VN và TQ không muốn đối đầu ở Biển Đông!

07 Tháng Bảy 20169:37 CH(Xem: 15074)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU  08  JULY 2016

image026

Việt Nam chỉ phản đối lấy lệ?

image028

Image caption Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Tư 6/7 đăng bài bình luận về lời phản đối mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra hôm 4/7 khi Trung Quốc thông báo tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Tối 4/7 giờ Hà Nội, ông Lê Hải Bình lên tiếng gọi đây là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".

Ông Bình nói: "Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”.

Bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu hai hôm sau gọi phản đối của người phát ngôn Việt Nam là "tuyên bố định kỳ", không có ảnh hưởng gì tới hoạt động tập trận của Trung Quốc.

Báo này viết "cứ mỗi khi Trung Quốc có hoạt động gì tại Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa)... thì Việt Nam lại lên tiếng phản đối".

"Thế nhưng nói chung Việt Nam không có hành động can thiệp gì."

Theo tờ báo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, việc Việt Nam phản ứng dữ dội sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển tranh chấp năm 2014 là "rất hiếm" khi xảy ra.

Hoàn Cầu Thời báo cũng cáo buộc Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp hơn 20 hòn đảo và rạn san hô của Nam Sa (tên Việt Nam là quần đảo Trường Sa)".

Với một chính phủ mới và một dàn lãnh đạo mới, tờ báo Trung Quốc cho rằng Việt Nam hết sức quan tâm tới Biển Đông.

Sau một năm 2014 đầy biến động, hiện "tình hình Nam Hải (Biển Đông) có vẻ ít căng thẳng hơn".

Báo này đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc.

"Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc."

Hoàn Cầu Thời báo kết luận là về phương diện chiến lược, "Việt Nam không có khả năng đối đầu với Trung Quốc" và Trung Quốc cũng không muốn đối đầu với Việt Nam, bởi vậy phương cách tốt nhất là duy trì hữu nghị và hợp tác./ (theo BBC 06/7/16)

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

DANH SÁCH 6 QUỐC GIA CHIẾM, ĐÓNG GIỮ

Đảo, Đá, Rạn San hô, Bãi, Cồn cát

 

1/ VIỆT NAM KIỂM SOÁT

Tổng cộng: 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô / cồn / 14 rạn san hô

 

1. Đảo An Bang

2. Đảo Nam Yết

3. Đảo Sinh Tồn

4. Đảo Sinh Tồn Đông

5. Đảo Sơn Ca

6. Đảo Trường Sa Lớn

7. Đảo Song Tử Tây

8. Đảo Trường Sa Đông

9. Đảo Phan Vĩnh

10. Đá Cô Lin

11. Đá Đông

12. Đá Lát

13. Đá Len Đao

14. Đá Lớn

15. Đá Nam

16. Đá Núi Thị

17. Đá Núi Le

18. Đá Tây

19. Đá Tiên Nữ

20. Đá Tốc Tan

21. Đá/Bãi Thuyền Chài

22. Chưa biết chính xác?

 

2/ TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô bãi ngầm lập lờ thủy triều)

 

1. Rạn Đá Châu Viên

2. Rạn Đá Chữ Thập

3. Rạn Cụm đá Ga Ven

4. Rạn Đá Gạc Ma

5. Rạn Đá Tư Nghĩa

6. Rạn Đá Vành Khăn

7. Rạn Đá Xu Bi

 

3/ PHILIPPINES KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 10 thực thể địa lí, 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô)

 

1. Đảo Bến Lạc

2. Đảo Bình Nguyên

3. Đảo Loại Ta

4. Đảo Song Tử Đông

5. Đảo Thị Tứ

6. Đảo Vĩnh Viễn

8. Đá Cá Nhám

9. Đá Công Đo

7. Bãi An Nhơn

10. Bãi Cỏ Mây

 

4/ ĐÀI LOAN KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 2 thực thể địa lí, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát)).

1. Đảo Ba Bình

2. Bãi Bàn Than

 

5/ MALAYSIA KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô nói chung. Nước này cũng xây một ngọn đèn hiệu trên rạn san hô vòng Louisa).

 

1. Rạn Đá Én Ca

2. Rạn Đá Hoa Lau

3. Rạn Đá Kỳ Vân

4. Rạn Đá Sác Lốt

5. Đá Suối Cát

6. Rạn Đá Kiêu Ngựa

7. Bãi Thám Hiểm

5/ BRUNEY KHÔNG CÓ THỰC THỂ NÀO
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1569)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1718)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?