Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Giáo Hoàng Phanxico

25 Tháng Chín 20157:36 CH(Xem: 20356)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ BẨY 26 SEP 2015

 Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Giáo Hoàng Phanxico

Obama-Pope
Bạch Cung, 23.9.2015

 

Chào buổi sáng!

Chúa đã làm nên một ngày thật tuyệt vời!

Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng cho biết bao người, trên khắp đất nước chúng tôi và trên toàn thế giới. Thay lời cho người dân Mỹ, thật là vinh dự lớn lao và là đặc ân cho tôi được chào đón Ngài đến với nước Mỹ.

Hôm nay, chúng ta đánh dấu nhiều điểm khởi đầu. Thưa Đức Thánh Cha, Ngài được chúc mừng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ. Đây là chuyến thăm nước Mỹ đầu tiên của Ngài. Và Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên chia sẻ Thông Điệp trên Twitter.

 

Thưa Đức Thánh Cha, chuyến thăm của Ngài không chỉ cho phép tôi, trong cách thế khiêm tốn, đáp lại lòng hiếu khách đặc biệt mà Ngài rộng mở với tôi tại Vatican năm ngoái. Nó cũng cho thấy biết bao người dân Mỹ, từ mọi nền văn hóa và thuộc mọi niềm tin, quý trọng vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc phát triển đất nước. Ngay từ thời tôi làm việc tại các khu phố nghèo cùng với Giáo Hội Công Giáo tại Chicago, đến thời tôi làm Tổng Thống, tôi đã tận mắt thấy cung cách mà mỗi ngày, các cộng đồng Công Giáo, các linh mục, các nữ tu, và các giáo dân nuôi những người đói khát, chữa lành người đau ốm, che chở người vô gia cư, giáo dục các trẻ em, và củng cố đức tin nâng đỡ rất nhiều người.

 

Điều ấy thật đúng trên đất Mỹ, cũng đúng trên toàn thế giới. Từ đường phố nhộn nhịp của Buenos Aires tới ngôi làng xa xôi ở Kenya, các tổ chức Công Giáo phục vụ người nghèo, giúp đỡ các tù nhân, xây dựng các trường học và nhà ở, thành lập các cô nhi viện và các bệnh viện. Và khi Giáo Hội đứng về phía những người đấu tranh để phá vỡ xiềng xích của nghèo đói, thì đó cũng là tiếng nói và niềm hy vọng cho những ai đang tìm cách bẻ gãy xiềng xích của bạo lực và áp bức.

 

Tuy nhiên, tôi tin rằng, niềm vui nồng nhiệt xung quanh chuyến viếng thăm của Ngài phải được ghi nhận, không chỉ do vai trò của Ngài trong tư cách là Giáo Hoàng, mà còn do những phẩm tính độc đáo của Ngài trong tư cách là một con người. Với lòng khiêm tốn của Ngài, Ngài mang lấy một sự đơn sơ, lịch thiệp trong lời nói và sự quảng đại trong tinh thần, chúng tôi nhìn thấy một mẫu gương sống động cho những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Đấng là vị lãnh đạo có thẩm quyền luân lý không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động.

 

Ngài mời gọi tất cả chúng ta, Công Giáo cũng như không Công Giáo, đặt “người nhỏ bé nhất” vào tâm điểm của sự quan tâm của chúng ta. Ngài nhắc chúng ta rằng, trong cái nhìn của Thiên Chúa, sự đo lường của chúng ta như là các cá nhân, như là các xã hội, không được xác định bởi sự giàu có hay quyền lực hay địa vị hay danh tiếng, nhưng xác định bởi cách thế chúng ta đáp lại lời mời gọi của Kinh Thánh để nâng đỡ người nghèo và người bị thiệt thòi, thúc đẩy công bằng và chống lại bất công, và đảm bảo rằng, mỗi người có thể sống đúng phẩm giá – bởi vì tất cả chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.

 

Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng “sứ điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa” là lòng thương xót. Điều ấy có nghĩa là chào đón người lạ với sự đồng cảm và con tim rộng mở, từ những người tị nạn phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh tàn phá, đến những người nhập cư phải rời bỏ nhà cửa để đi tìm cuộc sống tốt hơn. Điều ấy có nghĩa là diễn tả sự cảm thông và tình yêu với những người chịu thiệt thòi và bị gạt ra bên lề, với những người chịu đau khổ, với những người đang tìm sự cứu độ.

 

Ngài nhắc chúng ta nhớ về cái giá phải trả cho chiến tranh, đặc biệt là những người cô thế và người không có khả năng tự vệ, và thúc giục chúng ta hướng tới tính khẩn thiết của hòa bình.

 

Thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi biết ơn Ngài vì sự nâng đỡ vô giá mà Ngài dành cho chúng tôi trong những bước khởi đầu với nhân dân Cuba, với lời hứa cho mối tương quan tốt hơn giữa hai quốc gia, cho sự hợp tác hơn nữa, và cho đời sống tốt hơn với người dân Cuba. Chúng tôi cám ơn Ngài vì tiếng nói đầy nhiệt huyết của Ngài chống lại các cuộc xung đột chết người. Các xung đột ấy tàn phá cuộc sống của quá nhiều người nam nữ và trẻ em. Chúng tôi cám ơn Ngài vì Ngài mời gọi các quốc gia chống lại chiến tranh và giải quyết các tranh chấp thông qua ngoại giao.

 

Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng, con người chỉ thực sự tự do khi họ có thể thực hành đức tin của mình cách tự do. Ở nước Mỹ này, chúng ta trân quý tự do tôn giáo. Thế nhưng, trên thế giới ngay lúc này đây, những người con của Chúa, kể cả các Kitô hữu, bị phân biệt đối xử, thậm chí bị giết chết vì đức tin của mình. Các tín hữu bị ngăn cản, không được tụ họp tại nơi thờ phượng. Họ bị tù đày. Các nhà thờ bị phá hủy. Vì thế, chúng tôi cùng với Ngài đứng về phía bảo vệ tự do tôn giáo và thúc đẩy đối thoại liên tôn, biết rằng mọi người ở mọi nơi phải có khả năng sống đức tin cách tự do khỏi nỗi sợ hãi và khỏi sự đe dọa.

Thưa Đức Thánh Cha, Ngài nhắc chúng tôi nhớ rằng, chúng ta có bổn phận thánh thiêng bảo vệ hành tinh của chúng ta. Đây là món quà tuyệt với Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng tôi ủng hộ lời mời gọi của Ngài đối với các nhà lãnh đạo thế giới, cho việc nâng đỡ những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong sự biến đổi khí hậu, cho việc xích lại gần nhau để bảo vệ thế giới của chúng ta cho các thế hệ tương lai.

 

Với sự Thánh Thiện, trong lời nói và hành động của Ngài, Ngài là tấm gương đạo đức sâu sắc. Và với những lời nhắc nhẹ nhàng nhưng kiên quyết về bổn phận của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, Ngài đang lôi kéo chúng ta ra khỏi sự tự mãn. Tất cả chúng ta, nhiều lần, có thể kinh nghiệm sự khó chịu, khi chúng ta nhận thấy khoảng cách giữa cung cách sống hằng ngày với những gì chúng ta biết là thật là đúng. Nhưng tôi tin rằng, sự khó chịu ấy là một phúc lành, vì nó chỉ ra cho chúng ta điều gì đó tốt hơn. Ngài đánh thức lương tâm chúng ta khỏi giấc ngủ mơ; Ngài mời gọi chúng ta vui trong Tin Mừng, và trao tặng chúng ta sự tự tin để đến với nhau, trong khiêm tốn và phục vụ, và theo đuổi một thế giới yêu thương hơn, công bằng hơn, và tự do hơn. Ở đây và trên khắp thế giới, cầu chúc cho thế hệ chúng ta lưu tâm đến lời mời gọi của Ngài để “không bao giờ đứng bên ngoài chuỗi hy vọng sống động này!”

 

Vì món quà hy vọng lớn lao mà Ngài dành cho nước Mỹ, thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi cám ơn và chào đón Ngài, với niềm vui và lòng biết ơn./

 

Chuyển ngữ: Vinhsơn Vũ Tứ Quyết, S.J

XEM THÊM:

Phát biểu của Đức Thánh Cha tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ

Pope-1
Quốc Hội 24.9.2015

Bản dịch: Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Thưa Phó Tổng Thống,
Thưa Phát ngôn viên Quốc Hội

Quí vị dân biểu

Quí bạn

Tôi rất hân hạnh được mời nói chuyện trước lưỡng viện quốc hôi của “một đất nước của những người tự do và gia đình của những người can đảm”. Tôi cũng muốn nghĩ rằng lý do là vì tôi cũng là người con của lục địa vĩ đại này, từ đó tôi đã nhận được mọi sự và tôi có trách nhiệm chia sẻ trách nhiệm chung.

Mỗi một người con, trai cũng như gái của một đất nước đều có một sứ mệnh, một trách nhiệm cá nhân và xã hội. Trách nhiệm của quí vị, những thành viên quốc hội là thúc đẩy quốc gia này lớn mạnh bằng hoạt động lập pháp. Quí vị là diện mạo của dân cả nước, là những đại diện của họ. Quí vị được kêu gọi để bảo vệ và giữ gìn nhân phẩm cho đồng bào của quí vị với mục đích theo đuổi thiện ích chung không biết mệt mỏi, vì đây là chủ đích chính của mọi chính trị. Một xã hội chính trị kéo dài được khi nó cố gắng làm thỏa mãn những nhu cầu chung -như là một ơn gọi- bằng cách kích thích cho mọi thành viên cùng lớn mạnh, nhất là những kẻ ở trong những hoàn cảnh khốn cùng và nguy hiểm hơn. Hoạt động lập pháp thì luôn luôn phải dựa trên những ưu tư của người dân. Vì thế quí vị được kêu gọi và đòi hỏi bởi những người đã bầu cho quí vị.

Công việc của quí vị làm tôi nghĩ đến 2 phương cách qua hình ảnh của Maisen. Một đằng, tổ phụ và người ra luật cho dân Israel hình dung ra những nhu cầu của người dân để giữ cho tinh thần đoàn kết của họ được sống bằng cách đưa ra luật lệ. Một đằng hình ảnh Maisen dẫn đưa chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa, và vì vậy đến với nhân phẩm tuyệt vời của loài người. Maisen cho chúng ta một tổng hợp các công việc, quí vị có bổn phận phải bảo vệ -bằng luật lệ- hình ảnh và mọi hình thức giồng như Thiên Chúa trên mọi gương mặt của con người.

Hôm nay, tôi không chỉ muốn nói riêng với quí vị, nhưng -qua quí vị- tôi muốn nói với toàn thể dân chúng Hiệp Chủng Quốc. Ở đây, cùng với những đại biểu của họ, tôi muốn nhân cơ hội này nói với nhiều ngàn người cả nam lẫn nữ, hàng ngày đang phải làm những công việc rất khiêm tốn để có được cơm áo mỗi ngày, để dành tiền và -một lúc nào đó- có thể có một đời sống tốt đẹp hơn cho gia đình. Đây là những người cả đàn ông lẫn đàn bà, những người không đơn giàn liên hệ đến việc phải đóng thuế, mà một cách thầm lặng nào đó, họ đang phải chịu đựng một cuộc sống khác thường trong xã hội. Họ cùng nhau đoàn kết và lập nên những tổ chức khả dĩ có thể giúp họ một tay trong những nhu cầu cần thiết nhất này.

Tôi cũng muốn nhập cuộc đối thoại với những người già yếu là những kho tàng chứa đầy khôn ngoan do kinh nghiệm, và họ -bằng nhiều cách, nhất là qua công tác thiện nguyện- cố gắng chia sẻ những câu chuyện và những suy tư của riêng họ. Tôi biết rằng nhiều người trong họ đã nghỉ hưu nhưng còn hoạt động. Họ tiếp tục làm việc để xây dựng đất nước này. Tôi cũng muốn đối thoại với tất cả những người trẻ đang làm việc để thực thi những ước vọng vĩ đại và cao quí, là những người không bị lạc đường vì những đề nghị dễ dãi và những người đang đối diện với những hoàn cảnh khó khăn, thường là do còn non yếu chưa trưởng thành đủ. Tôi mong ước đối thoại với tất cả quí vị, và tôi hy vọng làm được nhờ nhớ lại lịch sử của dân tộc Hoa Kỳ này.

Cuộc viếng thăm này của tôi thỉnh thoảng có được khi mà tất cả mọi người có thiện ý, cả nam lẫn nữ nhớ lại những kỷ niệm của những vĩ nhân Hoa Kỳ. Vì tính đa dạng của lịch sử và thực tế yếu đuối của con người không cưỡng lại được, những người này -do nhiều khác biệt và giới hạn của mình- có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn bằng cách làm việc chăm chỉ và hy sinh, đôi khi cả với giá của mạng sống mình. Họ đã uốn nắn những giá trị căn bản để kéo dài mãi mãi theo tinh thần của nhân dân Hiệp Chủng quốc. Một người với tinh thần đó có thể sống qua nhiều khủng khoảng, áp lực và tranh chấp trong khi luôn luôn tìm kiếm những tài nguyên để tiến tới và thi hành đúng vơi nhân cách. Những người này cho chúng ta cách nhìn và cắt nghĩa thực tế. Trong khi tôn trọng ký ức của họ, chúng ta đã được linh hứng, ngay cả giữa những tranh chấp và mọi lúc trong ngày, để rút ra những dự trữ văn hóa xâu xa nhất của chúng ta.

Tôi muốn nhắc tới 4 vĩ nhân của Hoa Kỳ này: Abraham Lincoln, Martin Luther King, Dorothy Day và Thomas Merton.

Năm nay đánh dấu 150 năm kỷ niệm Tống Thống Abraham Lincoln bị ám sát, người  bảo vệ tự do, người làm việc không biết mệt để “quốc gia này, dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa, nảy sinh ra một nền tự do mới”. Xây đắp một tự do tương lai đòi hỏi tình yêu công ích và hợp tác trong tinh thần hỗ tương và đoàn kết.

Tất cả chúng ta đều biết -và rất ưu tư-  về tình trạng xáo trộn xã hội, chính trị trên thế giới hiện nay. Thế giới chúng ta hiện đang xẩy ra những tranh chấp bạo động, oán ghét,  hận thù ngày càng tăng nhân danh Thiên Chúa và tôn giáo,  Chúng ta biết rằng không có tôn giáo nào thoát khỏi tình trạng ảo vọng cá nhân hay ý thức hệ cực đoan. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chú ý đặc biệt đến mọi loại chủ nghĩa nền tảng, hoặc thuộc tôn giáo hay bất cứ một loại gì khác. Để cho cân bằng thích hợp thì phải chiến đấu tránh bạo động, không đệ nó xâm nhập nhân danh tôn giáo, một ý thức hệ hay một hệ thống kinh tế mà vẫn tôn trọng tự do tôn giáo, tự do phán đoán và tự do cá nhân. Nhưng lại có một cám dỗ khác mà chúng ta phải đặc biệt coi chừng là chủ nghĩa co cụm lại thật đơn giản (simplistic reductionism) chỉ biết có thiện và ác hoặc chỉ có phải và tội. Thế giới đương đại -với những vết thương hở ảnh hưởng đến biết bao nhiêu anh chị em chúng ta- đòi hỏi chúng ta phải đối đầu với mọi hình thức phân cực đang chia rẽ thế giới thành hai phía. Chúng ta biết rằng -trong khi cố gắng thoát khỏi kẻ ngoại thù- chúng ta lại bị cám dỗ nuôi dưỡng kẻ nội thù. Để loại trừ những kẻ chuyên oán ghét, những chúa bạo động và những kẻ sát nhân thì cách tốt nhất là chiếm chỗ của chúng. Đó là điều mà quí vị, là người dân, lại chối bỏ.

     Đáp ứng của chúng ta phải là hy vọng và hàn gắn thay vì hòa bình và công lý. Thế giới đòi hỏi chúng ta lấy hết can đảm và thông minh để giải quyết những khủng khoảng kinh tế và địa dư hiện nay. Ngay cả trong thế giới phát triển, hậu quả của những cấu trúc và hành động bất công tất cả cũng chỉ là bề ngoài. Cố gắng của chúng ta là phải nhắm vào việc bồi đắp hy vọng, nắn cho ngay những sai lầm, giữ vững những cam kết và nhờ đó kích thích sự thịnh vượng của cá nhân và cả dân tộc. Chúng ta phải cùng nhau tiến tới, đồng một lòng, trong tinh thần đổi mới của tình huynh đệ và kết đoàn, cộng tác với nhau một cách quảng đại vì công ích.

Những thách thức hiện nay đòi hỏi chúng ta phải canh tân tinh thần cộng tác đó, nó đã hoàn thành rất tốt qua lịch sử của Hiệp Chủng Quốc. Tính đa dạng, sự trầm trọng và khẩn thiết của những thách đố đó đòi hỏi chúng ta phải lấy ra những nguồn lực và tài năng của mình để giải quyết hầu yểm trợ nhau trong khi vẫn tôn trọng mọi khác biệt và sự xác tín của lương tâm.

 Trên đất nước này, nhiều giáo phái khác nhau đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng và lành mạnh xã hội. Điều quan trọng là ngày nay cũng như quá khứ, tiếng nói của niềm tin cần tiếp tục được lắng nghe, vì đó là tiếng nói của tình huynh đệ và tinh thương yêu; nó nói lên điều tốt đẹp nhất nơi mỗi người và mỗi xã hội. Sự hợp tác như vậy là một nguồn lực đầy sức mạnh trong trận chiến loại bỏ những hình thức nô lệ mới trên thế giới phát sinh ra từ những bất công trầm trọng có thể lướt thắng được chỉ bằng những chính sách và hình thức mới về thỏa hiệp xã hội.

Đến đây, tôi nghĩ đến lịch sử chính trị của Hiệp Chủng Quốc, ở đó nền dân chủ đã được ăn rễ sâu trong tâm trí người dân. Tất cả mọi sinh hoạt chính trị là để phụng sự và khuyến khích tính thiện của con người và dựa trên sự tương kính nhân phẩm của nhau cả nữ giới lẫn nam giới. “Chúng ta giữ sự thật này để minh chứng rằng mọi người đều bình đẳng, và được Tạo Hóa phú bẩm cho những quyền bất khả xâm phạm, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc” (Bản tuyên bố độc lập 4 july 1776). Nếu chính trị thực sự là để phụng sự con người thì nó không thể là nô lệ cho kinh tế và tài chính. Thay vào đó, chính trị là cách biểu lộ những nhu cầu bắt buộc để sống chung, để xây dựng thiện ích chung: cái cộng đồng loại này phải hy sinh những lợi ích đặc biệt để chia sẻ -trong hòa bình và công bằng-  của cải, lợi ích và đời sống xã hội của nó. Tôi không đánh giá thấp cái khó khăn trong việc này, nhưng tôi khuyến khích quí vị cùng cố gắng trong mục đích này.

Đến đây, tôi cũng nghĩ đến cuộc diễn hành của Martin Luther King từ Selma đến Montgomery 50 năm trước đây như là một phần của chiến dịch hoàn thành “giấc mơ” về dân quyền và quyền chính trị của người Mỹ gốc Phi Châu. Chúng tôi, người dân của lục địa này không sợ những người ngoại quốc, bởi vì đa số chúng tôi cũng đã từng là người ngoại quốc. Tôi nói điều này với quí vị với tư cách là một người con của di dân, biết rằng rất nhiều người trong quí vị cũng là con cháu của những người di dân. Buồn thay, quyền của những người ở đây trước chúng ta lại không luôn luôn được tôn trọng. Đối với những dân tộc này và những quốc gia của họ, tôi thành thật xác quyết -từ tâm một người Mỹ dân chủ- lòng ngưỡng mộ và tri ân xâu xa nhất của tôi. Những đụng chạm đầu tiên này thường là ghê gớm và bạo động, nhưng khó có thể xét đoán quá khứ mà dựa vào những tiêu chuận của hiện tại. Ngoài ra khi một kẻ lạ ở giữa chúng ta cầu cứu chúng ta, chúng ta không cần phải nhắc lại những tội và lỗi lầm của họ ở quá khứ. Chúng ta phải giải quyết những chuyện bây giờ để sống một cách cao thượng và công bằng hết sức có thể như chúng ta từng dạy những thế hệ mới là đừng quay lưng lại với những “người hàng xóm” và mọi sự ở chung quanh ta. Tạo dựng một quốc gia đòi hỏi phải chấp nhận một liên đới bền vững với tha nhân, loại bỏ mọi ý nghĩ thù nghịch hầu có thể chấp nhận một thay thế  hỗ tương với một cố gắng bền bỉ để thực thi điều tốt nhất. Tôi tin tưởng chúng ta có thể làm được điều này.

Thế giới chúng ta đang đối diện với một khủng khoảng lớn về tỵ nạn chưa bao giờ thấy từ sau thế chiến II. Nó đặt trước chúng ta một thách đố vô cùng lớn lao và nhiều quyết định nan giải. Ở lục địa này cũng có cả hàng ngàn người phải di chuyển lên phía Bắc để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho những người thân yêu của mình có được những cơ hội to lớn hơn. Đó có phải là điều mà chúng ta mong muốn cho chính con  em của chúng ta không?  Chúng ta đừng để ý đến những con số nhưng hãy coi họ là những con người, coi diện mạo họ và lắng nghe những câu chuyện của họ, cố gắng đáp ứng tốt nhất có thể cho những hoàn cảnh của họ. Đáp ứng theo cung cách con người, công bằng và huynh đệ. Chúng ta cần tránh những cám dỗ của thời đại là loại bỏ bất cứ cái gì coi là phiền toái. Hãy nhớ rằng: “Hãy làm cho người điều gì mà mình muốn người ta làm cho mình” (Mt 7:12).

Luật này chỉ cho chúng ta một hướng đi rất rõ ràng. Hãy đối xử với tha nhân với cùng một tình thương và lòng trắc ẩn như chúng ta muốn được họ đối sử như vậy. Hãy kiếm cho người những điều mà chúng ta đang tìm kiếm cho chính chúng ta. Chúng ta hãy giúp tha nhân lớn mạnh như chúng ta mong ước được như vậy. Nói gọn ra là nếu chúng ta muốn có an toàn thì hãy cho sự an toàn; nếu chúng ta muốn sống, hãy cho sự sống; nếu chúng ta muốn có cơ hội thì hãy ban phát cơ hội. Cái thước chúng ta dùng để đo người thì nó sẽ trở thành cái thước để đo chính chúng ta. Luật này cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm phải bảo vệ và che chở mạng sống con người ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống.

 Xác tín này đã dẫn dắt tôi từ lúc khởi đầu sứ vụ, cố vấn tôi ở mọi mức độ trong việc đòi hủy bỏ tổng quát án tử hình. Tôi cũng xác tín đây là phương cách tốt nhất, bởi vì mọi sự sống đều được thánh hóa, mỗi con người đều được Trời phú bẩm cho một nhân cách bất khả nhượng, và xã hội chỉ có thể hưởng lợi do sự phục hồi của những tội nhân này. Gần đây những giám mục huynh đệ của tôi ở Hoa Kỳ đã lặp lại lời kêu gọi hủy bỏ án tử hình. Không phải tôi yểm trợ họ, nhưng tôi khuyến khích họ xác tín rằng hình phạt công bằng và cần thiết không bao giờ được loại trừ chiều kích của hy vọng và mục đích của phục hồi.

 Trong thời gian này khi mà những quan tâm xã hội coi là quan trọng, thì tôi không thể không nhắc tới người đầy tớ Thiên Chúa là Dorothy Day, vị sáng lập Phong Trào Công Giáo Thợ. Những hoạt động xã hội của bà, lòng say mê công lý và lý do của áp bức của bà đã được cảm hứng bởi Phúc Âm, niềm tin của bà và gương các thánh.

Đã có biết bao nhiêu là tiến triển có được ở phạm vị này trên thế giới! Đã có biết bao nhiêu nhiêu điều làm được trong những năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba này để đem con người thoát khỏi cảnh nghèo đói! Tôi biết rằng quí vị chia sẽ sự xác tín của tôi đang cần còn phải được thực hiện nhiều hơn nữa, và trong thời gian khủng khoảng và kinh tế khó khăn này, tinh thần đoàn kết thế giới không thể bị bỏ lơ. Đồng thời tôi muốn khuyến khích quí vị để ý đến tất cả mọi dân tộc ở chung quanh chúng ta đang mắc trong vòng nghèo khổ. Họ cũng cần phải có hy vọng. Cuộc chiến chống lại cảnh nghèo khổ đói khát cần phải được liên tục và trên nhiều chiến tuyến, nhất là tuyến căn nguyên. Tôi biết rằng nhiều người Hoa Kỳ ngày nay cũng như trong quá khứ đang làm việc gần  chết cho vấn nạn này.

Không cần phải nói, một phần của cố gắng to lớn này là tạo dựng và phân phát sự giàu sang. Dùng những tài nguyên thiên nhiên một cách chính đáng, áp dụng thích hợp kỹ thuật và sử dụng tinh thần xí nhiệp là những yếu tố chính của nền kinh tế đang đổi mới. “Thương mại là một ơn gọi cao quí, trực tiếp tạo nên giàu sang và cải thiện thế giới. Nó có thể là nguồn mạch hoa lợi của thịnh vượng trong phạm vi hoạt động của nó, nhất là  tạo công ăn việc làm là phần chính để gây phúc lợi chung” (Laudato Si, 129). Phúc lợi chung này cũng gồm cả trái đất, đề mục chính của tông thư mà gần đây tôi đã viết để “đi vào đối thoại với tất cà mọi người về phúc lợi chung của chúng ta” (ibid.,3) “Chúng tôi cần đối thoại với tất cả mọi người, bởi vì thách đố về môi trường và những căn rễ của con người mà chúng ta đang trải qua đều ảnh hưởng và liên hệ đến tất cả chúng ta” (ibid., 14).

 Trong Laudato Si’, tôi kêu gọi sự can đảm và cố gắng có trách nhiệm để “tái hướng dẫn những bước đi của chúng ta” (ibid.,61) và tránh những hậu quả tai hại nhất của việc hủy hoại môi trường do sinh hoạt của con người gây nên. Tôi xác tín rằng chúng ta có thể làm được điều khác thường mà tôi chắc chắn là Hiệp Chủng Quốc và Quốc Hội giữ một vai trò quan trọng. Bây giờ là lúc phải can đảm hành động có kế hoạch, để hoàn thành một “nền văn hóa săn sóc”(ibid., 231) và “một tiếp cận trọn vẹn để chống lại nghèo khó, chỉnh đốn nhân phẩm đồng thời bảo vệ thiên nhiên” (ibid.’ 139). “Chúng ta có tự do cần thiết để giới hạn và hướng dẫn kỹ thuật” (ibd.’ 112), “để  phân chia thông minh….trong việc phát triển và giới hạn quyền lực của chúng ta” (ibid.’ 78); và để kỹ thuật “phụng sự các loại thăng tiến khác, một trong những thứ này là y tế, con người hơn, xã hội hơn và trọn vẹn hơn”(ibd.’ 112). Về vấn đề này, tôi tin tưởng rằng những cơ quan nghiên cứu hàn lâm thượng đẳng của Hoa Kỳ có thể góp phần chủ yếu trong những năm sắp tới.

Ở thế kỷ trước, lúc khởi đầu chiến tranh lớn mà Đức Benedicto XVI gọi là “giết người vô lý”, một danh nhân Hoa Kỳ đã sinh ra là thầy dòng Xito Thomas Merton. Thầy là một nguồn cảm hứng linh đạo hướng dẫn rất nhiều người. Thầy viết trong bản tự thuật của thầy: Tôi đã đến thế gian. Vì bản tính tự do và dưới hình ảnh của Thiên Chúa, ngoài ra tôi đã là một tù nhân của chính sự bạo động của tôi và của tính ích kỷ của chính tôi, dưới hình ảnh của thế giới mà tôi sinh ra. Thế giới đó là hình ảnh của hỏa ngục, đầy dẫy những người như tôi, yêu mến Thiên Chúa nhưng lại ghét bỏ người; sinh ra để yêu mến người thay vì sống trong sợ hãi của những con người khát vọng đầy mâu thuẫn và vô vọng”.  Merton vượt lên trên cả con người cầu nguyện, một nhà tư tưởng đã thách thức mọi xác tín của thời đại thầy và mở ra những chân trời mới cho các linh hồn và Giáo Hội. Thầy cũng là một người của đối thoại, một cổ động viên hòa bình giữa các dân tộc và tôn giáo.

 Từ viễn tượng đối thoại đó, tôi muốn xác nhận những cố gắng đã có được trong những tháng gần đây để vượt qua những khác biệt lịch sử có liên quan đến những giai đoạn ở quá khứ. Đó là bổn phận của tôi để xây những nhịp cầu và giúp mọi người cả nam lẫn nữ, bằng bất cứ một phương cách nào có thể, cùng nhau làm như vậy. Khi có những quốc gia không chấp nhận đối thoại -cuộc đối thoại đã bị đứt đoạn vì những lý do hợp pháp nhất- thì những cơ hội mới cần phải mở ra cho tất cả mọi người. Điều này đã và đang đòi hỏi can đảm và mạo hiểm, nó không giống như là một trách nhiệm. Nhà lãnh đạo chính trị giỏi là một người, với tất cả những lợi hại có trong đầu, phải nắm lấy cơ hội với tinh thần rộng mở và thực tế. Nhà lãnh đạo chính trị giỏi thì luôn luôn thích khơi động các phương cách hơn là ngồi không chờ đợi (cf. Evangelii Gaudium, 222-223).

Công việc của đối thoại và hòa bình cũng có nghĩa là xác định thực sự để giảm thiểu, và trong hạn kỳ dài, phải kết thúc những bất đồng quân sự trên thế giới. Ở đây, chúng ta phải tự hỏi: Tại sao những khí giới chết người lại được bán cho những kẻ đang âm mưu gây đau khổ thầm kín cho cả cá nhân và xã hội? Buồn thay câu trả lời -như chúng ta biết- lại đơn giản chỉ vì tiền. Tiền thấm trong máu, thường là của những người vô tội. Trước sự yên lặng tội lỗi và xấu hổ này, bổn phận của chúng ta là phải đối đầu với vấn đề này và ngăn chặn buôn bán khí giới.

 Bốn người con của đất nước Hiệp Chủng Quốc này, bốn cá nhân và bốn ước mơ: Lincoln của tự do; Martin Luther King của tự do đa nguyên không một ngoại trừ; Dorothy Day của công bằng xã hội và quyền con người; Thomas Merton của đối thoại và rộng mở với Thiên Chúa.

 Thưa quí vị đại biểu nhân dân Hoa Kỳ,

 Tôi sẽ kết thúc cuộc thăm viếng quí quốc ở Philadelphia, ở đó tôi sẽ tham dự cuộc họp các gia đình thế giới. Đây là ước vọng của tôi, qua cuộc viếng thăm này- gia đình phải là đề mục được tái diễn. Gia đình quả là thiết yếu biết bao để xây dựng quốc gia này! Và quí giá biết mấy tôi được yểm trợ và khuyến khích quí quốc! Tuy nhiên tôi không thể che dấu được nỗi ưu tư cuả tôi về gia đình đang bị đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài mà có lẽ trước đây chưa bao giờ có. Mối liên hệ căn bản đang được đặt thành một vấn nạn, một vấn đề rất căn bản của hôn nhân và gia đình. Tôi chỉ có thể nhắc lại sự quan trong của nó, và trên tất cả, là sự phong phú và vẻ đẹp huy hoàng của đời sống gia đình.

Đặc biệt, tôi muốn lưu ý quí vị nghĩ đến thành phần của những gia đình, những người trẻ khốn cùng nhất. Tương lai của đa số chúng thì đầy dẫy những bất trắc không thể đếm được, nhiều em khác thì hình như mất định hướng và không mục đích, bị thẩy vào một mê lộ vô vọng đầy bạo động, ngược đải và tuyệt vọng. Những vấn đề này của chúng cũng là của chúng ta. Chúng ta không thể lẩn tránh chúng được. Chúng ta cần phải cùng nhau đối diện với chúng, bàn luận về chúng và tìm ra những giải pháp có hiệu quả hơn là chỉ mải mê thảo luận suông. Cái nguy hiểm của việc quá đơn giản vấn đề khi chúng ta nói rằng chúng ta sống trong một nền văn hóa buộc giới trẻ không lập gia đình vì chúng không có khả thi tạo lập tương lai. Nhưng cùng một nền văn hóa đó lại giúp những em khác với rất nhiểu chọn lựa đã khuyến khích chúng lập gia đình.

Một quốc gia có thể coi là vĩ đại khi nó bảo vệ tự do như một TT Lincoln đã làm; khi nó cưu mang một nền văn hóa khả dĩ giúp người dân đạt được “giấc mơ” với đầy đủ quyền lợi cho những người anh em huynh đệ của nó như một Martin Luther King; khi nó tranh đấu cho công bằng và những kẻ bị áp bức như một Dorothy Day đã làm không biết mệt mỏi; khi niềm tin của một Thomas Merton đã đem lại kết quả giúp cho đối thoại và gieo hạt giống hòa bình theo lối chiêm nghiệm.

Trong bài nói chuyện này, tôi phải nói lên tính phong phú của nền văn hóa của nhân dân Hiệp Chủng Quốc. Ước vọng của tôi là tinh thần văn hóa này tiếp tục phát triển lớn mạnh để có thật nhiều người trẻ hết sức có thể thừa hưởng nó và định cư trên phần đất mà rất nhiều người mơ ước.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Mỹ Quốc!

NB- Vì có vài chỗ nghe không được rõ nên người dịch phải phỏng đoán. Nhưng nghĩ rằng nó sẽ không ngược nghĩa.

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Pope-2

Đức Thánh Cha Francis di chuyển chiếx xe nhỏ hiệu Fiat.

Pope-3

Pope-4

Đức Thánh Cha Francis tại Hoa Kỳ.

Pope-5

27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16056)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16368)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14258)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16214)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17597)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15697)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15777)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15701)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14460)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14614)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14642)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14742)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14103)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14132)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15137)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14928)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.