Không quân, Hải quân, Bộ binh Nga tham chiến "giải phóng" Syrie?

08 Tháng Mười 20158:55 CH(Xem: 18150)

"BÁO VĂN HÓA- CALIFORNIA" THỨ SÁU 09 OCT 2015

 

Không quân, Hải quân, Bộ binh Nga tham chiến "giải phóng" Syrie?

 image007

 Chiến hạm Nga tạo vành đai thép bờ Tây Đại Tây Dương bao vây NATO và Âu châu và cũng là một trong các ngả đường tiến quân vào Syrie. Google map - Đồ họa Văn Hóa
image011

Chấm đỏ 1: Vị trí chiến hạm Nga ở biển Caspian đã tham chiến bằng 26 quả tên lửa hành trình tầm trung từ  4 chiến hạm đã "bắn trúng" các mục tiêu khác nhau ở "vũng dầu" Syrie; Chấm đỏ 2: Chiến hạm Nga ngoài khơi Địa Trung Hải nhắm vào mục tiêu đầu tiên là thành phố cảng Latakia. Ở đông Địa Trung Hải hiện đang có hơn 10 chiến hạm Nga; Chấm đỏ 3: hải cảng Sevastopol  bán đảo Crimea, nơi đặt Bộ tư lệnh Hạm đội biển Đen Nga. Khoảng cách từ Sevastopol  tương đương với chiến hạm Nga ở biển Caspian (1000 dặm).  Goole map - Đồ họa Văn Hóa.

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Báo Mỹ: Putin sa lầy, Obama thất bại ở Syria

(GDVN) - Putin đã "nã" trúng vào sức mạnh của Mỹ khi ông tự hào rằng loạt tên lửa đầu tiên mà lực lượng hải quân của mình khai hỏa đã đánh trúng "tất cả các mục tiêu".

Los  Angeles Times ngày 7/10 bình luận, kết quả "canh bạc quân sự táo bạo" của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Syria đã rõ ràng, nhưng trong ngắn hạn kẻ thất bại lại dường như là Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Điện Kremlin đã tăng cường ảnh hưởng của mình bằng cách nã tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Syria từ tàu chiến cách đó gần 1000 dặm, nỗ lực bảo vệ đồng minh Bashar al-Assad của Putin đã làm cho ông chủ Nhà Trắng trông "yếu đuối và dao động".

image012

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama, ảnh: Sputnik News.


Hoa Kỳ đã có 1 tuần để lặng lẽ thay đổi sự hỗ trợ cho các lực lượng đối lập ở Syria, bao gồm lực lượng dân quân người Kurd và các chiến binh đối lập khác ở miền Bắc Syria. Nhưng trong thời điểm này, bất kỳ sự thay đổi chính sách nào để ứng phó với các "chuyển động cơ bắp của Putin" đều không phải là một sáng kiển giúp giải quyết cuộc khủng hoảng đa chiều ở Trung Đông.

Đồng minh của Mỹ trong khu vực nóng lòng trước sự miễn cưỡng của Washington trong vấn đề Syria, đồng thời bị "ấn tượng mạnh" trước cách Tổng thống Nga bảo vệ đồng minh của mình.

Tại Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain đều chỉ trích ông Obama đã không làm nhiều hơn để ngăn chặn cuộc chiến giết chết hơn 200 ngàn người ở Syria, ngược lại còn kích thích tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo hoạt động và tạo ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ hàng trăm ngàn người phải chạy sang châu Âu.

Các quan chức Mỹ thì đang tức giận về việc đội quân ném bom của Putin nhiều lần nhắm mục tiêu không kích phe đối lập Syria do CIA hậu thuẫn. Về lâu dài ông Putin có thể sẽ bị mắc kẹt trong vũng lầy đẫm máu ở Syria, nhưng những gì đang diễn ra hiện nay lại đang làm ông Obama bối rối.

Một tuần sau khi người Nga khiến Nhà Trắng ngạc nhiên khi cho không quân ném bom các mục tiêu ở miền Tây Syria, hôm qua 7/10 Putin lại một lần nữa khiến các quan chức Mỹ bị sốc vì đã tung ra 26 quả tên lửa hành trình tầm trung từ  4 tàu chiến Nga trên biển Caspian, bay qua không phận Iraq nhằm vào các mục tiêu ở Syria.

Putin đã "nã" trúng vào sức mạnh của Mỹ khi ông tự hào rằng loạt tên lửa đầu tiên mà lực lượng hải quân của mình khai hỏa đã đánh trúng "tất cả các mục tiêu", trong khi ông Obama lại phải lên tiếng xin lỗi người dân, Tổng thống Afghanistan vì Mỹ không kích nhầm một bệnh viện ở Kunduz hôm Thứ Bảy tuần trước.

image013

Tên lửa Nga nã từ chiến hạm trên biển Caspian nhằm vào các mục tiêu ở Syria ngày hôm qua khiến các quan chức Mỹ bị sốc, ảnh: The Japan Times.


Kể từ tháng Tám năm ngoái,
liên minh do Mỹ dẫn đầu đã mở nhiều trận không kích với hơn 7,200 lượt ở Iraq và Syria để tiêu diệt IS, nhưng chỉ có một số ít vụ là gây thương vong cho dân thường. Vụ đánh bom nhầm bệnh viện ở Kunduz giết chết 22 người là một trong những điều tồi tệ nhất của lực lượng quân sự Mỹ trong 14 năm tham chiến ở Afghanistan. 

Chỉ trong tuần trước, Nga đã thực hiện 112 cuộc không kích ở Syria, các nhóm nhân quyền nói rằng nhiều dân thường thương vong và 3 cơ sở y tế bị hư hỏng dưới làn bom đạn Nga (nhưng thông tin chưa thể kiểm chứng độc lập). Không quân Nga hôm qua cũng yểm trợ lực lượng bộ binh Syria tấn công phe đối lập ở thị trấn Hama.

Các quan chức Moscow gợi ý rằng, "tình nguyện viên" Nga có thể sớm tham gia cuộc chiến, thuật ngữ dùng để chỉ lực lượng chính quy ủng hộ phe ly khai thân Nga ở Đông Ukraine và Crimea trước khi sáp nhập.

Los Angeles Times cho rằng, Putin và các quan chức khác của Nga đã coi thường những nỗ lực của Mỹ trong việc chống lại khủng bố IS, chế giếu chương trình của Lầu Năm Góc đã thất bại trong việc đào tạo các chiến binh.

Một quan chức Mỹ giấu tên nhận định rằng, ném bom ở Syria giúp củng cố chính quyền Bashar al-Assad và làm suy yếu chiến lược của Obama ở quốc gia này là hai trong số các mục tiêu chính trị của Kemlin.

Los Angeles Times bình luận, "canh bạc" của Putin có thể thực hiện được một số mục tiêu chính trị ông đặt ra: Tăng ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông và trên vũ đài chính trị quốc tế, xây dựng hình ảnh của mình ở trong nước và chuyển sự chú ý của phương Tây từ khủng hoảng Ukraine sang Syria. Tuy nhiên nhiều nhà phân tích tin rằng, Putin hay Obam đều chẳng ai giành được chiến thắng thực sự từ "vạc dầu" Syria.

Hồng Thủy 08/10/15

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Đại sứ Mỹ (Nato) kinh ngạc trước tốc độ triển khai lực lượng của Nga tới Syria

(GDVN) - Tốc độ triển khai quân đội tới Syria của Nga, theo mô tả của ông, là rất "ấn tượng".

Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute hôm 7/10 cho biết, Nga đang tăng đáng kể hiện diện quân sự của mình trong khu vực. 

Tốc độ triển khai quân đội tới Syria của Nga, theo mô tả của ông, là rất "ấn tượng". Đặc biệt là ở Đông Địa Trung Hải hiện đang có hơn 10 chiến hạm của Nga.

image014

Trước sự triển khai quân đội ấn tượng của Nga tại Syria, hàng ngàn kẻ khủng bố đang tháo chạy khỏi quốc gia này. Ảnh RT


Lute nói rằng, sau các phi đội máy bay ném bom tiên tiến, quân đội Nga còn triển khai một tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, bao gồm cả tên lửa, hệ thống phòng không tầm xa tới Syria.

Ngoài ra theo ông Lute, quân đội Nga cũng đã điều xe tăng hiện đại nhất đến Syria.

Tin đồn Nga triển khai lực lượng mặt đất tới Syria lan truyền mạnh mẽ trong những ngày qua. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phủ nhận các thông tin này và cho rằng tin đồn là một trò "hèn hạ".

Trong bản tổng kết 1 tuần tham gia không kích khủng bố IS tại Syria kể từ ngày 30/9, hãng tin RT cho biết Không quân Nga đã tiến hành 120 phi vụ, đánh trúng 100 mục tiêu tiêu hủy 71 xe bọc thép, 30 loại xe khác, 19 sở chỉ huy, 2 trung tâm thông tin liên lạc, 23 kho chứa nhiên liệu và đạn dược, 6 nhà máy chế tạo vật liệu nổ, một số pháo và nhiều trại huấn luyện của IS.

Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay của Nga là phá hoại khả năng của các chiến binh khủng bố, tạo điều kiện cho các hoạt động trên mặt đất của quân đội Syria.

Theo quân đội Nga, chiến dịch không kích đã gây tác động mạnh tới tinh thần chiến đấu của những kẻ khủng bố và thúc đẩy hàng ngàn tay súng rời bỏ hàng ngũ.

Sau một tuần sử dụng máy bay không kích, ngày 8/10, Hải quân Nga bắt đầu tham gia chiến dịch bằng cách phóng hàng chục quả tên lửa từ biển Caspian vào các mục tiêu khủng bố tại Syria. 

Theo RT, Iraq có thể sẽ sớm mời Nga tham gia tấn công IS trên lãnh thổ nước này, thúc đẩy sự hình thành liên minh chống khủng bố gồm Nga, Iraq, Syria và Iran./

Nguyễn Hường  08/10/15

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Nga không kích Syria sẽ “1 mũi tên trúng 4 đích”, lưu ý Biển Đông

(GDVN) - Nga không kích Syria để bảo vệ lợi ích ở Syria, thể hiện trách nhiệm quốc tế và vai trò ảnh hưởng, giảm sức ép quốc tế trong vấn đề Ukraine, giúp châu Âu.

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 6 tháng 10 có bài bình luận cho rằng, Nga bất ngờ tiến quân vào Syria và nhanh chóng phát động không kích quy mô lớn đối với IS, hành động này nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của quân và dân Syria, nhưng lại bị Mỹ lên án.

image015

Lực lượng hậu cần của Quân đội Nga ở Syria (nguồn mạng sina Trung Quốc)


Theo hãng tin Reuters ngày 3 tháng 10, Moscow vẫn đang mở rộng không kích đối với IS. Nga cho biết, cuộc không kích của họ đã tấn công trung khu chỉ huy, kho vũ khí và xe quân sự của IS.

Các mục tiêu bao gồm tỉnh Raqqa quan trọng do IS kiểm soát, nhưng cũng bao gồm những tỉnh có số lượng phần tử vũ trang IS rất ít như Aleppo, Hama và Idlib.

Song, phe đối lập và các lực lượng vũ trang đối lập không phải IS khác ở Syria cũng bị các cuộc không kích của Nga tấn công. Có báo cáo cho biết, không kích cũng đã tiêu diệt một tháp phát thông tin và tín hiệu vô tuyến điện của “quân tự do Syria” - lực lượng chống đối chính quyền Bashar Assad, được Mỹ ủng hộ và cung cấp huấn luyện.

Căn cứ vào các thông tin mới nhất, Bộ Quốc phòng Nga vừa xác nhận, trong một ngày, Không quân Nga tiến hành 18 đợt không kích đối với 12 cứ điểm của tổ chức cực đoan tôn giáo IS ở lãnh thổ Syria, thành quả to lớn.

Truyền thông phương Tây cho rằng, mặc dù các cuộc không kích tập trung bị phương Tây nghi ngờ, Moscow ít nhất đã “chiếm chủ động ở cấp độ quân sự”.

image016

Lực lượng hậu cần của Quân đội Nga ở Syria (nguồn mạng sina Trung Quốc)


Nhưng, đối với hành động của Nga, Mỹ lại cho rằng, mục tiêu không kích của Nga hoàn toàn không phải IS, mà là khu vực của lực lượng vũ trang phe đối lập Syria do Mỹ ủng hộ.

Mỹ đã bày tỏ lo ngại đối với Nga về vấn đề này, đồng thời chỉ ra hành động của Nga không có lợi cho hóa giải cuộc khủng hoảng hiện nay, trái lại sẽ làm cho tình hình tiếp tục leo thang.

Điều này rốt cuộc là gì? Nga không kích IS rốt cuộc muốn đạt được những mục tiêu gì?

Bài viết cho rằng, thứ nhất, hành động này của Nga là muốn cứu vớt chính quyền Bashar đã rơi vào cảnh khốn khó, thực ra cũng là mạnh mẽ bảo vệ lợi ích của Nga ở Syria.

Syria có vị trí chiến lược quan trọng ở Trung Đông, luôn là nơi đặt căn cứ quan trọng ở nước ngoài của Liên Xô và Nga, quan hệ Syria-Nga hoàn toàn không có sự thay đổi nào sau khi Liên Xô sụp đổ.

Lần này, Syria bị các nước phương Tây liên tiếp tấn công, thế lực vũ trang chống chính phủ do phương Tây ủng hộ ngày càng mạnh lên, cộng với phương Tây không quan tam đến lực lượng vũ trang IS trỗi dậy, làm cho Syria nhất thời rơi vào bất ổn, hiện nay đã có hơn 60% lãnh thổ bị xâm chiếm, rất có khả năng nối gót Libya.

image017

Lực lượng hậu cần của Quân đội Nga ở Syria (nguồn mạng sina Trung Quốc)


Đặc biệt là nằm dưới các cuộc tấn công liên hợp của liên quân phương Tây, Chính phủ Syria đã khó có thể tiếp tục chống đỡ, nếu Nga không tiếp tục ra tay cứu vớt, bi kịch Libya tiếp tục xuất hiện, có thể đến nhanh hơn.

Hiện nay, từ khi Nga bắt đầu không kích, có lẽ sẽ không có người nghi ngờ họ là rõ ràng đánh IS, ngầm trợ giúp Bashar Assad, chống khủng bố cũng xuất phát từ thật tâm, ủng hộ Bashar cũng là thật lòng.

Trong thời khắc quan trọng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra tay trợ giúp, đã giữ vững cán cân sức mạnh đã mất cân bằng, đã làm thay đổi cục diện chiến tranh.

Thứ hai, thể hiện trách nhiệm quốc tế và vai trò ảnh hưởng của Nga đối với cộng đồng quốc tế, khi mà cộng đồng quốc tế không hài lòng với việc phương Tây tấn công IS không hề đạt tiến triển gì.

Hiện nay, các nhà lãnh đạo hai nước Mỹ và Nga tuy đã tiến hành hội đàm bên lề các cuộc họp ở Liên hợp quốc vừa qua, nhưng nhìn vào sắc mặt u ám của ông Obama và Putin sau hội đàm, có thể nhìn thấy quan hệ hai nước hoàn toàn không đạt được tiến triển mới.

image018

Lực lượng hậu cần của Quân đội Nga ở Syria (nguồn mạng sina Trung Quốc)


Đặc biệt, với tư cách là một thành viên quan trọng trong mặt trận phương Tây, Nhật Bản muốn đi đầu mở ra cánh cửa lớn hợp tác với Nga do vấn đề đảo tranh chấp Nga-Nhật, nhưng lại bị Mỹ cảnh cáo nghiêm khắc, điều này làm cho Nga đến nay không thể thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn bởi trừng phạt quốc tế do cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra.

Trong khi đó, mặt trận chống IS của phương Tây do Mỹ dẫn đầu, trong các cuộc tấn công quân sự gần 1 năm qua, IS không những không bị tiêu diệt, trái lại có xu thế phát triển mở rộng, điều này làm cho “điểm cao đạo đức quốc tế” mà phương Tây luôn nhấn mạnh đã bị giễu cợt.

Trong tình hình này, Nga quyết đoán xuất quân, đồng thời trong thời gian ngắn giành được thành quả to lớn, không những tạo ra sự đối lập rõ ràng với cuộc chiến chống khủng bố của phương Tây, mà sẽ còn "xé toạc chiếc mặt nạ" tấn công IS hoàn toàn không phải là chủ ý của phương Tây.

Hơn nữa đã tiếp tục làm cho cộng đồng quốc tế thấy được Nga với tư cách là người kế thừa nước lớn cũ đang gánh trách nhiệm đạo đức quốc tế, bất kể là về mặt quốc tế hay ở trong nước, đều giúp cho Tổng thống Putin giành được không ít uy tín.

image019

Lực lượng hậu cần của Quân đội Nga ở Syria (nguồn mạng sina Trung Quốc)


Thứ ba, chuyển sức ép từ sự chú ý của quốc tế đối với Nga ở Ukraine. Cuộc khủng hoảng Ukraine làm cho Nga mất hết uy tín, cũng làm cho họ bị trừng phạt quốc tế 18 tháng, điều này làm cho dân sinh trong nước của Nga gặp khó khăn, càng làm cho Nga rơi vào bị động rất lớn.

Sau khi Tổng thống Putin quyết định tìm kiếm khâu đột phá từ Trung Đông, Quân đội Nga nhanh chóng tiến đến đóng ở Syria, đã thành lập Trung tâm thông tin chung giữa 4 nước đương sự của cuộc khủng hoảng Syria, gồm Nga, Syria, Iraq và Iran,

bắt đầu trở thành tổ chức chống khủng bố quốc tế mới độc lập với mặt trận chống khủng bố phương Tây do Mỹ đứng đầu; hơn nữa đã mạnh mẽ hành động, sau khai chiến đã nhanh chóng giành được thành quả to lớn, từ đó đã lập tức giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Điều này làm cho Mỹ cảm thấy rất không thoải mái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vội vã lên án cuộc không kích của Quân đội Nga ở Syria hoàn toàn không nhằm vào IS, địa điểm không kích không phải là khu vực do IS kiểm soát, mà là khu vực của lực lượng vũ trang chống chính phủ Syria, Nga chống khủng bố là đang "gây thêm phiền phức".

Trong khi đó, phản bác của Nga chính là, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Mỹ chỉ là "giả vờ" tấn công IS, thực ra Mỹ ủng hộ một cách biến tướng cho lực lượng vũ trang chống chính phủ Syria và IS chống lại Bashar Assad, chỉ cần có thể lật đổ chính quyền hiện nay của Syria, Mỹ bất chấp cái gì là IS hay không phải IS.

image020

Lực lượng hậu cần của Quân đội Nga ở Syria (nguồn mạng sina Trung Quốc)


Cuối cùng, Nga tham gia chống khủng bố ở Syria thực chất là đang ngăn chặn làn sóng người tị nạn ở châu Âu, là thực sự giúp cho châu Âu thoát khỏi khó khăn, bất kể là ông Putin hay Nga cuối cùng đều thu được cả danh lẫn lợi.

Hiện nay, Quân đội Nga ở Syria vừa tấn công lực lượng vũ trang chống chính phủ Syria vừa tấn công IS, đồng thời hết sức làm mơ hồ sự khác biệt giữa chúng, hành động thực tế là ủng hộ bằng đường không đối với hành động phản công và vây quét của quân chính phủ Syria, trên thực tế là đang giúp quân chính phủ Syria đoạt lại các đô thị bị địch kiểm soát.

Nếu các hành động của Nga đạt được thành quả không tồi, điều này không có gì phải tranh cãi. Như vậy, sẽ có thể giành được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế.

Đồng thời, đến nay, các nước châu Âu đang bị tấn công bởi làn sóng lớn người tị nạn "trăm năm mới gặp một lần", số lượng lên tới 3 triệu người tị nạn Trung Đông-Bắc Phi, đã làm cho các nước châu Âu xuất hiện tranh cãi hiếm thấy.

Nhưng, Mỹ - người thực sự gây ra làn sóng người tị nạn này lại thờ ơ, làm cho các nước châu Âu chỉ có thể chịu đựng khổ sở.

image021

Máy bay chiến đấu ném bom Su-24 Nga không kích ở Syria (nguồn mạng sina)


Đến nay, Nga quyết đoán ra tay, hứa hẹn khôi phục sự ổn định của tình hình Syria trong thời gian không lâu, từ đó làm cho nhân dân Syria được hưởng hòa bình, cũng có nghĩa là đã ngăn chặn căn bản làn sóng người tị nạn ở châu Âu, thực ra là đang giúp các nước châu Âu giải quyết khó khăn.

Tóm lại, chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria phải là một hành động có lợi cho cả mình và cộng đồng quốc tế. Rất có thể, dưới sự không kích của Nga, quân chính phủ Syria "có khả năng quét sạch các phần tử khủng bố ra khỏi Tổ quốc".

Nhưng, nhìn vào cục diện hiện nay, Mỹ sẽ không cho phép Nga đi ngược lại mong muốn của họ, rất có thể sẽ tìm mọi cách tiến hành ngăn chặn. Nhưng, nếu các nước châu Âu được hưởng "lợi ích" từ việc Nga làm ổn định tình hình Syria, dự tính có thể sẽ thừa nhận ngầm đối với hành động của Nga.

Tuy nhiên, Mỹ hoặc sẽ không cam tâm để Nga đoạt lấy danh tiếng và "điểm cao đạo đức" của họ, càng không muốn để mặt trận chống khủng bố do họ đứng đầu bị tan rã, vì vậy họ nhất định sẽ ra sức ngăn cản. Cho nên, tình hình Syria tương lai rất có thể là sự khởi đầu của đợt “đọ sức” mới giữa Mỹ-Nga.

image022

Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc gần đây liên tiếp tập trận ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.


Trên đây là toàn bộ bình luận của bài báo, xin cung cấp cho độc giả nhìn nhận khách quan. Đồng thời độc giả có thể nhìn nhận Trung Quốc – một nước cũng luôn tự xưng là “nước lớn” sẽ có vai trò, vị thế cũng như lợi ích như thế nào khi cuộc chiến ở Syria đang diễn ra như hiện nay.

Ngoài ra, cũng xin lưu ý, các nguồn tin công khai cho biết, Trung Quốc trước tiên thường đứng ngoài các cuộc xung đột này, một là không đủ sức, hai là để "ngư ông đắc lợi". Ngoài ra, Trung Quốc cũng luôn tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các cuộc chiến mà các nước lớn tiến hành và luôn có ý đồ rút kinh nghiệm cho các cuộc chiến mà họ có thể tiến hành trong tương lai.

Ở đây, chiến tranh tương lai mà Trung Quốc có thể tiến hành thì tiềm tàng nhất vẫn là chiến tranh với các nước láng giềng, bởi vì chủ quyền lãnh thổ được Trung Quốc xác định là "lợi ích cốt lõi", nhưng Trung Quốc lại mưu cầu bá quyền, bành trướng như áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Hơn nữa, ở khu vực nào yếu nhất, ở đâu dễ hành động nhất sẽ là sự lựa chọn của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng mạnh về quân sự, ngày càng "tự tin", vũ khí trang bị sản xuất ra chắc chắn sẽ phải được sử dụng.

Bên cạnh đó, Trung Quốc luôn biết chớp thời cơ để thực hiện các mục tiêu "bành trướng" của họ, chẳng hạn ở khu vực Biển Đông những năm vừa qua. Trong tương lai cũng có thể chớp thời cơ để thực hiện cái gọi là “thu hồi” đảo đá ở Biển Đông.

Cho nên, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng là việc cấp bách hiện nay cũng như lâu dài của Việt Nam và các nước ven Biển Đông - PV.

image023

Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc do Nhật Bản chụp được.


Đông Bình 08/10/15

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Tướng Mỹ cảnh báo về "vòng cung thép" của Nga

(GDVN) - Một quan chức hải quân Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về một "vòng cung thép" của Nga trên thế giới.

Tờ Breaking Defense mới đây đưa tin cho biết, Đô đốc Mark Ferguson, một chỉ huy hàng đầu của Hải quân Mỹ ở châu Âu, đã lên tiếng cảnh báo về sự tăng trưởng mạnh mẽ của Hải quân Nga trong thời gian gần đây.

image024

Hải quân Nga. Ảnh Sputnik


Đô đốc Mỹ cho rằng việc Nga tham gia hoạt động chống khủng bố tại Syria là một phần của chiến lược "xây một vòng cung thép từ Bắc Cực đến Địa Trung Hải".


Vòng cung này được tạo ra bởi một loạt các căn cứ hải quân của Nga trải dài từ phía bắc nước Nga đến Syria. Nó bao gồm căn cứ ở Kaliningrad ở phía bắc nước Nga, Crimea ở Biển Đen và cảng Tartus ở Địa Trung Hải. 

Các căn cứ này đều được trang bị tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không, các tàu ngầm và tàu nổi thiện chiến có thể làm tê liệt đội tàu của đối phương, đe dọa lực lượng NATO ở ngoài khơi. 

Đô đốc Ferguson cho rằng động thái này rất đáng lo ngại và kêu gọi NATO để phát triển phản ứng mới ứng phó với các mối đe dọa từ Nga.

Ông cũng cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột với Nga cũng như sức mạnh đáng gờm của Hải quân Nga trong trường hợp xảy ra một tình huống như vậy. Theo ông, các hành động của Nga gần đây cho thấy chúng hội tụ đầy đủ các yếu tố tốc độ và bất ngờ chiến lược. 

Đô đốc Mỹ cũng đặc biệt lo ngại về cách người Nga sử dụng chiến tranh mạng trong trường hợp xảy ra xung đột. Khả năng chiến tranh mạng của Nga có thể phá vỡ các hệ thống cảm biến, thông tin liên lạc làm tê liệt khả năng truyền lệnh và kiểm soát của NATO, đẩy liên minh này rơi vào tình huống "chiến tranh mù".

Bình luận về báo cáo trên, tờ Sputnik của Nga cho rằng những lo ngại này là xa thực tế. Việc Washington tăng cường những báo cáo lo ngại về sự xâm lược của Nga là nhằm để cho giấu các lỗi sợ hãi của mình. 

Nguyễn Hường  08/10/15