Mỹ, Nga vẫn giằng co về số phận Bachar al Assad

17 Tháng Năm 201611:47 CH(Xem: 16693)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  18  MAY  2016

Syria: Mỹ, Nga vẫn giằng co về số phận Bachar al Assad

image049

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov họp báo tại Vienna (Áo) ngày 17/05/2016.REUTERS/Leonhard Foeger

Số phận của tổng thống Syria vẫn chưa được giải quyết. Đây là điểm bất đồng lớn nhất giữa Nga và Tây Phương. Theo các nhà ngoại giao Châu Âu, tình trạng bế tắc hiện nay bắt nguồn từ thái độ thiếu cứng rắn của Mỹ đối với Nga.

Sự kiện Hoa Kỳ bất lực không thuyết phục được Nga bỏ rơi nhà độc tài Syria Bachar al Assad đã gây thất vọng cho các nước châu Âu. Trên đây là nhận định của Reuters vào lúc Nhóm Quốc Tế Ủng Hộ Syria, gồm 17 quốc gia và 3 tổ chức do Hoa Kỳ và Nga dẫn đầu, họp tại Vienna và ngày hôm nay 17/05 để « thúc đẩy tiến trình chuyển đổi chính trị ».

Cuộc chiến từ năm năm qua đã làm hơn 250 ngàn người chết, phân nửa dân Syria biến thành người tị nạn. Chính quyền Damas chỉ tồn tại được là nhờ có Nga can thiệp trên không, chiến binh Iran và Hezbollah-Liban đánh trên bộ.

Liên Hiệp Quốc đã thông qua một « lộ trình » chấm dứt chiến tranh : ngưng bắn, đàm phán giữa chính quyền và phe nổi dậy được Tây Phương hậu thuẫn, lập chính phủ chuyển tiếp và tổng tuyển cử.

Nhưng cuộc đàm phán song phương Mỹ-Nga không mang lại kết quả cụ thế  về việc thực thi tiến trình này.

Philip Gordon, nguyên là cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Barack Obama, nhìn nhận là trong nội bộ chính quyền đảng Dân Chủ, có rất nhiều người trong một thời gian dài đã « đánh giá thấp » quyết tâm của chính quyền Nga không để cho chế độ Damas sụp đổ. Matxcơva đã nói rõ là chưa sẵn sàng để xảy ra biến cố này.

Do vậy, một nhân vật cao cấp trong Liên Hiệp Quốc, xin giấu tên, đề nghị là phải chọn một mô hình « chuyển tiếp » khác, để thuyết phục đối lập võ trang buông súng và thương thuyết.

Thế nhưng, giai đoạn đàm phán song phương giữa hai phe Syria chỉ mới ở bước đầu tại Genève với lập trường cách biệt quá lớn. Bởi vì Mỹ và Nga không thành công thúc giục « đồng minh Syria » của mình thu ngắn cách biệt, cho nên phải trở lại công thức đa phương.

Sự hợp tác của Nga cho phép đạt được lệnh ngưng bắn mong manh trên chiến trường nhưng ở điểm then chốt chính trị là số phận tổng thống Syria thì Matxcơva vẫn còn nói « niet ».

Một nhà ngoại giao châu Âu nhắc lại là khi đích thân Ngoại trưởng John Kerry tham gia vào tiến trình đàm phán, ông hy vọng và tin tưởng rằng Nga sẽ quyết định nhanh chóng và chế độ Damas sẽ tham gia vào tiến trình chính trị. Thế nhưng, cản lực lớn nhất là do thái độ ngần ngại hay do việc Mỹ không đủ khả năng đương đầu với nước Nga của Putin, càng ngày càng tự tin hơn.

Theo một số nhà quan sát, tổng thống Obama đã mất khả năng răn đe khi, vào năm 2013, ông bỏ ý định dùng vũ lực trừng phạt Damas về tội đã sát hại dân bằng vũ khí hóa học.

Washington cũng thường xuyên gây sức ép với đối lập hơn là Matxcơva đối với chế độ Damas, theo nhận định của các nhân viên Liên Hiệp Quốc theo dõi hồ sơ và đại diện đối lập Syria.

Thế mà, theo khẳng định của một viên chức tình báo của Mỹ, tổng thống Vladimir Putin đã sẵn sàng bỏ rơi Bachar al Assad để đổi lấy hai điều kiện : Syria ổn định và hải quân Nga có quyền sử dụng lâu dài quân cảng Tartous. Putin không còn tin vào khả năng lãnh đạo của nhà độc tài Syria và đang tìm một giải pháp mới, nhưng chưa tìm ra.

Không để bị Hoa Kỳ đặt vào vai trò thứ yếu, Liên Hiệp Châu Âu quyết định tham gia chặt chẽ hơn vào vòng đàm phán để giải quyết cuộc xung đột trước khi hàng triệu người tràn ngập châu Âu xin tị nạn./

Tú Anh RFI 17-05-2016

24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17200)
Người phụ nữ 40 tuổi bị hải quan Úc chặn tại sân bay quốc tế Sydney sáng ngày 19/1/2017
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17307)
Cảnh sát bang New South Wales của Úc nói họ truy tố một phụ nữ quốc tịch Việt Nam với cáo buộc chỉ huy đường dây rửa tiền. Cảnh sát Úc cáo buộc người này dẫn dắt các hoạt động ở Việt Nam và chỉ đạo nhóm ở Sydney nhận tiền mặt, đồng thời chỉ dẫn các cách thức rửa tiền.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 15925)
Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson từ cảng San Diego trên đường tiến tới tây Thái bình dương. Ảnh minh họa. Google.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 15990)
80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc buộc phải đi qua Biển Đông. Nếu Mỹ kiểm soát vùng biển này, nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 17/1 cho biết, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường tới bờ Tây Thái Bình Dương để tăng cường chi viện cho cụm tàu sân bay USS Ronald Reagen đóng tại căn cứ ở Nhật Bản.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 16092)
Dẫn đi thăm phòng ngủ tại nhà riêng, đặt tên Nhật cho một con chim thuộc một trong những loài quý hiếm nhất thế giới, cách đón tiếp “thoải mái” của tổng thống Duterte khiến thủ tướng Nhật có lẽ sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay, 13/01/2017, tại Davao, trong chuyến công du Philippines.
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14792)
Nhóm chuyển giao của Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã có lệnh chung yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ phải rời nhiệm sở của họ trước ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại New Zealand nói với hãng tin Reuters hôm thứ Sáu.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 16325)
Tháng trước Bắc Kinh đã thuyết phục thành công 2 quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, São Tomé và Príncipe cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quay sang công nhận Trung Quốc, thu hẹp con số đồng minh của Đài Bắc xuống còn 21.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 15057)
Thêm một lần nữa, nước Mỹ chìm trong tang thương sau vụ xả súng ngày 06/01/2017 ở sân bay quốc tế Fort Lauderdale, bang Florida. Một thanh niên đã nã súng vào đám đông khiến 5 người chết, 8 người bị thương.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 14424)
Pháp và Nhật sẽ chia sẻ tiếp liệu và dịch vụ quốc phòng, đồng thời tuyên bố chống lại việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đó là nội dung cuộc họp tại Paris hôm qua, 06/01/2017, giữa bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 24006)
Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13. Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh. - Tương lai chính trị của nhà báo chính trị gia Đinh Thế Huynh ở Mỹ? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 15364)
Theo tin trong nước, trong buổi chia sẻ với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2017, ông Trần Đại Quang, hiện đang làm chủ tịch nước chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang Nhân dân, (tức là Tổng tư lệnh), và theo dự đoán sẽ kiêm luôn chức Tổng bí thư đảng CSVN.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14166)
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 31-12 đã thông qua một nghị quyết, hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15646)
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15420)
Theo UPI, trong số khoảng 1,3 triệu người Việt sinh sống ở Mỹ hiện nay, khoảng 70% số đó tới Hoa Kỳ xin tị nạn từ sau năm 1975 tới năm 2000.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14423)
Ba “khách hàng” lớn nhất của Hoa Kỳ là Qatar với các hợp đồng trị giá hơn 17 tỷ đôla, tiếp theo là Ai Cập với gần 12 tỷ đôla, và Ảrập Xêút với hơn 8 tỷ đôla.