Thách thức Mỹ, Duterte “cao tay” hay đang “đùa với lửa”?

21 Tháng Chín 201612:26 SA(Xem: 15636)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  21 SEP 2016


Thách thức Mỹ, Duterte “cao tay” hay đang “đùa với lửa”?


Thứ sáu, 16/09/2016, 19:30 (GMT+7)


(Quốc tế) - Liên tục chọc giận Mỹ nhưng Tổng thống Duterte lại luôn nhận được phản ứng ôn hòa của Washington, bởi đằng sau là một nguyên nhân giúp ông “chơi dao nhưng không đứt tay”.


image055

Ngày 13/9, Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu tại một sự kiện của Không quân Philippines tại thành phố Pasay: “Chúng tôi sẽ không cắt đứt sợi dây rốn nối mình với các quốc gia đồng minh”. Trong đó, có Mỹ – đồng minh lâu năm, thân thiết của Manila.


Tuy nhiên, trái ngược với phát ngôn trên, nhà lãnh đạo Philippines năm lần bảy lượt công khai chọc giận Washington khi hết mắng Tổng thống Mỹ Barack Obama là “đồ chó đẻ”, lại tố cáo binh lính Mỹ giết hại người Philippines ở thế kỷ trước.


Gần đây nhất là tuyên bố trục xuất lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang đóng quân tại đảo Mindanao, miền Nam Philippines, đồng thời ngừng tuần tra trên biển Đông với Washington.


Theo giới quan sát, hàng loạt hành vi trên của Tổng thống Duterte được coi như tín hiệu mới giúp Manila có thể thay đổi tình trạng vốn có của hiệp ước quốc phòng Mỹ – Philippines tồn tại từ năm 1951 đến nay.


Đặc biệt, kể từ sau khi ông Duterte tuyên bố Philipines sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao “độc lập, tự chủ”, quan hệ Mỹ – Philippines cũng sẽ bước vào một “trạng thái mới”.


Ông Richard Javad Heydarian, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle, Manial, Philippines nhận định, tuy sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông sẽ khiến quan hệ Mỹ – Philippines trở nên chặt chẽ.


Nhưng dưới sự nắm quyền của Duterte, “Mỹ hiển nhiên không thể trông đợi sự phối hợp chiến lược và ủng hội ngoại giao từ Philippines như dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III”.


Duterte – dấu ấn của một “cường nhân”


image056

Tổng thống Duterte đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cuộc chiến chống ma túy trong nước. (Ảnh: www.bayanmall.org)


Từ việc đưa cuộc chiến chống khủng bố, ma túy và tham nhũng trở thành trọng tâm chính trị, Duterte đã vạch ra lằn ranh đỏ nhằm khiến Washington “không thể can thiệp vào công việc nội chính” của Manila.


Tuy nhiên, theo Đa chiều (Mỹ), những chỉ trích về vấn đề nhân quyền liên quan tới chiến dịch truy quét tội phạm ma túy từ Tổng thống Obama và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon dường như càng chọc giận một chính trị gia nóng tính như Duterte.


Theo đó, càng kỳ vọng có thể giải quyết sạch sẽ mọi vấn đề nội bộ Philippines, Duterte càng muốn thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ trước đây.


Trước đó, Duterte từng chỉ trích việc triển khai máy bay không người lái của Mỹ tại thành phố Davao, miền Nam Philippines trong chiến dịch chống khủng bố và nổi dậy tại nước này.


Mới đây, ông lên tiếng đòi lực lượng Mỹ rời Philippines vì cho rằng sự hiện diện của lực lượng này tại Mindanao khiến họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhóm phiến quân Abu Sayyaf, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc chiến khủng bố của Manila.


Giới phân tích nhận định, những động thái trên chứng tỏ, từ sau khi Duterte lên nắm quyền, trọng tâm an ninh quốc gia Philppines đã được thiết lập lại – chuyển dịch từ bảo vệ lãnh thổ sang chống khủng bố, nổi dậy trong nước.


Như thế, chính sách ngoại giao “độc lập, tự chủ” của Duterte hoàn toàn bất lợi cho chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


Tuy Mỹ – Philippines có quan hệ đồng minh không thể tách rời nhưng một Duterte “vô nguyên tắc” sẽ khiến Washington “quay như chong chóng”.


Đặc biệt, trong tương lai, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có kết quả cuối cùng, chính phủ Tổng thống Duterte và chính phủ mới của Mỹ sẽ đối mặt với nhiều thử thách mới.


Obama “ôn hòa” hay Duterte đang “đùa với lửa”?


Duterte luôn mạnh miệng công kích nước Mỹ nhưng Obama lại mềm mỏng với Manila. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đại diện cho việc vì cần sự hợp tác của Manila trong chiến lược quân sự tại Châu Á – Thái Bình Dương mà Washington có thể để Duterte “tự tung tự tác”.


Đặc biệt, tuyên bố “trục xuất” quân đội Mỹ đang động chạm đến giới hạn cuối cùng và khiến Washington bất mãn.


Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest “đá xéo” khi so sánh ông Duterte với ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump.


image057

Tuyên bố trục xuất lực lượng đặc nhiệm Mỹ khỏi Mindanao – một hành động “đùa với lửa” của Duterte. (Ảnh: navyseals.com)


“Tôi nghĩ, điều này cho thấy các cuộc bầu cử quan trọng như thế nào. Các cuộc bầu cử mang lại những hậu quả riêng.


Chúng sẽ quyết về người sẽ đại diện cho đất nước bạn trên trường quốc tế. Vì thế khi bỏ phiếu, bạn cần coi trọng tố chất của ứng cử viên như cách cư xử, tính cách và khả năng phán đoán”, Josh Earnest nhấn mạnh.


Điều này cho thấy, Nhà Trắng bất mãn với Tổng thống Duterte nhưng theo giới quan sát, ông Duterte lại rất “thông minh” khi chỉ dọa “trục xuất” lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Mỹ tại đảo Mindanao.


Điều này không có nghĩa Duterte “vờn” Mỹ về chiến lược quân sự nhưng nếu trong tương lai, Philippines thực sự vượt qua lằn ranh đỏ, động chạm đến kế hoạch chiến lược cốt lõi của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Washington đương nhiên sẽ không dễ dàng bỏ qua.


Giới quan sát cho rằng, hiện nay, Mỹ vẫn có ảnh hưởng tương đối lớn tại Philippines và chính sách ngoại giao của Duterte đang gặp phải sự phản đối từ phe “thân Mỹ”. Trước đó, ngày 12/9, ông đã cáo buộc đảng đối lập khi âm mưu dùng những “thủ đoạn bẩn thỉu” để hạ bệ mình.


Được biết, đảng đối lập mà Duterte ám chỉ chính là đảng Tự do của cựu Tổng thống Aquino. Đương nhiên, đảng này đã phủ nhận mọi cáo buộc của Tổng thống Philippines đương nhiệm.


Các quan chức là thành viên đảng ông  Aquino hiện giữ nhiều vị trí quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và có sự ủng hộ nhất định tại Philippines. Đây là chính đảng luôn duy trì mối quan hệ thân thiết lâu đời với Washington.


Vì thế, không quá thiếu thực tế nếu Mỹ mượn lý do “những thủ đoạn tàn bạo trong cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte đã khơi mào cho mâu thuẫn nội bộ” để ủng hộ người của phe đối lập lên nắm quyền.


Tuy nhiên, theo Đa chiều, Duterte “gặp may” do nước Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử Tổng thống.


Một mặt, ông Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ và khó có cơ hội “đối đầu” với chính phủ của Duterte. Mặt khác, bầu cử Mỹ đang gặp nhiều vấn đề phát sinh nên Washington không đủ sức để quan tâm quá nhiều việc khác nhau.


Đây chính là nguyên nhân căn bản vì sao Duterte “chơi dao nhưng không đứt tay”.


Tuy nhiên, dù là Tổng thống Obama hay chính phủ mới của Mỹ đều sẽ không để Duterte xâm phạm đến lợi ích quốc gia cũng như chính sách chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


Ngay cả khi chính phủ mới của Mỹ đang trong giai đoạn kiện toàn nhưng nếu Duterte cứ mạnh miệng với những phát ngôn gây sốc thì Manila sẽ vẫn đối mặt với áp lực đến từ Washington.


“Lợi dụng Mỹ trong đoạn chuyển giao quyền lực để đạt được lợi ích quốc gia và tránh ‘chơi dao đứt tay’ luôn là thử thách lớn nhất với Duterte”, Đa chiều bình luận.


(Theo Soha News)

08 Tháng Chín 2015(Xem: 19056)
"Kim Lạn Vinh cho biết, Bắc Kinh muốn bố trí một điểm dừng chân tại Hawaii trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì đó là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đơn vị rất quan trọng trong chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông."
07 Tháng Chín 2015(Xem: 20144)
Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 19996)
"Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian."
04 Tháng Chín 2015(Xem: 19229)
"Trong diễn văn ở buổi lễ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi "xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước." - "Đức Tăng Thống Quảng Độ cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."
31 Tháng Tám 2015(Xem: 18321)
"Chánh thẩm Tòa án Tối cao Vassikiki Thanouwas đã tuyên thệ nhậm chức trong tư cách là vị nữ thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp hôm thứ Năm."
27 Tháng Tám 2015(Xem: 20692)
"...Những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?"
21 Tháng Tám 2015(Xem: 20808)
"Khoảng 1 tấn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi được nhập lậu về Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 21651)
"Indonesia đã đánh chìm 34 tàu nước ngoài bị bắt, trong đó có tàu của Việt Nam, nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi quốc đảo lớn nhất thế giới."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 24697)
Montreal - VH - "Theo tin từ Tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 15 (giờ Canada) sáng thứ Năm 20 tháng 8 năm 2015."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 19307)
"Theo RT ngày 18/8, ông Putin đã lên một chiếc tàu lặn mini chỉ có ba chỗ ngồi và tham gia chuyến thám hiểm ở độ sâu 83 mét ngoài khơi bờ biển Crimea."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20092)
"Trung Quốc xác nhận hóa chất độc hại xyanua natri được cất chứa tại các nhà kho bị phá hủy trong những vụ nổ lớn ở thành phố cảng Thiên Tân mới đây."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 21558)
- "Khi hạ cánh xuống thủ đô Havana sáng thứ Sáu 14/8, ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Cuba trong 70 năm. Ông phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh rằng "đây là thời khắc lịch sử". - "Chỉ vài ngay sau khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, đầu tháng 3-2014 Nga đã nhanh chóng động binh chiếm giữ bán đảo Crimea - nơi Nga đang có căn cứ quân sự (Hạm đội biển Đen) thuê đất của Ukraine." -Võ Chí Công: chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạt ta ra…
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20112)
"phía Úc phải công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam cho biết rõ hành tung của những thuyền nhân vừa bị gởi trả về, cũng như bảo đảm an toàn cho tất cả những người này."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20181)
"Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 13/8 được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định là 6.4010 nhân dân tệ đổi lấy một đôla, giảm 1,1% so với mức 6.3306 ngày trước đó."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19478)
"Dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những "gã khổng lồ" trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70..."