Chiến tranh Địa Vật Lý ở Việt Nam

10 Tháng Năm 20169:25 CH(Xem: 18392)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 11  MAY  2016

Chiến tranh Địa Vật Lý ở Việt Nam

"Chỉ cần một ngày là đủ tìm ra nguyên nhân cá chết"

Có nguyên nhân 'phá hoại' ở vụ cá chết?

image031

Image copyright dhhoasen.edu.vn Image caption Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đặt giả thuyết có nguyên nhân thứ ba là 'kẻ xấu cố tình phá hoại kinh tế' của Việt Nam.

Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây.

Trao đổi với BBC hôm 08/5/2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong quân đội Việt Nam, nói:

Kinh tế biển chẳng hạn, một trong những chiến lược lớn, hay phát triển vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, đấy là những mục tiêu kinh tế rất lớn mà nó đã cố tình tác động để cho những mục tiêu đó không đạt được. Thì cái đấy thuộc về cái gọi là chiến tranh địa vật lý - Tiến sỹ Lê Viết Khuyến

"Tôi nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là lý do phía đối phương cố tình tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

"Thí dụ như kinh tế biển chẳng hạn, một trong những chiến lược lớn, hay phát triển vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, đấy là những mục tiêu kinh tế rất lớn mà nó đã cố tình tác động để cho những mục tiêu đó không đạt được.

"Thì cái đấy tôi nghĩ thuộc về cái gọi là chiến tranh địa vật lý, phải thêm một yếu tố thứ ba nữa," Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đề xuất bổ sung một khả năng nguyên nhân thứ ba, sau hai nguyên nhân mà nhà chức trách Việt Nam đặt giả thuyết là 'thủy triều đỏ' và 'tác động của con người' (được hiểu là từ hoạt động sản xuất, công nghiệp hay sinh hoạt).

Cần có đối sách gì?

Khi được hỏi nếu giả thuyết này có căn cứ trên thực tế, thì khi đó theo kinh nghiệm quốc tế, ở quốc gia bị ảnh hưởng, nhà nước, chính phủ cần có đối sách gì, cựu chuyên gia thông tin quân sự của Việt Nam nói tiếp với BBC:

"Phải lên án, phải nói bản chất của nó ra để cho công luận biết và ngăn chặn không cho những thế lực không tốt, xấu đó thực hiện những ý đồ của mình.

Phải lên án, phải nói bản chất của nó ra để cho công luận biết và ngăn chặn không cho những thế lực không tốt, xấu đó thực hiện những ý đồ của mình. Bởi vì không phải chỉ có Việt Nam, người ta có thể áp dụng đối với các quốc gia khácTiến sỹ Lê Viết Khuyến

"Bởi vì không phải chỉ có Việt Nam, người ta có thể áp dụng đối với các quốc gia khác, ý kiến tôi chỉ liên quan tới những biểu hiện rõ ràng của việc nó thể hiện việc triển khai vũ khí địa vật lý trên lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, thì nó có những dấu hiệu để tôi đặt vấn đề nghi ngờ."

Trước câu hỏi, người dân và cộng đồng, trong trường hợp bị ảnh hưởng trên thực tế theo hướng giả thuyết nêu ra, cần có những giải pháp ứng phó, giải quyết hậu quả thế nào, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đáp:

"Để mà giải quyết việc này, thì trước hết các nhà khoa học, nhất là những người về khoa học môi trường, về biển, nên có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về môi trường biển của Việt Nam, những đặc điểm của Việt Nam.

"Và những chỗ xung yếu của môi trường Việt Nam như thế, thì phải có những biện pháp khắc phục... để tránh cho những kẻ xấu có thể lợi dụng những điểm yếu đó để tác động, phá hoại nền kinh tế của Việt Nam, phá hoại cuộc sống của người dân Việt Nam," chuyên gia địa vật lý biển và thông tin quân sự của Việt Nam nói với BBC.

Cần tới tận một năm?

image033

Image copyright VTV Image caption Giáo sư Yoshihiko Yamada, chuyên gia được Việt Nam mời điều tra nguyên nhân, nói có thể cần tới một năm mới có kết luận điều tra vụ thảm họa.

Mới đây, hôm thứ Bảy, một chuyên gia quốc tế được Việt Nam mời tham gia điều tra vụ cá chết hàng loạt được truyền thông Việt Nam trích thuật bình luận về khi nào có thể có kết quả điều tra cuối cùng của vụ thảm họa môi trường.

Trao đổi với kênh truyền hình VTV1 của nhà nước Việt Nam, Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản, nói:

"Vấn đề hiện nay chúng tôi các nhà khoa học ở trên thế giới và trong lần sang để cùng các nhà khoa học của Việt Nam (điều tra), chúng tôi ai cũng hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của chúng tôi.

Để tìm ra đúng nguyên nhân nào và đúng tất cả các nguyên nhân, chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều các yếu tố, những phân tích v.v... và với kinh nghiệm của chúng tôi, sẽ phân tích có khi đến một năm mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhânGiáo sư Yoshihiko Yamada

"Và cố gắng tìm ra nguyên nhân nhanh chóng tìm ra hiện tượng cá chết là nguyên nhân nào và sau đó cũng cần phải có những thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là môi trường đã an toàn và cá thì đảm bảo cho sức khỏe của người dân, không có vấn đề gì.

"Đó là trách nhiệm đầu tiên, đối sách cấp bách mà chúng tôi cần tìm ra nguyên nhân đó và vấn đề thứ hai như các bạn (Việt Nam) đã biết, đây là một trong những ô nhiễm môi trường mà để tìm kiếm ra nguyên nhân, bây giờ Viện Hàn lâm Khoa học, Công nghệ Việt Nam cũng đã đi theo hai hướng.

"Một là khả năng có thể nguyên nhân là do thủy triều đỏ, hai nữa là cũng có khả năng đó là nguyên nhân do những độc tố hóa học gây ô nhiễm biển.

"Thì để tìm ra đúng nguyên nhân nào và đúng tất cả các nguyên nhân, thì chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều các yếu tố, những phân tích v.v... và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân đó."

'Có thể kết luận rồi'

image035

Image copyright others Image caption PGS. TS. Nguyễn Tác An cho rằng Việt Nam đã có đủ dữ liệu, bằng chứng để kết luận nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt.

Ông Yoshihiko Yamada cho truyền thông Việt Nam hay ông vừa tham gia một đợt nghiên cứu nguyên nhân kéo dài năm ngày, với một nhóm các chuyên gia quốc tế gồm các nhà khoa học Israel, Đức, Mỹ cùng tham gia với các chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam 'tích cực' khảo sát ở hiện trường các khu vực biển để cố gắng tìm nguyên nhân sự cố.

Trong khi đó, một số chuyên gia của Việt Nam cho rằng hiện Việt Nam đã có thể kết luận nguyên nhân của vụ thảm họa môi trường.

"Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồi," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Việt Nam nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 05/5.

Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồiPGS. TS. Nguyễn Tác An

"... Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông báo một cách khách quan.

"Nhưng đây là kết quả khoa học, còn công bố ra thông tin thế nào là trách nhiệm của cơ quan công bố thông tin, theo luật pháp của Việt Nam là như vậy."

Còn một nhà khoa học khác, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, từ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, được truyền thông Việt Nam trích thuật ý kiến, cho rằng 'chỉ cần một ngày là đủ tìm ra nguyên nhân cá chết'.

"Tôi theo dõi vụ việc này rất sát qua thông tin báo chí đăng tải. Nhiều người đại diện cho cơ quan nhà nước đưa ra câu trả lời về nguyên nhân cá chết mà theo tôi như sách giáo khoa đã dạy là: Cá sẽ chết vì thiếu chất oxy; chất hữu cơ nhiều quá sinh ra độc tố khiến cá chết, hay sóng vỗ mạnh quá cá cũng chết.

"Tuy nhiên, tôi khẳng định, cá ở các tỉnh miền Trung bị chết chắc chắn là do ngộ độc trong nước. Đặc biệt, cá chết hàng loạt, trong đó có nhiều loại sống dưới tầng đáy và trong cùng một thời điểm thì độc tố phải rất mạnh. Còn độc tố đó là gì thì phải trực tiếp làm mới xác định được," ông Nguyễn Duy Thịnh nói với truyền thông Việt Nam./

BBC 8 tháng 5 2016

24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17199)
Người phụ nữ 40 tuổi bị hải quan Úc chặn tại sân bay quốc tế Sydney sáng ngày 19/1/2017
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17307)
Cảnh sát bang New South Wales của Úc nói họ truy tố một phụ nữ quốc tịch Việt Nam với cáo buộc chỉ huy đường dây rửa tiền. Cảnh sát Úc cáo buộc người này dẫn dắt các hoạt động ở Việt Nam và chỉ đạo nhóm ở Sydney nhận tiền mặt, đồng thời chỉ dẫn các cách thức rửa tiền.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 15925)
Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson từ cảng San Diego trên đường tiến tới tây Thái bình dương. Ảnh minh họa. Google.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 15990)
80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc buộc phải đi qua Biển Đông. Nếu Mỹ kiểm soát vùng biển này, nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 17/1 cho biết, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường tới bờ Tây Thái Bình Dương để tăng cường chi viện cho cụm tàu sân bay USS Ronald Reagen đóng tại căn cứ ở Nhật Bản.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 16090)
Dẫn đi thăm phòng ngủ tại nhà riêng, đặt tên Nhật cho một con chim thuộc một trong những loài quý hiếm nhất thế giới, cách đón tiếp “thoải mái” của tổng thống Duterte khiến thủ tướng Nhật có lẽ sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay, 13/01/2017, tại Davao, trong chuyến công du Philippines.
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14792)
Nhóm chuyển giao của Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã có lệnh chung yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ phải rời nhiệm sở của họ trước ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại New Zealand nói với hãng tin Reuters hôm thứ Sáu.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 16324)
Tháng trước Bắc Kinh đã thuyết phục thành công 2 quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, São Tomé và Príncipe cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quay sang công nhận Trung Quốc, thu hẹp con số đồng minh của Đài Bắc xuống còn 21.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 15055)
Thêm một lần nữa, nước Mỹ chìm trong tang thương sau vụ xả súng ngày 06/01/2017 ở sân bay quốc tế Fort Lauderdale, bang Florida. Một thanh niên đã nã súng vào đám đông khiến 5 người chết, 8 người bị thương.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 14423)
Pháp và Nhật sẽ chia sẻ tiếp liệu và dịch vụ quốc phòng, đồng thời tuyên bố chống lại việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đó là nội dung cuộc họp tại Paris hôm qua, 06/01/2017, giữa bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 24002)
Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13. Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh. - Tương lai chính trị của nhà báo chính trị gia Đinh Thế Huynh ở Mỹ? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 15364)
Theo tin trong nước, trong buổi chia sẻ với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2017, ông Trần Đại Quang, hiện đang làm chủ tịch nước chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang Nhân dân, (tức là Tổng tư lệnh), và theo dự đoán sẽ kiêm luôn chức Tổng bí thư đảng CSVN.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14166)
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 31-12 đã thông qua một nghị quyết, hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15644)
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15417)
Theo UPI, trong số khoảng 1,3 triệu người Việt sinh sống ở Mỹ hiện nay, khoảng 70% số đó tới Hoa Kỳ xin tị nạn từ sau năm 1975 tới năm 2000.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14421)
Ba “khách hàng” lớn nhất của Hoa Kỳ là Qatar với các hợp đồng trị giá hơn 17 tỷ đôla, tiếp theo là Ai Cập với gần 12 tỷ đôla, và Ảrập Xêút với hơn 8 tỷ đôla.