Làm "hàng giả 7/11 bãi đảo chủ quyền" gần xong, Bắc Kinh mời ASEAN họp bàn COC Biển Đông

26 Tháng Bảy 201511:09 CH(Xem: 18590)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 27 JULY 2015
 image007
7/11 "hàng giả đảo chủ quyền" Trung Quốc sẽ hoàn tất trong năm 2015 và các đảo tham vọng khác:

1. Su Bi (2014); 2. Ga Ven (2014); 3. Chữ Thập (2014); 4. Châu Viên (2014); 5. Gạc Ma (1988); 6. Tư Nghĩa (2014); 7. Bãi Vành Khăn (2014);

8. Bãi Scarborough (2012) 9. Bãi Cỏ Mây; 10. Bãi Trăng Khuyết; 11. Bãi Cỏ Rong; ... (Những đảo, bãi đá, rạn san hô này rất gần bờ biển Palawan, Manila). Hải đồ của Văn Hóa map.
image006
Trong số 7 căn cứ hỏa lực các đảo TQ chiếm hữu sắp hoàn tất, đảo Chữ Thập có vị trí quân sự chiến lược tối quan trọng đối với tầm hoạt động của không quân và vũ khí hiện nay; nó nằm giữa biển Trường Sa so với bờ biển Việt Nam (Sàigon) và Philippines (Palawan).

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc và ASEAN bàn về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Anh Vũ

 Tàu hải giám của Trung Quốc trên Biển Đông (DR)
image008
Hôm 25/07/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo quan chức ngoại giao 10 nước ASEAN và Trung Quốc vào ngày 29/7 tới đây sẽ gặp nhau tại Thiên Tân để bàn về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC).

Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân sẽ dẫn đầu đoàn Trung Quốc hội đàm với đại diện các nước ASEAN về các vấn đề triển khai Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông ( DOC), các hợp tác hoạt động hàng hải và về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC). Ngoài ra không có thêm chi tiết nào về phiên họp được đưa ra.

ASEAN và Trung Quốc mới ký được Tuyên bố ứng xử Biển Đông vào năm 2002, một văn kiện cam kết ngoại giao không có ràng buộc pháp lý. Từ đó đến nay các bên đã nhiều lần họp với nhau để bàn về việc triển khai tuyên bố này và hướng tới việc xây dựng một bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

ASEAN nói chung và đặc biệt các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông đều mong muốn sớm có được bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Đây là một văn kiện có tính pháp lý rõ ràng hơn đã được các nước ASEAN đề xuất từ những lo ngại về đòi hỏi chủ quyền quá đáng cũng như những hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên các cuộc đàm phán đến nay vẫn chưa đem lại kết quả cụ thể nào do thái độ lừng chừng thiếu thiện chí của Bắc Kinh.

Thời gian gần đây tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn với những hoạt động của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng các đảo có tranh chấp trên Biển Đông. Hoa Kỳ, Nhật Bản đặc biệt lo ngại Trung Quốc đang biến các đảo tranh chấp trong vùng Biển Đông thành những tiền đồn quân sự nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển có tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng này.

ASEAN cũng như Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều nhận thấy việc đạt được một bộ quy tác ứng xử có tính ràng buộc pháp lý sẽ giúp các nước giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tránh được nguy cơ xung đột, góp phần duy trì sự ổn địn trong khu vực./ (RFI 25-07-2015)