Duterte đổi giọng: "Tôi không chống Mỹ cũng không thể đánh nhau với Tầu"/VN "nín thở qua sông"

21 Tháng Chín 201612:04 SA(Xem: 15815)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  21 SEP 2016


Đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận"


Duterte đổi giọng: "Tôi không chống Mỹ cũng không thể đánh nhau với Tầu"/VN "nín thở qua sông" nghe ngóng động tịnh

image011

Ông Duterte: Philippines cần Mỹ ở lại Biển Đông


 (GDVN) - Tôi thực sự không biết những gì xảy ra với người Mỹ, về cách họ nhìn chúng tôi. Họ nhìn xuống chúng tôi từ bên trên.


Philstar ngày 21/9 đưa tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố, ông không tìm kiếm sự rút quân của Mỹ khỏi Philippines. Manila cần đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ bảo vệ đất nước chống lại sự xâm nhập trên Biển Đông.


Phát biểu tại Sư đoàn bộ binh 10 ở Mawab, ông Rodrigo Duterte giải thích: "Tôi chưa bao giờ nói Mỹ hãy ra khỏi Philippines. Hơn hết, chúng ta cần họ ở Biển Đông."


Ngày 12/9 tại Điện Malacañang ông Duterte nói, ông muốn các binh sĩ Mỹ rời Minadanao vì họ có thể bị phiến quân bắt cóc.


Sau vài ngày, Duterte làm rõ hơn khi đến Bulacan, ông muốn quân đội Mỹ rời khỏi Mindanao để chính phủ của ông có không gian đàm phán với phiến quân Moro. Duterte khẳng định, ông không chống Mỹ.


1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: The Telegraph. "Đó là lý do tại sao tôi đã nói họ nên rời Mindanao. Tôi không bao giờ nói họ: Đi ra ngoài." Ông Duterte phân trần.


Băn khoăn về Hoa Kỳ


Theo Rodrigo Duterte, chính phủ của ông chưa sẵn sàng cho chiến tranh, xung đột vì Philippines không đủ thiết bị để đương đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến.


"Chúng tôi không có vũ khí. Nhưng chúng tôi cũng không sẵn sàng đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Theo như những gì tôi đang quan tâm, tôi chống lại nó, bởi vì nó sẽ chỉ là một vụ thảm sát." Tổng thống Philippines nói.


Ông than thở rằng, trong khi quân đội Philippines mua sắm máy bay chiến đấu dưới thời người tiền nhiệm, không hiểu sao những máy bay này không có đủ hỏa lực như tên lửa:


"Vấn đề là họ không muốn cho chúng ta tên lửa. Chúng tôi đã nhận chúng từ Hàn Quốc, chính xác, nhưng Hàn Quốc sẽ không bán cho chúng tôi mà không có sự đồng ý của Mỹ.


Máy bay của chúng tôi chỉ để trưng bày, nó không có tên lửa nên chúng tôi không thể sử dụng nó. Tôi thực sự không biết những gì xảy ra với người Mỹ, về cách họ nhìn chúng tôi. Họ nhìn xuống chúng tôi từ bên trên." [1]


Áp lực phải tuần tra vùng đặc quyền kinh tế


Cũng trên tờ Philstar hôm nay 21/9 đưa ý kiến của Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, cần phải hỏi ông Rodrigo Duterte, tại sao ông không muốn thực thi Phán quyết Trọng tài bằng cách tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, dù nước ông là bên đi kiện, thắng kiện:


"Tháng Bảy vừa qua, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đã phán quyết rằng, yêu sách "quyền lịch sử" Trung Quốc đưa ra trong đường chín đoạn không có cơ sở pháp lý.


Australia đã phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của Bắc Kinh vì kêu gọi họ tuân thủ Phán quyết Trọng tài và hỗ trợ nhà cầm quyền Philippines đưa vụ kiện ra cơ quan tài phán trước đó.


Câu hỏi cần đặt ra với Philippines hiện nay là, họ đang làm những gì để củng cố Phán quyết Trọng tài?


Các bạn không ngạc nhiên khi Philippines không tuần tra vùng đặc quyền kinh tế mà Tòa đã phán quyết là thuộc quyền chủ quyền của họ?


Tòa Trọng tài thấy rằng, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines, còn bây giờ Philippines lại rút (hoạt động tuần tra) khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ."


Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio bình luận, Hiến pháp Philippines ủy quyền cho nhà nước phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế quốc gia. 


Ông Rodrigo Duterte đứng đầu nhà nước, đã tuyên thệ bảo vệ hiên pháp thì phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế quốc gia. Nhất là khi Phán quyết Trọng tài đã làm rõ, vùng đặc quyền kinh tế Philippines không có tranh chấp với Trung Quốc, đường 9 đoạn không có cơ sở pháp lý.


Trung Quốc chỉ là kẻ ngụ cư, ở nhờ trên Biển Đông, không có quyền hợp pháp để hiện diện tại đây. Nếu nói rằng vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vẫn tranh chấp là cách lật đổ Phán quyết Trọng tài. [2]


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.philstar.com/headlines/2016/09/21/1625911/we-need-us-south-china-sea-duterte


[2]http://www.philstar.com/opinion/2016/09/21/1625897/charter-requires-patrolling-eez


(theo Hồng Thủy  21/09/16)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Mặt trận biển Tây Philippines


Bãi Scarborough; bãi Cỏ Mây: "Canh bạc Philippines - China"


 

image012

Hải đồ trên (chấm đỏ) mô tả 7 bãi đá chìm do Trung Quốc bồi đắp biến thành đảo nhân tạo với hệ thống mạng lưới hỏa lực bao trùm trung tâm quần đảo Trường Sa. Từ đảo Vành Khăn TQ chiếm từ năm 1999 tới bãi Cỏ Mây chỉ cách 41km; từ bãi Cỏ Mây tới bờ biển Palawan cách 120 hải lý. Từ bãi Cỏ Mây tới đảo Hải Nam TQ cách khoảng 800 hải lý. Chấm xanh trên hải đồ là mạng lưới phòng thủ có quân lính của Philippines chiếm đóng.


Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. (VH).


Con tàu mục nát ở bãi Cỏ Mây


image014

15/9/2014


Theo BBC: Một con tàu hoen rỉ, tàn dư của Đệ nhị thế chiến, đóng vai trò gì trong tuyên bố chủ quyền của Philippines tại Biển Đông?


Hải quân Philippines cố tình vứt con tàu Sierra Madre này tại Bãi Cỏ Mây (Ayungin Reef) làm tiền đồn cho một nhóm thủy quân lục chiến.


Ayungin Reef khoảng 120 hải lý cách bờ biển Palawan - Philippines trong khi cách bờ biển Trung Quốc hơn 800 hải lý.


Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes miêu tả không khí trên con tàu này


Nghị sĩ Philippines: Chỉ 1-2 năm nữa Trung Quốc sẽ chiếm bãi Cỏ Mây


15/03/2015


Theo Acedillo, sau khi xây xong các đảo nhân tạo bất hợp pháp, Trung Quốc có thể duy trì tuần tra hải – không quân 24/7 khiến Bắc Kinh có thể…


image015

Nghị sĩ Philippines Rep. Francisco Ashley Acedillo


Rep. Francisco Ashley Acedillo, một nghị sĩ Philippines và từng là cựu sĩ quan không quân cho biết: “Chắc chắn sau khi kết thúc các hoạt động cải tạo, Trung Quốc sẽ biến các bãi đá và rặng san hô này thành các đảo nhân tạo. Hơn nữa bây giờ họ có thể đặt lực lượng hải quân và không quân ở đó”. Ông dự đoán, Philippines có thể mất quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa) chỉ 1 đến 2 năm nữa vào tay Trung Quốc.


Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp trên đá Vành Khăn cách bãi Cỏ Mây chỉ 41 km, nơi Philippines cắt quân đồn trú trên xác một chiếc chiến hạm cũ. Acedillo cảnh báo, trong vòng 2-3 năm sau khi Trung Quốc đã chiếm được bãi Cỏ Mây, Scarborough, tiếp theo sẽ là khu vực ngoài khơi tỉnh Zambales. Và khoảng 1 thập kỷ tiếp theo, Philippines có thể buộc phải di dân khỏi đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa).


Theo Acedillo, sau khi xây xong các đảo nhân tạo bất hợp pháp này, Trung Quốc có thể duy trì tuần tra hải – không quân 24/7 khiến Bắc Kinh có thể hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông, gây thiệt hại không chỉ với Philippines mà là tất cả các nước ven Biển Đông khác. Với hoạt động xây dựng của Trung Quốc ngoài thực địa, khó có thể hy vọng đạt được một bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông thời gian tới.


Trung Quốc đã tranh thủ thời gian trì hoãn COC để tăng tốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa. Một khi Trung Quốc xây xong, việc đạt được COC có hiệu lực và ràng buộc được Trung Quốc còn khó khăn hơn nhiều.


(Theo Giáo Dục)


Hình ảnh hoạt động cố thủ của lính Philippines ở Bãi Cỏ Mây


29/05/2013


image016

Xác chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre Philippines mua lại của Mỹ và cố ý kéo nằm ỳ tại bãi Cỏ Mây năm 1999 làm căn cứ đồn trú.


image017

Chiếc tàu chiến cũ tại Bãi Cỏ Mây có tên BRP Sierra Madre, dài 100 mét là loại tàu đổ bộ của Mỹ được đóng năm 1944 sau đó được Philippines mua lại năm 1976. Xác chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre Philippines mua lại của Mỹ và cố ý kéo nằm ỳ tại bãi Cỏ Mây năm 1999 làm căn cứ đồn trú. Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô hình vòng nằm trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


Cận cảnh xác con tàu cũ rỉ sét BRP Sierra Madre của Philippines cố thủ trên bãi Cỏ Mây


image018image019

Mặt sàn xác tàu - công sự


image020image021

Rỉ sét toàn bộ từ hơn 15 năm nay.


image022

Một người lính Thủy quân Lục chiến Philippines đi tuần trên boong tàu.


image023

Khoảng 1 tiểu đội (12 lính) thủy quân lục chiến Philippines được trang bị súng máy cố thủ trên chiến hạm. Tiểu đội Thủy quân lục chiến Philippines được trang bị súng máy cố thủ trên xác chiếc tàu cũ nhằm mục đích khẳng định tuyên bố "chủ quyền" đối với khu vực Bãi Cỏ Mây trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Juancho Sabban, một cựu chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến này nói với AFP: "Cuộc sống của họ rất khó khăn, nhưng họ là những người lính thủy quân lục chiến và họ được điều động để thực hiện những nhiệm vụ tương tự như vậy. Không có công sự, họ phải sống trên xác chiếc tàu cũ, mọi nhu yếu phẩm được lực lượng hậu cần cung cấp cho họ."


Hiện tại, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan không chỉ tuyên bố "chủ quyền" mà còn đang tranh giành bãi Cỏ Mây gây căng thẳng trên biển Tây Philippines. Trung Quốc cho tàu chiến, tàu Hải giám và tàu cá xâm nhập, đóng chốt thường xuyên và xua đuổi ngư dân Phi đến đánh bắt cá.


image024

Cá biển phơi khô, một trong nguồn thực phẩm cho lính cố thủ trên tàu. Hải quân Philippines thỉnh thoảng tiếp cận chi viện hậu cần, đồ ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng cố thủ trên xác chiếc chiến hạm cũ ở bãi Cỏ Mây.



image026

Tàu tuần duyên của Trung Quốc chặn một tàu tiếp liệu của Philippines trên Biển Đông ngày 29/03/ 2014.REUTERS/Erik De Castro/Files


"Tao ngộ chiến" giữa Thanh iên Philippines và tàu hải cảnh TQ


Nhóm hoạt động Philippines gặp tàu Trung Quốc


image028

Image copyright Kalayaan Atin Ito Image caption Hình ảnh tàu hải tuần Trung Quốc chạy vòng quanh khu vực các nhà hoạt động bơi


Một nhóm các nhà hoạt động trẻ ở Philippines nói họ bị “quấy rối” bởi tàu Trung Quốc và bị máy bay của Trung Quốc “theo dõi” khi thực hiện các chuyến đi ra đảo ở khu vực tranh chấp.


Nhóm Kalayaan Atin Ito nhiều lần dùng tàu cá đi ra các khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ cuối năm 2015.


Ngày 12/6, nhóm Kalayaan Atin Ito thực hiện chuyến đi bằng tàu cá ra Bãi cạn Scarborough/bãi Hoàng Nham, vào đúng ngày Độc lập của Philippines.


“Chúng tôi khởi hành từ Masinloc, tỉnh Zambales, nơi gần nhất từ đất liền để ra bãi cạn. Và chúng tôi đã đi 17 giờ trên biển để ra tới Scarborough,” trưởng nhóm Vera Joy Ban-eg kể lại hành trình đầu tháng Sáu.


Khi vừa ra đến bãi cạn, tàu cá của họ gặp nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện. Trong video quay từ trên tàu cá, nhóm Kalayaan Atin Ito ở vị trí rất gần các tàu cao tốc nhỏ, tàu sắt có biển hiệu là chữ Trung Quốc.


Bà Ban-eg kể: “Một tàu cao tốc của Trung Quốc tiếp cận chúng tôi. Hai người trên tàu ra dấu hiệu nói chúng tôi "đi, đi, đi, quay lại".


“Sau đó một tàu lớn hơn xuất hiện, và sau đó tàu mẹ đến, và một tàu cao tốc nữa lại gần, cuối cùng có tất cả 5 tàu xuất hiện và ở xung quanh tàu chúng tôi.”


“Trên tàu mẹ lớn nhất chúng tôi thấy có sáu người Trung Quốc. Tôi nghĩ họ là các sĩ quan, họ rất trẻ, giống như chúng tôi vậy. Và họ liên tục nói: "Đi đi, đây là Trung Quốc, cái hồ là của Trung Quốc", mọi việc cứ như vậy trong suốt bốn giờ.”


image030

Image copyright Kalayaan Atin Ito Image caption Tàu Trung Quốc được cho là đã tiếp cận tàu của nhóm nhà hoạt động trong tháng 6/2016


Nhóm nhà hoạt động trẻ nói họ “bình tĩnh” và đã “chuẩn bị sẵn” cho tình huống xảy đến và “đến đây chỉ để đánh cá”.


Trước đó, cuối tháng 12/2015, nhóm hoạt động này với các thành viên hầu hết là sinh viên đã ra đảo Pagasa tại Trường Sa.


Chuyến ra Pagasa của nhóm do một cựu tư lệnh hải quân dẫn đầu, đã dùng thuyền đi qua hải trình 500 km tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trước khi tới đảo nhỏ này.


Sau chuyến đi, Trung Quốc bày tỏ sự giận dữ, và người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Một lần nữa chúng tôi cảnh báo Philippines rút khỏi... hòn đảo đã bị chiếm phi pháp".


Trong chuyến ra đảo Pagasa, nhóm này nói với BBC họ không gặp cản trở gì nhưng "luôn có trực thăng Trung Quốc bay trên đầu theo chúng tôi suốt bảy ngày".


Vẫy cờ ở bãi cạn


“Một trong những mục tiêu của chúng tôi là vẫy cờ ở bãi cạn,” một thành viên tình nguyện của nhóm tên Andrei Villato nói với BBC Tiếng Việt.


“Chúng tôi có mang theo cờ Philippines và cờ Liên Hiệp Quốc. Tôi nhảy xuống nước, cầm theo cờ, nhưng tôi không yêu cầu các tình nguyện viên khác nhảy theo, tôi chịu rủi ro, nhưng tôi không muốn họ chịu rủi ro,” Bà Ban-eg tả lại chuyến đi đầu tháng Sáu.


Hình ảnh từ video cho thấy những nhà hoạt động này bị tàu cao tốc chạy vòng vòng xung quanh để họ không thể lại gần bãi cạn Scarborough.


Andrei miêu tả: “Tôi và những người cùng bơi bị sóng đánh cản và bị xịt vòi nước để không thể bơi vào “cái hồ”, là tên người Trung Quốc gọi vụng biển bên trong.”


image032

Image copyright Kalayaan Atin Ito Image caption Andrei Villato (phải) cầm cờ, bơi vào bãi cạn Scarborough vẫy cờ


Nhưng một số thành viên đã bơi vào được bãi cạn và vẫy cờ Philippines.


Họ quay lại tàu, rời khỏi khu vực Scarborough và "không gặp cản trở gì".


Nhóm này cho biết, chuyến đi đầu tháng 6/2016 đã giúp họ “xác nhận hai điều”:


“Tàu hải tuần Trung Quốc đã thiết lập sự hiện diện ở bãi cạn Scarborough. Và theo quan điểm của họ, bãi cạn thuộc về họ và họ không cho người Philippines đặt chân đến đó để đánh cá.”


“Thứ hai, xung quanh khu vực đó không có thuyền đánh cá nào, không có tàu tuần tra của Philippines trong suốt 17 giờ chúng tôi ra và ở đó," đại diện của nhóm này nói với BBC.


image034

Image caption Nhóm hoạt động hầu hết là những sinh viên trẻ từ 18 đến hơn 30 tuổi của Philippines


“Câu hỏi là tại sao họ [Trung Quốc] không muốn chúng tôi đánh cá ở đó. Người Trung Quốc luôn nghĩ bãi cạn Scarborough là của họ, cả trong tâm trí lẫn DNA của họ," Andrei nhận định.


"Đây sẽ là cuộc đấu tranh lâu dài của chúng tôi."


'Đặt chân đến tất cả các đảo'


Jasper Cruz, một tình nguyện viên 18 tuổi của nhóm này nói: “Chúng tôi đã đi vòng quanh Philippines, đưa thông tin, giới thiệu với sinh viên về Biển Tây Philippines [Biển Đông theo tên gọi của Philippines], về vụ kiện ở tòa thường trực, về việc quân sự hóa trên biển. Chúng tôi mời sinh viên tham dự với chúng tôi.”


Tổ chức hoạt động vì tranh chấp trên Biển tây Philippines này cho biết họ có “tham vọng đặt chân đến tất cả các đảo của Philippines mà Trung Quốc đã chiếm phi pháp trên Biển Tây Philippines.”


Adrianne Supat, một trong các thành viên làm tình nguyện thường trực cho biết họ có chuyến đi đến bãi cạn Ayungin (bãi Cỏ Mây) trong khu vực tranh chấp trên quần đảo Trường Sa trong hai ngày 25-26/6/16 trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines.


Nhóm này nói trong ngày thứ Hai 27/6 họ sẽ tiếp tục đi tàu đến một đảo khác gần đó, cũng nằm trong khu vực tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.


Năm 2013, Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi sẽ được đưa ra trong thời gian tới.


Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường lưỡi bò' mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết./


BBC 27 tháng 6 2016


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Tàu ngầm thứ 6 của VN - Bà Rịa-Vũng Tàu ra vịnh Phần Lan thử nghiệm


12/09/2016


(An Ninh Quốc Phòng) - Ngày 10.9, tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu của Hải quân Việt Nam đã tiến ra vịnh Phần Lan tiếp tục thử nghiệm kỹ thuật.


image036

Tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu được lai dắt ra vịnh Phần Lan để thử nghiệm, ngày 10.9.2016 – Ảnh: livejournal


Theo diễn đàn livejournal của Nga, tàu ngầm 187 Bà Rịa – Vũng Tàu là chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636.1 thứ 6 của Việt Nam, do Nhà máy Admiralty ở St. Petersburg đóng. Tàu khởi công đóng ngày 28.5.2014, hạ thuỷ ngày 28.9.2015. Từ ngày 19.12.2015 tàu bắt đầu chuyến đi biển thử nghiệm đầu tiên đến Kaliningrad. Tàu đã hoàn tất chuyến thử nghiệm trên biển lần đầu từ 17 – 20.2.2016. Ngày 25.3, tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu đã từ quân cảng Svetlyy về đến Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg, Nga.


Mới đây, ngày 17.8 diễn đàn airbase của Nga đăng ảnh tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu được đưa lên ụ tàu tại Nhà máy Admiralty.


Như vậy đây là lần thử nghiệm trên biển thứ hai của tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo kế hoạch, tàu sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam cuối năm 2016.



image038image040

Đây là chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 thứ 6 của Hải quân Việt Nam, do Nga đóng – Ảnh: livejournal


Đến nay Nga đã giao 5 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam, gồm các chiếc 182 Hà Nội (về nước cuối năm 2013), 183 TP.Hồ Chí Minh (về nước 19.3.2014), 184 Hải Phòng (28.1.2015), 185 Khánh Hòa (30.6.2015), và tàu ngầm 186 Đà Nẵng (về nước 2.2.2016).


Tập đoàn đóng tàu Thống nhất (USC) của Nga ngày 10.2 cho hãng tin RIA biết việc bàn giao tàu ngầm thứ 6 cho khách hàng Việt Nam sẽ diễn ra vào khoảng tháng 11 – 12.2016. Và trong tháng 1.2017 tàu ngầm này sẽ về đến Cam Ranh.


image042

Tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu trên ụ, tại Nhà máy Admiralty ở St. Petersburg (Nga) ngày 17.8.2016 – Ảnh: airbase


image044

Tên lửa Kalibr (Klub) trong khoang ngư lôi một tàu ngầm lớp Kilo của Nga – Ảnh: livejournal


Tàu ngầm Kilo 636 Varsavyanka thuộc thế hệ thứ 3, có lượng choán nước 3.950 tấn, tốc độ khi lặn 20 knot (37 km/giờ), lặn sâu 240 – 300 m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm, mìn biển, hệ thống tên lửa hành trình Klub-S (Kalibr, tầm bắn xa tối đa 300 km) có thể tấn công cả mục tiêu trên biển và đất liền.


Các tàu ngầm Kilo có tầm hoạt động 45 ngày liên tục trên biển. NATO gọi đây là những “hố đen trong lòng đại dương” do đặc tính chạy rất êm, và phát hiện được tàu địch ở khoảng cách xa gấp 4 lần so với tầm phát hiện của đối phương.


Lớp tàu ngầm 636.1 là phiên bản xuất khẩu của lớp 636.3 đang đóng cho Hải quân Nga.


(Theo Tin Nóng)


Tàu ngầm đang trở thành lực lượng chủ lực của hải quân thế giới


image046

Mẫu tầu ngầm "Barracuda" của Pháp bán cho Úc.Reuters/DCNS


Phần nào bị xem thường sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, tàu ngầm nay đang trở thành một lực lượng chủ lực của hải quân nhiều nước trên thế giới. Đó là nhận định của một chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Quốc phòng (Center for Strategic and Budgetary Assessments, CSBA).


Quân đội của nhiều nước châu Á, của Nga và của Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh phát triển, mua và triển khai các tàu ngầm, bởi vì theo lời ông Bryan Clark, thuộc CSBA, các nước này nay nhận thấy rằng những chiến hạm mặt nước hay chiến đấu cơ, dù có tối tân đến đâu cũng khó mà tránh được các tên lửa diệt hạm và tên lửa phòng không. Cho nên, hải quân nhiều nước nay tăng cường lực lượng tàu ngầm để tiến hành một số chiến dịch tấn công.


Khi xảy ra chiến sự, tàu ngầm có thể tiêu diệt cả một hạm đội, còn tàu ngầm có trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công những mục tiêu trên đất liền. Ngoài khả năng quân sự quan trọng, tàu ngầm còn có thể thu thập tin tình báo, tổng hợp dữ liệu về các hạm đội của đối phương, thậm chí có thể giám sát những gì đang diễn ra trên đất liền.


Xu hướng phát triển đội tàu ngầm thành lực lượng chủ lực nói trên càng rõ nét ở châu Á, vì các nước trong khu vực phải đối phó với khả năng quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc. Trung Quốc hiện có nhiều phương tiện phòng thủ trên biển và nhiều chiến đấu cơ tối tân để ngăn chận các tàu của đối phương tiến gần bờ biển của họ. Bắc Kinh cũng đã nỗ lực xây dựng một đội tàu ngầm tấn công và nay đang có trong tay 5 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel và 5 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Trước tình hình đó, các nước châu Á buộc phải tăng cường lực lượng tàu ngầm. Nước Úc gần đây đã ký hợp đồng mua 12 tàu ngầm tấn công Barracuda (loại không chạy bằng năng lượng nguyên tử) của Pháp. Về phần Việt Nam, nước tranh chấp gay gắt nhất với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông, đã mua 6 chiếc tàu ngầm của Nga và nay đã tiếp nhận 5 chiếc. Nhật Bản thì đang dự trù tăng số tàu ngầm từ 18 chiếc chạy bằng diesel lên 22 chiếc vào năm 2018. Ấn Độ, Indonesia và Malaysia cũng phát triển lực lượng tàu ngầm của họ.


Ngay cả Hoa Kỳ nay cũng phải xem xét lại thực lực của họ về tàu ngầm. Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris gần đây đã cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự ở vùng Biển Đông và cho rằng Mỹ cần có thêm tàu ngầm tấn công ở khu vực này. Về phần tướng Philip Breedlove, nguyên tư lệnh lực lượng Mỹ ở châu Âu, cũng ra lời cảnh báo tương tự về việc Nga những năm gần đây đã phát triển trở lại đội tàu ngầm.


Trước tình hình đó, hải quân Hoa Kỳ dự trù không tiếp tục cắt giảm số tàu ngầm tấn công nguyên tử. Đội tàu ngầm này từ 100 chiếc vào thập niên 1980 nay đã giảm xuống còn 53 chiếc và cứ theo đà này thì đến năm 2029 chỉ còn 40 chiếc.


Tuy số tàu ngầm hạt nhân giảm, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về công nghệ, bảo đảm thế thượng phong cho đội tàu ngầm của họ. Hải quân Mỹ đang dự trù trang bị cho tàu ngầm lớp Virginia một module đặc biệt mới vào năm 2019 để tàu ngầm này có thể phóng và thu hồi các tàu ngầm không người lái, một phương tiện quân sự được dự báo là sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tương lai./


(theo Thanh Phương 16-09-2016)


 


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nín thở qua sông, VN không vội thông qua TPP do bầu cử ở Mỹ

image048

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.


Báo chí Việt Nam cho hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói hôm 15/9 trong một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng việc phê chuẩn hiệp định TPP sẽ cần căn cứ vào chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng và kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.


Cụ thể, bà Ngân nói việc xem xét, phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương “cần phải được Ban chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến để có cơ sở quyết định”. Bà chủ tịch Quốc hội nói thêm việc phê chuẩn TPP “cũng cần phải xem xét, căn cứ tình hình các nước phê chuẩn như thế nào, cũng như ảnh hưởng kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đến TPP ra sao”.


Theo tường thuật của báo chí trong nước, Chủ tịch Quốc hội Ngân cho rằng vì các lý do trên nên bà đề nghị chưa đưa việc phê chuẩn TPP vào chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, dự kiến sẽ kéo dài khoảng 24 ngày, bắt đầu vào ngày 20/10 tới.


TPP là một hiệp định thương mại tự do, bao gồm không chỉ các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh vực phi thương mại khác. Theo hiệp định, 18.000 chủng loại hàng hóa sẽ được giảm hoặc xóa bỏ thuế quan xuất nhập khẩu.


Nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng việc tham gia TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu vì hàng hóa Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường các nước thành viên. Đồng thời, hiệp định cũng mang lại hy vọng là đầu tư từ các nước TPP vào Việt Nam sẽ tăng.


Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải cam kết về các biện pháp cải cách kinh tế, bảo đảm các quyền của người lao động, trong đó có lộ trình cho phép thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam mà nhiều người hy vọng sẽ giúp gia tăng dân chủ.


Hiệp định TPP đã được đại diện 12 nước thành viên ven Thái Bình Dương ký hồi tháng 2/2016. Nhưng hiệp định chỉ có hiệu lực khi chính phủ và Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.


Từ đó đến nay, chưa có thêm diễn biến mới liên quan đến TPP do Quốc Hội Mỹ chưa thông qua. Trong khi đó, cả hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, là bà Clinton của đảng Dân chủ và ông Trump của đảng Cộng hòa, đều nói họ không ủng hộ hiệp định vì cho rằng nó không có lợi cho nền kinh tế và người lao động Mỹ.


Về việc Việt Nam “nghe ngóng động tĩnh” ở Mỹ để cân nhắc thông qua TPP, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế uy tín ở Việt Nam, đưa ra nhận xét với VOA:


“Cái việc là Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét một cách tích cực nhưng không quá vội vã cái việc thông qua hiệp định TPP này là bởi vì Việt Nam còn phải cân nhắc khả năng là Hoa Kỳ thông qua như thế nào, bao giờ thông qua, và có điều chỉnh gì hay không”.


Tin tức ở Mỹ trong cuối tháng 8, đầu tháng 9 này cho hay Tổng thống Obama vẫn tin tưởng TPP sẽ được Quốc hội thông qua trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ.


 Trong trường hợp TPP sớm được thông qua, Việt Nam cũng sẽ phải nhanh chóng thực hiện các cam kết của mình, đặc biệt là những điều khoản về công đoàn độc lập và xã hội dân sự được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam cởi mở, tiến bộ và dân chủ hơn. Tiến sỹ Doanh nhận định:


“TPP có rất nhiều cam kết về cải cách. Trong đó có cải cách về công đoàn độc lập. Tôi nghĩ rằng với nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện hiệp định TPP cũng như là thực hiện các cam kết khác như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu thì môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ được cải thiện, và xã hội dân sự sẽ được công nhận, và các quyền tự do dân chủ đã được ghi trong Hiến pháp của Việt Nam sẽ được thực hiện một cách cụ thể và đầy đủ hơn”.


Trong khi nhiều người bày tỏ trên các diễn đàn khác nhau rằng họ trông đợi TPP là tác nhân lớn dẫn đến cải cách, dân chủ ở Việt Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh Việt Nam phải thay đổi trước hết vì nhu cầu nội tại bên cạnh việc đáp ứng các cam kết quốc tế. Ông nói:


“Trước hết là đáp ứng các đòi hỏi của người dân ở trong nước. Hiện nay có rất nhiều yêu cầu về đất đai, về giải quyết các thiếu sót trong quản lý môi trường, hiện nay được quần chúng đông đảo rất là quan tâm. Và tôi nghĩ là sự quan tâm đó sẽ được Quốc hội và chính phủ xem xét rất là nghiêm túc để đẩy mạnh công cuộc cải cách ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Chắc chắn là cái yêu cầu nội tại của Việt Nam đòi hỏi công cuộc cải cách đó là chủ yếu chứ không phải là cái sức ép từ TPP”.


Một số tổ chức nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài cho rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi thực thi TPP. Có dự báo cho rằng TPP sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm được 68 tỷ đôla vào năm 2025 nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada hay Nhật Bản khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0%.


TPP có 12 nước tham gia là Việt Nam, Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore./


(theo An Tôn - VOA 15.09.16)