Quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga Chiếm lại Palmyra

29 Tháng Ba 201611:44 CH(Xem: 16734)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 30  MAR  2016

Syria: Chiếm lại Palmyra, thắng lợi quyết định trên đường tiêu diệt Daech

image044

www.edmaps.com

image046

Quân đội chính phủ Syria chụp ảnh tại lối vào thành phố cổ Palmyra ngày 26/03/2016.Maher AL MOUNES / AFP

Không chỉ là một thành tích quân sự, việc quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga giành lại được thành phố cổ Palmyra từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) còn là một cột mốc quan trọng về mặt chiến lược. Đây là bước đầu để Damas giành lại hai thành trì trong tay quân thánh chiến, Deir Ezzor, Raqqa, đánh đuổi lực lượng của Nhà Nước Hồi Giáo ra khỏi lãnh thổ Syria.

Trong cuộc chiến Syria, ngày 27/03/2016 là một cột mốc quan trọng. Quân đội trung thành với tổng thống Bachar Al Assad chính thức chiếm lại được thành phố cổ hơn 2000 năm Palmyra. Trong 11 tháng chiếm đóng, Daech đã đốt phá nhiều di tích khảo cổ vô cùng quý giá của nhân loại tại khu vực từng được Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhân là di sản văn hóa thế giới.

Khi được giải phóng, sau một chiến dịch quân sự kéo dài trong ba tuần lễ, Palmyra là một thành phố không người. Hầu hết dân cư chạy trốn đạn, bom và các chiến dịch oanh kích dữ dội của quân đội chính phủ Syria cùng với đồng minh Hezbolla Liban và nhất là của không quân Nga.

Về mặt quân sự, chiến dịch tái chiếm Palmyra được Damas khởi động ngày 07/03/2016 là một thắng lợi của Damas, tiêu diệt được ít nhất bốn trăm chiến binh của Daech, trong lúc thiệt hại bên quân đội chính thống chỉ bằng phân nửa. Theo thẩm định của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Syria (OSDH), từ khi nhập cuộc vào xung đột Syria, đây là lần đầu tiên tổ chức tự xưng Nhà Nước Hồi Giáo bị thiệt hại nặng nề trong một trận đánh.

Mất Palmyra là thất bại thứ nhì của Daech tại Syria sau khi tổ chức này đã thua tại Kobané, miền bắc Syria hồi tháng 01/2015. Khi đó, lực lượng Kurdistan tại Syria, nhờ có sự yểm trợ của của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu, đã giành lại được Kobané. Cùng lúc quân đội Irak với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế cũng đang siết chặt vòng vây Daech tại Mossoul, thành phố lớn thứ nhì trên toàn quốc và là một trong những giếng dầu quan trọng của quốc gia này.

Về mặt chiến lược, với thắng lợi ngày 27/03, tư lệnh quân đội Syria tuyên bố, Pamlyra sẽ là địa bàn để từ đó quân đội tiếp tục tiếp tục hướng tới hai thành trì của Daech khác là Deir Ezzor ở phía đông và Raqqa ở phía bắc. Cũng sau khi tái chiếm Palmyra, Damas đề ra mục tiêu giành lại Al Aianiyé, nằm cách thành cổ 60 km về phía nam và đây được coi là cánh cổng mở ra vùng sa mạc thẳng hướng về phía biên giới giữa Syria với Irak.

Iran và nhất là Nga, hai điểm tựa chính trị, quân sự chính của Damas đã có lời chúc mừng « chiến thắng đáng khâm phục » của quân đội chính quy Syria và cam kết tiếp tục hỗ trợ chính quyền của ông Al Assad đẩy lui khủng bố ở bất cứ nơi nào. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng vui mừng thấy Palmyra thoát khỏi ách tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Nhưng đáng chú ý hơn cả là thắng lợi tại Palmyra, tạo thế mạnh cho Damas trong tiến trình đàm phán chấm dứt khủng hoảng Syria. Vòng thương thuyết sắp tới được dự trù mở ra tại Genève ngày 15/04/2013. Đại diện của tổng thống Bachar Al Assad sẽ tự tin hơn và có thể là cứng rắn hơn khi ngồi vào bàn đàm phán bên cạnh hai siêu cường là Mỹ và Nga.

Cả Washington lẫn Matxcơva đều chủ trương giải quyết khủng hoảng Syria bằng con đường chính trị, nhưng hai siêu cường còn bất đồng về một số chi tiết trong lộ trình vãn hồi hòa bình cho Syria. Đối với Damas giải pháp chính trị cho Syria không có nghĩa là trao quyền lực lại cho đối lập, mà đó chỉ là một sự chia sẻ quyền lực mà thôi.

Vấn đề còn lại là tổng thống Al Assad muốn chia sẻ tới mức độ nào khi có tới 3/5 dân số Syria theo hệ phái Sunni muốn đoạn tuyệt với chế độ của Bachar Al Assad, theo hệ phái Alloui, một nhánh của hệ phái Hồi giáo Shia. Thắng lợi tại Palmyra lại càng chứng minh rằng vẫn cần phải đàm phán với Bachar Al Assad về một giải pháp cho tương lai chính trị tại Syria./

Thanh Hà RFI 28-03-2016

06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14358)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15362)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15227)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15415)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15459)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15407)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15727)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14395)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16664)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16158)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15666)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15339)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15415)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14928)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14411)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”