Asean 'vừa mạnh vừa yếu' về Biển Đông

25 Tháng Bảy 201612:57 SA(Xem: 15816)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 25  JULY 2016

Asean 'vừa mạnh vừa yếu' về Biển Đông

image042

Image copyright Hoang Dinh Nam AFP


Các nước Asean đã không thể ra thông cáo chung trong hội nghị các bộ trưởng ngoại giao tại Vientiane, Lào, hãng tin AP nói.


Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai nói với phóng viên sau phiên họp khẩn cấp rằng vấn đề Biển Đông không hề được thảo luận. Tuy nhiên, ông cũng nói Asean cuối cùng cũng sẽ ra thông cáo chung, nhưng từ chối cho biết liệu thông cáo này có đề cập gì đến vấn đề Biển Đông và Trung Quốc hay không.


Trả lời BBC Tiếng Việt từ Manila, thẩm phán Tòa tối cao Philippines, ông Antonio Carpio nhận định: "Trước hết, Asean là một tổ chức hội nhập kinh tế, không phải một đồng minh quân sự hay an ninh. Asean thậm chí không có cơ chế giải quyết xung đột với các tranh chấp chủ quyền trong khu vực Asean.


Thứ hai, Asean vận hành bằng sự đồng thuận nhất trí, và vì thế Asean cũng mạnh mẽ ngay tại điểm mà nó yếu nhất.


Thứ ba, không phải tất cả các quốc gia trong khối Asean đều nằm trong tranh chấp trên Biển Đông, và một số quốc gia không có tranh chấp còn lệ thuộc nặng nề vào sự hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc.


Ba yếu tố đó sẽ luôn khiến Asean phải đấu tranh để tìm được vị thế chung khi đối mặt với sự bành trướng về hàng hải và chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.”


'Giải pháp'

“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”


image044

Image caption Thẩm phán Antonio Carpio từ Tòa tối cao Philippines


“Nếu không, Campuchia hay Lào, những nước không có tranh chấp chủ quyền, sẽ luôn có thể giữ toàn bộ khối Asean làm con tin trong vấn đề tranh chấp Biển Đông," Thẩm phán Carpio nói với BBC.


Malcolm Cook, một nhà phân tích từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nói với AP: "Dĩ nhiên, Campuchia đã làm tê liệt Asean... làm tổn thương sự đoàn kết, gắn kết, phù hợp và uy tín của Asean."


"Nó làm Asean đứng ra ngoài lề, chứ không còn ở trong trung tâm của vấn đề nữa."


"Với Lào và Campuchia, họ rõ ràng coi mối quan hệ với Trung Quốc là quan trọng hơn vị trí thành viên của mình trong Asean và sẵn sàng làm tổn thương Asean để củng cố quan hệ của mình với Trung Quốc," Ông Malcolm Cook nhận định.


'Tổn thương nghiêm trọng'

Nhà nghiên cứu Tang Siew Mun nói trên tờ Today online: "Rõ ràng, sự đoàn kết của Asean đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng đây là một viên đạn xứng đáng. Đồng thời, sự phát triển gần đây làm dấy lên câu hỏi về định hướng chiến lược và tương lai của Asean, trong trường hợp khối này không thể tạo ra những thảo luận uy tín hoặc có vai trò trong các vấn đề nghiêm trọng thì nhiều người sẽ xem xét lại về điểm sáng trong nội bộ khối này."


image046

Image copyright Hoang Dinh Nam AFP Image caption Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhon tại hội nghị ở Lào


Ông Tang Siew Mun là nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.


"Asean là một tổ chức, không phải là một hội đoàn bình dân. Campuchia cần hiểu rõ nếu ngăn cản Asean để làm vừa lòng Trung Quốc, việc đó rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của Asean trên bất cứ phương diện nào với các vấn đề và thử thách trong khu vực. Campuchia phải quyết định tương lai của mình đi với Asean hay với người hàng xóm giàu có và to lớn hơn. Asean cũng sẽ nên xem xét tương lai của mình sẽ tốt hơn nếu có hay không có Campuchia," ông nói với tờ Today Online của Singapore.


Tờ Tuổi Trẻ tại Việt Nam trích dẫn lời Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế, khoa khoa học chính trị tại ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) nói: "Điều then chốt sẽ là trong bản tuyên bố chung có từ ngữ nào nói về tuân thủ luật pháp quốc tế hay không. Tôi cho rằng các ngoại trưởng ASEAN cuối cùng sẽ có một tuyên bố khái quát và mơ hồ khi ám chỉ về Biển Đông mà không hề thừa nhận phán quyết của Tòa trọng tài."/


BBC 25/7/16

21 Tháng Năm 2017(Xem: 12032)
Tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron 39 tuổi, ngày 17/5 đã công bố thành phần nội các mới với tỷ lệ giới tính cân bằng khi có tới 11/22 thành viên là nữ giới.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 13367)
2020: Dân số VN xấp xỉ 100 triệu
14 Tháng Năm 2017(Xem: 14300)
11 Tháng Năm 2017(Xem: 12183)
Giám đốc FBI bị cách chức James Comey. Ảnh chụp 26/04/2016, lúc ông đến phát biểu tại Georgetown University, Washington D.C.Reuters. Ảnh Nguồn RFI
11 Tháng Năm 2017(Xem: 12906)
Bắc Kinh: Việt - Trung Quốc đàm phán “tích cực” về biển Đông và "Một vành đai, một con đường" Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam đã có các cuộc đàm phán “tích cực” về vùng biển Đông đang tranh chấp vào thứ Năm, hãng tin Reuters ngày 11/05/2017 nhấn mạnh. Ông Trần Đại Quang cũng tham dự một diễn đàn về kế hoạch của Tập Cận Bình nhằm xây dựng con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với châu Á, châu Âu và các nước khác thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ vào cuối tuần này.
09 Tháng Năm 2017(Xem: 12973)
Số người tham gia rất lớn, dù số liệu tổng kết còn khác nhau : 90.000 người biểu tình (theo thị trưởng đảng tự do) và 9.000 người (theo cảnh sát ủng hộ chính phủ đương nhiệm).
09 Tháng Năm 2017(Xem: 12304)
Đại đa số chính giới Mỹ ngày 08/05/2017 đều lên tiếng hoan nghênh ông Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp. Trước tiên là tổng thống thực dụng Donald Trump, vốn giữ khoảng cách với bà Marine Le Pen cho dù những người ủng hộ ông đều cổ vũ cho ứng viên cực hữu Pháp.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12608)
Theo các thẩm định của các viện thăm dò dư luận được AFP trích dẫn và công bố lúc 20 giờ, giờ Pháp, ứng cử viên của phong trào En Marche ! (Tiến Bước !) Emmanuel Macron đã về đầu vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp, ngày 07/05/2017, với tỷ lệ phiếu bầu từ 65 đến 66,1%.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 13104)
Đó là khẳng định của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ diễn ra ngày 4-5 (giờ Mỹ), tại thủ đô Washington DC.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12498)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - người từng gây sốc khi kêu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama 'xuống địa ngục', vừa nhận được lời mời thăm tòa Bach Ốc từ Tổng thống Donald Trump.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 14932)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14548)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.