Học giả quốc tế: Quan hệ Việt - Trung và Hoàng Sa, Trường Sa

03 Tháng Mười Một 201510:05 CH(Xem: 17312)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 04 NOV 2015

 

image014

Học giả quốc tế: Quan hệ Việt - Trung và Hoàng Sa, Trường Sa

(GDVN) - Theo Tiến sĩ Subhash Kapila, ý tưởng "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam sẽ trở nên vô ích nếu trong dài hạn Trung Quốc không có những nhượng bộ đáng kể...

Tiến sĩ Subhash Kapila tốt nghiệp Học viện Chỉ huy tham mưu quân sự Hoàng gia Anh, chuyên gia tư vấn quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao thuộc Nhóm Phân tích Nam Á ngày 2/11 bình luận, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với quan hệ Việt - Trung thời gian tới.

image015

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc tháng 4/2015.


Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Hai sự kiện được Tiến sĩ Subhash Kapila cho là thách thức trắng trợn công pháp quốc tế là việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam (Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) và bồi lấp, xây dựng quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Đáng nói là những đảo nhân tạo này đang được biến thành các tiền đồn quân sự quy mô lớn với đường băng, bãi đáp máy bay quân sự, doanh trại quân đội và các công trình cơ sở hạ tầng quân sự khác. Những động thái này chắc chắn không phải là biểu hiện của sự thân thiện hay thiện chí.

Vị trí địa lý không cho phép Việt Nam có nhiều lựa chọn trong quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra sau 10 năm kể từ khi người tiền nhiệm của ông đến Việt Nam lần trước, điều này cũng ít nhiều cho thấy sự "thâm hụt niềm tin chiến lược" giữa hai bên.

Học giả Subhash Kapila đặt câu hỏi, mục đich chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Trung Quốc là "thiết lập lại" quan hệ Trung - Việt hay để gây ấn tượng với các nước ASEAN khi kết hợp thăm Việt Nam và Singapore cùng một chuyến?

Nếu là khả năng thứ nhất, thì sau chuyến thăm này, ông Tập Cận Bình sẽ nên thăm Việt Nam cụ thể lần nữa vì đó là sự khéo léo về chính trị, ngoại giao. Nếu là khả năng thứ hai, Chủ tịch Trung Quốc đang phát đi tín hiệu đến các nước ASEAN rằng Trung Quốc không có vấn đề gì với ASEAN, mà chỉ với Việt Nam.

Mặt khác ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam thời điểm này cũng là có ý muốn có cơ hội tương tác và gây ấn tượng tốt với các nhà lãnh đạo Việt Nam trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Subhash Kapila, ý tưởng "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam sẽ trở nên vô ích nếu trong dài hạn Trung Quốc không có những nhượng bộ đáng kể trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và thể hiện rõ điều này trong tầm nhìn chiến lược về tương lai quan hệ Trung - Việt.

Học giả này kết luận rằng, quan hệ Trung - Việt chỉ có thể thực sự được "thiết lập lại" trong trường hợp Trung Quốc khôi phục nguyên trạng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và (một phần quần đảo) Trường Sa từ sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc, đồng thời từ bỏ đường lưỡi bò biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.

Tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra, và Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm các lựa chọn hỗ trợ song phương và đa phương để bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện.

Theo ông Subhash Kapiila, Trung Quốc muốn chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, bởi cho đến gần đây truyền thông Việt Nam vẫn "cân bằng" về quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như với 2 chuyến thăm này. 

Mặt khác, thông tin về thời gian, lịch trình chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sát ngày diễn ra mới được công bố. Hiện tại Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xác định sẽ thăm Việt Nam vào đầu năm tới, có lẽ là sau Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là góc nhìn, là phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trong quan hệ Việt - Trung. Mặc dù tồn tại mâu thuẫn, bất đồng, hai bên vẫn xác định giải quyết những vấn đề này thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và thỏa thuận nguyên tắc xử lý bất đồng mà hai bên đã đạt được.

Do đó những chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước là cơ hội quý để hai bên bên đối thoại mở rộng hợp tác, đồng thời đàm phán giải quyết bất đồng, thiết nghĩ cả hai bên đều nên trân quý - PV.

Hồng Thủy  04/11/15 07:08

01 Tháng Ba 2017(Xem: 14000)
« Barack Obama giảm, Donald Trump tăng lên : Ngân sách quốc phòng sẽ được bổ sung 54 tỷ đô la, tức là tăng gần 10% so với mực hiện nay. Như vậy, nguyên thủ Hoa Kỳ muốn thực hiện lời hứa là bảo vệ các công dân Mỹ. Ông nói : Ngân sách này sẽ tập trung vào lĩnh vực công an và an ninh quốc gia. Chi ngân sách sẽ tăng ở mức kỷ lục trong lĩnh vực quốc phòng để tái xây dựng quân đội Hoa Kỳ vào một thời điểm mà nước Mỹ đang cần nhất.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 15480)
Trung tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến.
26 Tháng Hai 2017(Xem: 15960)
Gọi họ là “địa chủ, tư sản” e rằng hơi “bất kính” vì theo lời một vị Thiếu tướng quân đội - ông Nguyễn Xuân Tỷ: “Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Một khi họ “kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” mà gán cho họ thành phần “địa chủ, tư sản” là không “phải phép”. Thiếu tướng Tỷ đã không sai khi sử dụng cụm từ “Cán bộ” để gọi tầng lớp này, nguyên văn ý kiến của ông như sau: “Làm “Cán bộ” mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng…”.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 15039)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 17/2 gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong cuộc tiếp xúc được coi là cấp cao nhất đầu tiên giữa phía Hà Nội và chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 13723)
Trong diễn văn của mình, Tổng thống Donald Trump đã gọi truyền thông là 'gian dối' và thường xuyên nhắc lại rằng một số hãng thông tấn 'không muốn đưa sự thật' mà chỉ bịa chuyện về mình.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 13894)
Giải pháp « hai nhà nước » không còn là một đòi hỏi nữa, như lời phát biểu của tổng thống Donald Trump : « Tôi nghĩ đến hai nhà nước hay một nhà nước… và tôi thích giải pháp mà hai bên sẽ lựa chọn… Tôi sẽ hài lòng với quyết định mà hai bên thỏa mãn… ».
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14447)
Hôm 15/02/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Bruxelles và tham dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc Phòng của các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã trấn an các nước đồng minh là Hoa Kỳ vẫn ở lại NATO, nhưng ông Mattis cũng cứng rắn yêu cầu các nước tăng chi phí quân sự.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14120)
Vẫn theo nguồn tin này, có sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ trắng cùng với sự ‘lên ngôi’ của một vị Tổng thống có các chính sách phản ánh giá trị của những người Mỹ trắng theo chủ nghĩa dân tộc.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 15020)
Đại diện tỉnh Móng Cái trong một cuộc phỏng vấn với BBC bác bỏ đã có việc đánh công dân Trung Quốc và chỉ nói đã xảy ra giằng co. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 15/2 nói với báo giới rằng họ đang "làm rõ vụ việc và sẽ giải quyết theo đúng bản chất sự việc".
13 Tháng Hai 2017(Xem: 14491)
Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay nhau nhiều lần. Cái bắt tay kéo dài 19 giây trong phòng Bầu Dục và Trump vỗ nhẹ vào lưng ông Abe hiển thị một mối quan hệ cá nhân ấm áp đã bắt đầu nảy nở, kể từ khi ông Shinzo Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thăm khi Trump đắc cử.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 14599)
Trong cuộc họp báo với Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định thêm: "Thời kỳ Anh - Mỹ can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền với ý đồ bắt cả thế giới phải theo mô hình của mình đã qua rồi". Hiển nhiên những phát biểu này của nguyên thủ Anh - Mỹ đã khiến Trung Nam Hải yên tâm hơn, tạm thời có thể kê cao gối nằm.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 14218)
Chào đón xuân Đinh Dậu, Lee's Sandwiches, Chân thành cảm tạ và kính chúc Quý khách hàng, Quý đồng hương, thân hữu, cùng toàn thể nhân viên một năm mới Hạnh Phúc - Bình An / An Khang Thịnh Vượng.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14513)
- Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, nói rằng Australia sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực. - “Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quốc thiết yếu trong khu vực Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đều muốn người Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo, chứ không giảm nhẹ vai trò này, tất cả các nước đều không muốn các thế lực khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực”.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14040)
Quân thánh chiến Hồi Giáo Syria đang bị tấn công từ tứ phía. Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Paul Khalife gửi về bài tường trình :
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14573)
“Tôi muốn rằng sẽ không một ai có thể hiểu lầm là trong giai đoạn chuyển tiếp ở Washington, chúng tôi mạnh mẽ đứng bên cạnh, 100% sát cánh với ông và với nhân dân Nhật Bản, thưa ông Thủ tướng.”
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14970)
Hôm 03/02/2017, trong một cuộc họp báo bên lề cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của Liên Hiệp Châu Âu, ông Joseph Muscat, thủ tướng Malta, thông báo châu Âu đã thông qua hàng loạt biện pháp để chặn dòng người tị nạn từ Libya vượt biển trái phép sang châu Âu, chủ yếu là qua Ý.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14540)
“Nước Mỹ sẽ không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi nào tất cả trẻ em thuộc mọi màu da đều được có cơ hội để thực hiện Giấc mơ Mỹ”