CH(Xem: 14142)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  04  OCT  2016


Ngày quốc tế đòi trừng phạt các tội ác nhằm vào nhà báo


image016

Một phóng viên Irak tác nghiệp tại chiến trường gần Mossul ngày 20/10/2016.Reuters


Cứ trung bình mỗi tuần trên thế giới lại có một nhà báo đang tác nghiệp bị sát hại. Nghiêm trọng hơn là 9 trên 10 trường hợp hung thủ tấn công nhà báo vẫn không bị nghiêm trị. Đó cũng là lý do để Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 2/11 hàng năm là ngày quốc tế đòi trừng phạt các tội ác nhằm vào nhà báo.


Sự lựa chọn của quốc tế cũng là để tưởng nhớ tới hai nhà báo của đài RFI, Ghislaine Dupont và Claude Veron bị sát hại dã man tại miền bắc Mali ngày 2/11/2013.


Nghị quyết về ngày quốc tế đòi trừng phạt tội ác nhằm vào các nhà báo yêu cầu các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc phải có các biện pháp cụ thể để đấu tranh không dung thứ tội ác chống các nhà báo.


Đây cũng là ngày để tôn vinh tất cả những người sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm tính mạng, bất chấp hệ thống kiểm duyệt hà khắc hay chiến sự khốc liệt, để có thể đưa thông tin kịp thời đến cho mọi người. Vấn đề đặt ra trong dịp kỷ niệm năm nay là làm sao bảo vệ an toàn cho các nhà báo tác nghiệp tại những vùng chiến sự ?


Đối với đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, đây là một dịp đặc biệt để tưởng nhớ đến hai đồng nghiệp Ghislaine Dupont và Claude Veron bị sát hại khi đang làm nhiệm vụ tại Mali cách đây đúng 3 năm. Từ đó đến nay các điều tra vẫn không đem lại kết quả cụ thể. Không một thủ phạm nào được đưa ra trước vành móng .


Theo Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ), những nơi mà các nhà báo bị đe dọa nhiều nhất và cũng là nơi tội ác nhằm vào các nhà báo không bị trừng phạt đó là những vùng chiến sự, xung đột và những nước có chế độ độc tài, chuyên chế./ (theo Anh Vũ 02-11-2016)


+++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Liên Hiệp Quốc (United Nations)


Posted on 17/10/2015 by The Observer


 image017

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm


Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội Quốc Liên. Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kết thúc đẩy những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít. Vào năm 1944, đại diện của các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tại Dumbarton Oaks (Mỹ) để soạn thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của tổ chức mới này. Vào năm 1945, 51 quốc gia nhóm họp tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia được thế giới công nhận. Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977.


Liên Hiệp Quốc có ba mục tiêu chính: gìn giữ hòa bình thế giới, thúc đẩy những mối quan hệ thân thiết giữa các quốc gia, hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người song song với việc thúc đẩy tôn trọng nhân quyền và quyền tự do thiết yếu. Liên Hiệp Quốc có sáu cơ quan chính, bao gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý và  Hội đồng Quản thác.


Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc còn có những tổ chức chuyên trách khác, tiêu biểu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hay Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)…. Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng Thư ký, vị  trí hiện đang được đảm nhiệm bởi ông Ban Ki-moon người Hàn Quốc.


Nơi duy nhất tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhóm họp là Đại Hội đồng. Tại đây, đại diện của các quốc gia thành viên nhóm họp mỗi năm để bàn luận những vấn đề của thế giới. Đại Hội đồng có thể thảo luận bất kỳ những vấn đề nào mà nó lựa chọn, thông qua các vấn đề quan trọng khi có 2/3 số thành viên đồng thuận, giúp bầu chọn thành viên của các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc, và bỏ phiếu cho vấn đề ngân sách


Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015. Đây là sự đồng thuận chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọng toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này. Các mục tiêu này bao gồm:


  • Chấm dứt đói nghèo
  • Phổ cập giáo dục toàn cầu
  • Bình đẳng giới
  • Sức khỏe cho trẻ em
  • Sức khỏe cho bà mẹ
  • Chống lại HIV/AIDS
  • Cân bằng môi trường
  • Hợp tác toàn cầu


của tổ chức này. Mặc dù vậy ảnh hưởng của Đại Hội đồng đối với chính trị quốc tế không thực sự lớn. Phần lớn công việc của Đại Hội đồng được thực hiện ở sáu ủy ban:


  • Ủy ban 1: những vấn đề liên quan đến giải giáp vũ khí, sử dụng không gian vũ trụ và các vấn đề về an ninh và chính trị;
  • Ủy ban 2: các vấn đề về kinh tế và tài chính;
  • Ủy ban 3: các vấn đề về xã hội, nhân đạo, và văn hóa;
  • Ủy ban 4: các vấn đề thuộc địa
  • Ủy ban 5: các vấn đề về quản trị và ngân sách
  • Ủy ban 6: các vấn đề pháp lý


Ngoài Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an là cơ quan quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là trong việc thực hiện những mục tiêu chính của tổ chức này. Cơ quan này luôn sẵn sàng nhóm họp bất cứ lúc nào khi hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa. Hội đồng Bảo an có 15 thành viên, trong đó 5 thành viên thường trực (Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Anh, và Nga), và 10 thành viên không thường trực được bầu theo nhiệm kỳ 2 năm từ các nhóm quốc gia thuộc các khu: Châu Phi, Châu Á, Đông Âu, Mỹ Latinh, Tây Âu, và Châu Đại Dương. Nhóm 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết các quyết định của Hội đồng Bảo an.


Trong vòng nửa thế kỷ qua, Liên Hiệp Quốc đã có một lịch sử thăng trầm. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Hiệp Quốc không giữ được vai trò chủ đạo trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới bởi việc sử dụng thường xuyên quyền phủ quyết của các cường quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc đã theo dõi và ủng hộ quá trình phi thực dân hóa, từ đó làm tăng nhanh chóng số lượng các nước thành viên của tổ chức này trong những năm 1950 và 1960. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát triển được vai trò gìn giữ hòa bình nhằm ngăn chặn việc các cường quốc can thiệp vào các cuộc xung đột vốn có thể phát triển thành các cuộc đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc với nhau.


Các Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc


– Trygve Lie, Na Uy, nhậm chức ngày 2/2/1946


– Dag Hammarskjold, Thụy Điển, nhậm chức ngày 10/4/1953


– U Thant, Mianma, nhậm chức ngày 3/11/1961


– Kurt Waldheim, Áo, nhậm chức ngày 22/12/1971


– Javier Perez De Cuillar, Pê-ru, nhậm chức ngày 15/12/1981


– Boutros Boutros Ghali, Ai Cập, nhậm chức ngày 1/1/1992


– Kofi Annan, Ghana, nhậm chức ngày 1/1/1997


– Ban Ki-moon, Hàn Quốc, nhậm chức ngày 1/1/2007


(theo nghiencuuquocte.net)

29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15956)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15159)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15422)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15670)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 14833)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16654)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15299)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15238)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15319)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15444)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15840)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15193)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 15043)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15657)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 16108)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18739)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18501)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16931)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".