Ông Trương Tấn Sang: "Chấp nhận những điểm khác nhau" / Ht Quảng Độ: "GHPGVNTN không phải là kẻ thù của VNCS"

04 Tháng Chín 20151:24 SA(Xem: 18948)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 04 SEP 2015

'Khác biệt nhưng không trái lợi ích chung'

image020

Đã có hơn 30.000 người tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh hôm 2/9 tại Hà Nội.

Trong diễn văn ở buổi lễ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi "xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước."

Ông cũng nói Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông.

Hồi tháng Tư, Việt Nam đã đánh dấu 40 năm ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam./

BBC 02/9/15

++++++++++++++++++++++++++++++++

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 10 AUG 2015

Tuyên bố của HT Thích Quảng Độ

image021

Ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động đến Thanh Minh Thiền Viện vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ

PARIS, ngày 6.8.2015 (PTTPGQT) - Hôm qua, thứ tư ngày 5-8, ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động đã đến Thanh Minh Thiền Viện vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ vào lúc 11 giờ sáng..

Tháp tùng Thứ trưởng còn có bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, ông Rodney Hunter, Phụ tá đặc biệt của Thứ trưởng, và ông Charles R Sellers, Tham tán Chính trị toà Tổng Lãnh sự.


Trong cuộc điện đàm sáng hôm nay, Đức Tăng Thống cho ông Võ Văn Ái biết rằng cuộc gặp gỡ rất thân mật và cởi mở trên một tiếng đồng hồ.

Đức Tăng Thống dặn không tiết lộ hết mọi diều, tuy nhiên đại quan, Ngài trình bày một số vấn đề liên quan đến Việt Nam kể cả việc vi phạm tự do tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản, vấn đề giao thương, phát triển và dân chủ hoá Việt Nam. Riêng bản thân Ngài tiếp tục bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện với sự kiểm soát thường trực của những mật vụ khá lộ liễu (“not-so-secret Police”).

Trong phần nhận xét, Đức Tăng Thống cho biết lý do nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN) là vì họ sợ không thể kiểm soát khối quần chúng Phật giáo. Thế nhưng chính sách này đã thất bại, bởi vì “Phật giáo có lịch sử 2000 năm trên đất nước này. Phật giáo đã thành một phần máu thịt với tâm lý, văn hoá và bản sắc của nhân dân. Phật giáo đã hiện hữu từ lâu trước chế độ Cộng sản, và Phật giáo còn tồn tại cả sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ”.

 
Đức Tăng Thống cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản. Bởi vì “Chúng tôi yêu quê hương Việt (…) nếu chúng tôi đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp và tự do lập hội, không phải vì chúng tôi là “thế lực xấu” muốn phá hoại chính quyền, mà bởi vì chúng tôi mang niềm tin tưởng nhân quyền là dụng cụ để xây dựng một xã hội thịnh vượng và âu lo cho con người, căn cứ trên pháp quyền và sự tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi tin rằng ai cũng có quyền tham dự để định hướng số phận mình cũng như tương lai của xứ sở”.

Đức Tăng Thống chào đón sự thắt chặt mối bang giao Mỹ Việt, nhưng Ngài mong mỏi Thứ trưởng Tom Malinowski tiếp tục xem nhân quyền như nền tảng của sự bang giao hai nước : “Đây là sức mạnh đòn bầy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này”.

Nhân cuộc gặp gỡ, Đức Tăng Thống đã trao cho Phái đoàn Hoa Kỳ tài liệu “The situation of the Unified Buddhist Church of Vietnam – Tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, và hai trang Nhận xét của Đức Tăng Thống, cùng lời đề xuất Hoa Kỳ giúp đỡ cho tiếng nói dân chủ và Nhân quyền Việt Nam, cũng như quan tâm tới các tôn giáo tại Việt Nam, mà GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng.

Một sự kiện không mấy vui, là Đức Tăng Thống gọi Cư sĩ Lê Công Cầu, Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo, vào Saigon phụ tá Ngài trong việc đón tiếp Phái đoàn Hoa Kỳ. Thế nhưng Công an Huế đã bao vây, canh gác nơi Cư sĩ cư trú, ra lệnh cấm không cho Cư sĩ rời Huế trong hai ngày 4 và 5 tháng 8. Lấy lý do là “Chúng tôi không muốn ông gặp Phái đoàn Hoa Kỳ”. Cư sĩ Lê Công Cầu đã viết văn thư báo động sự cư xử bất hợp pháp này gửi ông Đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp./

11 Tháng Mười 2016(Xem: 15095)
Bốn tuần trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton tự tin tiếp tục tranh cử, trong khi đó, đảng Cộng Hòa dường như đã từ bỏ mọi hy vọng nhà tỉ phú Donald Trump chinh phục được Bạch Cung.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14999)
Nạn nhân Formosa đã nhận được tiền chưa? Bài của nhà báo Michael Peel từ Bangkok hôm 06/10/2016 trích nguồn từ Formosa nói họ đã "trả cho chính quyền Việt Nam 500 triệu USD hồi tháng trước nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời câu hỏi họ đã nhận được chưa và tiền sẽ được dùng vào việc gì".
09 Tháng Mười 2016(Xem: 15193)
Bà Melania nói chồng bà có "trái tim và tinh thần của một nhà lãnh đạo".
06 Tháng Mười 2016(Xem: 14655)
Đúng như tiết lộ hồi đầu tuần của truyền thông Mỹ, Nga đã triển khai tên lửa phòng không S-300 tại Syria.
02 Tháng Mười 2016(Xem: 15603)
South China Morning Post ngày 1/10 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thăm chính thức Trung Quốc trong tháng này, động thái có thể "vẽ lại các liên minh ở Đông Nam Á".
29 Tháng Chín 2016(Xem: 17921)
Ủy ban nhà nước đặc biệt của Thái Lan đã ấn định khoản tiền phạt cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra vì thiếu trách nhiệm với công việc. Số tiền phạt là 35,7 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD).
27 Tháng Chín 2016(Xem: 15044)
Không ngăn cản được Nga và Syria mở các cuộc oanh kích nhằm giành lại một vị trí chiến lược tại Aleppo mà quân nổi dậy chiếm được từ quân đội Syria, phương Tây đã tấn công Nga trên mặt trận ngoại giao tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 14735)
Ông Abramowitz gọi phần tranh luận của bà Clinton là "bình tĩnh, điềm nhiên" và nói rằng bà đã" có thể nói về nhiều vấn đề." Ông mô tả ông Trump là "khá khoa trương và hời hợt. Tôi nghĩ ông ấy gặp rất nhiều rắc rối về vấn đề chủng tộc và giới tính."
26 Tháng Chín 2016(Xem: 15239)
"Gần 7.000 phóng viên quốc tế được cấp giấy phép đến đại học Hofstra đưa tin. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của báo giới đối với cuộc tranh luận tối nay giữa Hillary Clinton và Donald Trump. Giới chuyên gia chờ đợi tối nay sẽ có khoảng 100 triệu khán giả theo dõi sự kiện này ”.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 20729)
* Nguyên TT Dũng sẽ đi "diễn thuyết" chứ không làm "giảng viên". Ông Dũng sẽ "diễn thuyết" về Trần Văn Giàu ở Nam kỳ Lục tỉnh? * Phó bí thư, Chủ tịch Tp. Sàigon tổ chức "dấu ấn" Trần văn Giàu. - TT: Trần Văn Giàu thử thách khắc nghiệt. - Dấu ấn Trần Văn Giàu gắn bó với lịch sử cách mạng Sài Gòn. - VH: Có hay không Trần Văn Giàu và chủ thuyết "Nam kỳ tự trị " trong Liên bang Đông Dương? - Trần Văn Giàu "không khâm tuân" Bắc bộ phủ. - Khi nào Việt Nam trở thành liên bang? - Trích đạon Hồi ký Trần Văn Giàu (1940-1945). - Cờ Vàng Sao đỏ Thanh niên tiền phong.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 15285)
Ngoài việc lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mới đây của Bắc Triều Tiên, hai ông Biden và Abe còn đồng ý «tăng cường hợp tác trên các vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông»
22 Tháng Chín 2016(Xem: 16399)
Ngón chơi của chính trị gia quốc tế Duterte - Bộ trưởng Thương mại Philipines xác nhận rằng sau chuyến thăm Việt Nam, ông Duterte sẽ công du Nhật, có thể là trong tháng 10. - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết, việc mua các thiết bị quân sự và công nghệ hiện đại từ Nga sẽ giúp nước này đảm bảo an ninh trên biển.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15315)
Liên tục chọc giận Mỹ nhưng Tổng thống Duterte lại luôn nhận được phản ứng ôn hòa của Washington, bởi đằng sau là một nguyên nhân giúp ông “chơi dao nhưng không đứt tay”.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15456)
“Tôi đã đọc bản chỉ trích của EU đối với tôi. Tôi sẽ nói với họ rằng ‘mẹ chúng mày chứ. Chúng mày đang làm việc đó để chuộc tội cho tội lỗi của chính chúng mày'”.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 17053)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17409)
Hậu chấn PCA: