Mỹ, Nga vẫn giằng co về số phận Bachar al Assad

17 Tháng Năm 201611:47 CH(Xem: 16460)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  18  MAY  2016

Syria: Mỹ, Nga vẫn giằng co về số phận Bachar al Assad

image049

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov họp báo tại Vienna (Áo) ngày 17/05/2016.REUTERS/Leonhard Foeger

Số phận của tổng thống Syria vẫn chưa được giải quyết. Đây là điểm bất đồng lớn nhất giữa Nga và Tây Phương. Theo các nhà ngoại giao Châu Âu, tình trạng bế tắc hiện nay bắt nguồn từ thái độ thiếu cứng rắn của Mỹ đối với Nga.

Sự kiện Hoa Kỳ bất lực không thuyết phục được Nga bỏ rơi nhà độc tài Syria Bachar al Assad đã gây thất vọng cho các nước châu Âu. Trên đây là nhận định của Reuters vào lúc Nhóm Quốc Tế Ủng Hộ Syria, gồm 17 quốc gia và 3 tổ chức do Hoa Kỳ và Nga dẫn đầu, họp tại Vienna và ngày hôm nay 17/05 để « thúc đẩy tiến trình chuyển đổi chính trị ».

Cuộc chiến từ năm năm qua đã làm hơn 250 ngàn người chết, phân nửa dân Syria biến thành người tị nạn. Chính quyền Damas chỉ tồn tại được là nhờ có Nga can thiệp trên không, chiến binh Iran và Hezbollah-Liban đánh trên bộ.

Liên Hiệp Quốc đã thông qua một « lộ trình » chấm dứt chiến tranh : ngưng bắn, đàm phán giữa chính quyền và phe nổi dậy được Tây Phương hậu thuẫn, lập chính phủ chuyển tiếp và tổng tuyển cử.

Nhưng cuộc đàm phán song phương Mỹ-Nga không mang lại kết quả cụ thế  về việc thực thi tiến trình này.

Philip Gordon, nguyên là cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Barack Obama, nhìn nhận là trong nội bộ chính quyền đảng Dân Chủ, có rất nhiều người trong một thời gian dài đã « đánh giá thấp » quyết tâm của chính quyền Nga không để cho chế độ Damas sụp đổ. Matxcơva đã nói rõ là chưa sẵn sàng để xảy ra biến cố này.

Do vậy, một nhân vật cao cấp trong Liên Hiệp Quốc, xin giấu tên, đề nghị là phải chọn một mô hình « chuyển tiếp » khác, để thuyết phục đối lập võ trang buông súng và thương thuyết.

Thế nhưng, giai đoạn đàm phán song phương giữa hai phe Syria chỉ mới ở bước đầu tại Genève với lập trường cách biệt quá lớn. Bởi vì Mỹ và Nga không thành công thúc giục « đồng minh Syria » của mình thu ngắn cách biệt, cho nên phải trở lại công thức đa phương.

Sự hợp tác của Nga cho phép đạt được lệnh ngưng bắn mong manh trên chiến trường nhưng ở điểm then chốt chính trị là số phận tổng thống Syria thì Matxcơva vẫn còn nói « niet ».

Một nhà ngoại giao châu Âu nhắc lại là khi đích thân Ngoại trưởng John Kerry tham gia vào tiến trình đàm phán, ông hy vọng và tin tưởng rằng Nga sẽ quyết định nhanh chóng và chế độ Damas sẽ tham gia vào tiến trình chính trị. Thế nhưng, cản lực lớn nhất là do thái độ ngần ngại hay do việc Mỹ không đủ khả năng đương đầu với nước Nga của Putin, càng ngày càng tự tin hơn.

Theo một số nhà quan sát, tổng thống Obama đã mất khả năng răn đe khi, vào năm 2013, ông bỏ ý định dùng vũ lực trừng phạt Damas về tội đã sát hại dân bằng vũ khí hóa học.

Washington cũng thường xuyên gây sức ép với đối lập hơn là Matxcơva đối với chế độ Damas, theo nhận định của các nhân viên Liên Hiệp Quốc theo dõi hồ sơ và đại diện đối lập Syria.

Thế mà, theo khẳng định của một viên chức tình báo của Mỹ, tổng thống Vladimir Putin đã sẵn sàng bỏ rơi Bachar al Assad để đổi lấy hai điều kiện : Syria ổn định và hải quân Nga có quyền sử dụng lâu dài quân cảng Tartous. Putin không còn tin vào khả năng lãnh đạo của nhà độc tài Syria và đang tìm một giải pháp mới, nhưng chưa tìm ra.

Không để bị Hoa Kỳ đặt vào vai trò thứ yếu, Liên Hiệp Châu Âu quyết định tham gia chặt chẽ hơn vào vòng đàm phán để giải quyết cuộc xung đột trước khi hàng triệu người tràn ngập châu Âu xin tị nạn./

Tú Anh RFI 17-05-2016

23 Tháng Tư 2017(Xem: 13682)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13669)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13684)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13439)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13275)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12538)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13022)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13214)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 14881)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13007)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 13967)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13343)
Điều đó không phải do yếu kém của hệ thống phòng không hiện có của Syria hay của Nga ở Syria mà đơn giản Tomahawk đã chọn được kẽ hở ngoài tầm tác chiến của các loại tên lửa phòng không hiện có.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13696)
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13365)
Sau khi nhận được thông báo từ Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình không có phản ứng nào tỏ ra quan tâm, sau đó bình thản ra về.