TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ý

30 Tháng Bảy 201511:57 CH(Xem: 26524)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 31 JULY 2015

 image049image051

Bản đồ Bán đảo Đông Dương thuộc Pháp

 

Vài hình ảnh trích từ Blog của Nhân:

Tonkin, Annam, Cochichine xưa gồm những khu vực nào? Tên một số địa danh được viết theo kiểu của người Pháp ra sao? Đường sắt xuyên Việt thời kì đầu hình thành từ những đoạn nào? Các bức bưu ảnh dưới đây cung cấp kiến thức cơ bản về những điều này.

Tonkin - Bắc Bộ

image053
L'An Nam - Trung Bộ

image054

La Cochichine - Nam Bộ

 image056

Laos

image058
Cambodge
image060

++++++++++++++++++++++++++++++++++

TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ý

Ts Trần Công Trục

28/07/15

 (GDVN) - Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những “là bài chính trị bản đồ”, mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy.

LTS: Xung quanh những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia và quá trình đàm phán, phân giới cắm mốc giữa hai nước ông nói trước cuộc họp Nội các hôm Thứ Sáu 24/7, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có một vài lời bình luận xin trân trọng gửi đến độc giả.

image061

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.


Là người đã tham gia đoàn đàm phán về biên giới với Campuchia ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi cho rằng Thủ tướng Hun Sen đã nói đúng sự thật về việc Campuchia cạo sửa bản đồ trước khi đàm phán với Việt Nam: “Tôi không làm gì sai về điều này. Khi các cán bộ có thẩm quyền của Campuchia nhận được chỉ thị của Hoàng thân Norodom Sihanouk năm 1964, họ đã chỉnh sửa bản đồ của Campuchia, lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi."

Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen đã phản ánh đúng thực tế của quá trình nghiên cứu, lựa chọn các mảnh bản đồ bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in trước năm 1954 do 2 đoàn đàm phán cấp chuyên viên về biên giới Việt Nam và Campuchia thực hiện ngay từ khi hai bên đồng ý tiến hang đàm phán về biên giới.

Cụ thể là, phía Campuchia đã đưa ra 26 mảnh bản đồ dọc tuyến biên giới đã được cắt dán thành 3 mảnh lớn, trên đó có cạo sửa 9 khu vực, lớn nhất là khu vực Bu - phơ - răng. Phía Việt Nam đã kiểm tra 3 mảnh bản đồ lớn này và đã phát hiện chỉ có 5 mảnh là của Sở Địa dư Đông Dương in, 5 mảnh không xác định được Cơ quan in vì bị cắt dán, 16 mảnh do Campuchia in và tái bản.

Những mảnh bản đồ bonne bị cạo sửa là: 156w- 172w- 192w-201e- 219e-219w -218e. Việt Nam đã thẳng thắn trao đối với phía Campuchia về những phát hiện này, phía Campuchia cũng đã phải thừa nhận và cuối cùng hai bên đã thống nhất lựa chọn được 26 mảnh bản đồ bonne gốc để đính kèm Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983.

Từ tình hình nói trên cho thấy, thực chất của những mảnh bản đồ mà một số nhân vật thuộc đảng phái đối lập Campuchia CNRP đang sử dụng chỉ có thể là những mảnh bản đồ bị cạo sửa theo lệnh của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Vì vậy, có thể nói đó chỉ là những “lá bài chính trị" trong ván cờ quyền lực đang diễn ra hết sức khốc liệt ở Campuchia.

Chính Thủ tướng Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những “là bài chính trị bản đồ”, mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy của những chính khách bản lĩnh mà chỉ là những lời phân bua, thanh minh đầy cảm xúc trước tình thế chính trị hiện nay của Campuchia.

Liên quan đế chủ quyền các đảo bao gồm Phú Quốc, thậm chí cả đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen nói: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, ViệtNam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Phát biểu này nếu quả đúng là do chính miệng ông Hun Sen nói ra thì phải chăng đây là một sự né tránh bị động trước sức ép của phe đối lập kích động cử tri chĩa mũi nhọn vào đảng cầm quyền CPP hiện nay? Hay đây lại là cách thức mà Thủ tướng Campuchia buộc phải sử dụng để làm “hài lòng” cho những thế lực đang áp dụng mọi thủ đoạn để hạ bệ ông? Hoặc phải chăng lời nói ấy xuất phát từ nhận thức theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy tại Campuchia?

Để trả lời những câu hỏi này không đơn giản một vài câu là xong, xin vui lòng đón đọc phần bình luận tiếp theo để thấy rõ quá trình xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như việc phân định chủ quyền các đảo và vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia một cách công khai, minh bạch, hợp pháp.

 Ts Trần Công Trục

Campuchia liệu có thể là trung gian hòa giải tranh chấp Biển Đông

29/7/2015

Campuchia tuyên bố muốn làm trung gian hòa giải tranh chấp Biển Đông, nhưng những hành động và phát biểu của Phnom Penh vẫn khiến các quốc gia khác nghi ngờ về khả năng gánh vác vai trò này.

 

image062

Trung Quốc từ tuần trước tập trận 10 ngày ở Biển Đông. Ảnh: Xinhua


Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tuần trước nói rằng Campuchia sẽ tiếp tục theo đuổi vị trí là trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

"Campuchia muốn làm trung gian để giảm bớt không khí căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc, vì chúng tôi lo ngại rằng sẽ không đạt được giải pháp nếu không đối thoại với nhau", VOA dẫn lời ông Hor Namhong, nói.

Vai trò nặng gánh

Đối với những người theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Biển Đông và Đông Nam Á, thì lời đề nghị làm trung gian hòa giải của Campuchia, nước không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, khá lạ lùng. 

Trung gian hòa giải là một vai trò khá nặng gánh, kể cả đối với các quốc gia có tiềm lực hơn như Indonesia, nước đã tiến hành các cuộc hội thảo không chính thức về vấn đề này từ những năm 1990. Nhà phân tích chính trị Sok Touch, tại Đại học Khemarak, Campuchia cho rằng Phnom Penh có ảnh hưởng chính trị nhỏ trong khu vực. So với Indonesia, Campuchia dường như không phải là ứng viên mạnh mẽ cho vai trò này.

Hơn nữa, theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về Đông Nam Á của Diplomat, việc ASEAN và Trung Quốc không đạt được tiến bộ ngoại giao trong tranh chấp ở Biển Đông chưa bao giờ là vì nguyên nhân "thiếu đối thoại với nhau", như lời của Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Vấn đề thực sự, được giới quan sát công nhận, là Trung Quốc còn trì hoãn trên lộ trình để đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông. COC sẽ hạn chế hành vi của Trung Quốc tại thời điểm nước này đang ráo riết thực hiện chiến lược thay đổi thực địa, trong đó có việc bồi đắp và cải tạo trên các bãi đá ở Biển Đông. Trong khi đó, đa phần các nước ASEAN đều bày tỏ mong muốn sớm đạt được COC.

Parameswaran cho rằng Trung Quốc còn có một số động thái để chia rẽ ASEAN, làm suy yếu sự đoàn kết của khối trong việc tiến tới các giải pháp mang tính xây dựng. Bắc Kinh sử dụng các dự án kinh tế để "tấn công quyến rũ" một số nước trong khu vực, khiến họ phân tâm khỏi tranh chấp Biển Đông, nhằm khiến ASEAN khó đạt được đồng thuận về vấn đề này.

Theo Parameswaran, Bộ trưởng Hor Namhong hẳn phải hiểu rõ điều này hơn ai hết. Ông là người chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012, khi Campuchia là chủ tịch ASEAN. Tại sự kiện này, Campuchia tuyên bố rằng các nước đã nhất trí không "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông, tương tự như lập trường của Trung Quốc là việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông chỉ nên diễn ra song phương, giữa các bên đòi chủ quyền. Tuy nhiên, Philippines bác bỏ điều đó. Điều này khiến ASEAN không thể đạt được đồng thuận và lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung trong 45 năm.

Các tuyên bố sau đó của Campuchia cũng khó có thể làm các nước ASEAN yên lòng. Thủ tướng Hun Sen hồi tháng ba phát biểu rằng tranh chấp Biển Đông chỉ là vấn đề giữa các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn và Trung Quốc, chứ không ảnh hưởng đến toàn bộ khối ASEAN. Bình luận của ông Hun Sen được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc ngày càng được thắt chặt. Bắc Kinh là bên viện trợ quốc phòng và đầu tư kinh tế lớn cho Campuchia. Giới phân tích cho rằng, mối quan hệ gần gũi giữa hai nước có thể khiến ASEAN khó thống nhất về vấn đề Biển Đông.

Chứng minh bằng hành động

Với những điều kể trên, khó có thể tưởng tượng Campuchia có khả năng đảm đương vai trò là trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, nếu muốn đóng góp cho việc này,  Phnom Penh có thể thực hiện một vài bước đi nhỏ, theo Parameswaran. Đầu tiên, Campuchia có thể tham gia nhiều hơn cùng các đối tác ASEAN, công khai thừa nhận thực tế rằng vấn đề Biển Đông có tác động đến toàn khu vực, và do đó đòi hỏi khu vực phải có phản ứng về vấn đề này.

Thứ hai, nước này có thể chứng minh bằng hành động với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế rằng quan hệ của Phnom Penh với Bắc Kinh không ảnh hưởng đến sự đoàn kết của ASEAN. Ví dụ, các quan chức Campuchia nên kêu gọi thúc đẩy để sớm đạt được COC, và sử dụng một số cuộc họp của họ với Trung Quốc để làm như vậy.

Thay vì tiến tới vị trí quá tham vọng là trung gian hòa giải, nếu thực hiện những bước đi này, Phnom Penh sẽ tiến xa hơn trong việc khôi phục uy tín và thuyết phục các nhà quan sát rằng nước này đang tích cực xúc tiến giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Phương Vũ
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17977)
"Trong nội dung đăng tải đầu tiên của mình, Obama nói rằng ông muốn nơi này là "một nơi chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện thực sự về những vấn đề quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta, một nơi mà các bạn có thể nghe trực tiếp từ tôi, và chia sẻ những suy nghĩ và những câu chuyện của riêng bạn."
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17929)
- "Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.” - "Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18141)
"Loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này"..." Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm". "Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18224)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18127)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16795)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17324)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18078)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18597)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17473)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17426)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17895)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 20041)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17450)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17526)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19677)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19469)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".