Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đi Trung Quốc liên quan gì đến Việt Nam?

09 Tháng Bảy 201511:36 CH(Xem: 23170)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 10  JULY 2015

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đi Trung Quốc liên quan gì đến Việt Nam?

(GDVN) - 23 viên tướng do ông Tea Banh dẫn đầu có mặt tại Bắc Kinh trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ gây ấn tượng mạnh hơn là sự trùng hợp.
blank
Ông Tea Banh tiếp Hứa Kỳ Lượng trong một chuyến thăm đến Phnom Penh. Ảnh: Khmer Times.

The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?

Ông Tea Banh dẫn theo 23 tướng quân sự và an ninh cấp cao thăm Trung Quốc 5 ngày bắt đầu từ ngày 8/7. Trong khi cả Bắc Kinh và Phnom Penh đều nhấn mạnh rằng chuyến thăm này là "thói quen", "thông lệ", nhưng những sự kiện gần đây cũng như những chi tiết cụ thể của chuyến thăm có thể đáng chú ý nhiều hơn.

Bản thân ông Tea Banh nói với The Cambodia Daily rằng đó chỉ là chuyến thăm "không có gì lớn", phát ngôn viên quân đội Campuchia nói với báo giới đây là hoạt động thường xuyên mỗi năm một lần. Báo chí Trung Quốc thì viết rất ít về chương trình nghị sự, ngoài việc chuyến thăm này được thiết kế để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương", Tea Banh gặp các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc và thăm một số cơ quan chủ chốt của Bộ Quốc phòng nước chủ nhà.

Đối với một số người, thật khó tin khi 24 viên tướng Campuchia từ Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân, Không quân cho đến Cảnh sát quân sự quốc gia đi Bắc Kinh chỉ để "thúc đẩy hữu nghị". Quy mô phái đoàn này cho thấy chuyến thăm được thiết kế để làm một số vấn đề lớn trong khi đang xảy ra những biến động không nhỏ lúc này, The Diplomat bình luận.

Bất kể bản chất chuyến thăm này là gì cũng nhận được sự quan tâm lớn bởi nó diễn ra chỉ vài ngày sau các cuộc va chạm ở biên giới Campuchia - Việt Nam cuối tháng 6 (CNRP kích động cái gọi là) chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. CNRP cáo buộc đảng cầm quyền CPP đứng đầu là Thủ tướng Hun Sen "sử dụng bản đồ được vẽ bởi Việt Nam để đàm phán biên giới với Việt Nam".

Ông Hun Sen đã gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon xin mượn lại bản đồ Hiến pháp do Sở Địa dư Đông Dương thời Pháp xuất bản trước năm 1955 mà ông Norodom Sihanouk đã nộp cho Liên Hợp Quốc năm 1964 để đối chiếu. Ủy ban Biên giới Chính phủ hai nước vừa tổ chức một cuộc họp 3 ngày và kết thúc hôm qua.
blank
Ông Thường Vạn Toàn đón ông Tea Banh.

Với những diễn biến này, ông Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu đi Bắc Kinh là một sự đảo ngược "có thể hiểu được", The Diplomat bình luận. Trung Quốc là nhà viện trợ quân sự và tài chính lớn nhất của Campuchia, quan hệ quốc phòng 2 nước đã được tăng cường trong vài năm qua. Trong khi đó quan hệ Trung - Việt trở nên căng thẳng và ảnh hưởng đến tam giác trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung.

The Diplomat cho rằng, 23 viên tướng do ông Tea Banh dẫn đầu có mặt tại Bắc Kinh trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ gây ấn tượng mạnh hơn là sự trùng hợp. Mặc dù các quan chức Trung Quốc hay Campuchia không công khai nhắc tới biên giới Việt Nam - Campuchia trong chuyến đi này, nhưng vẫn có những dấu hiệu gián tiếp cho thấy sự liên quan nếu ai đó quan tâm tìm kiếm nó.

Ví dụ sau khi ông Tea Banh hội đàm với Thường Vạn Toàn, hội kiến Hứa Kỳ Lượng, Campuchia và Trung Quốc cam kết cải thiện hợp tác quân sự và "tiếp tục hỗ trợ nhau trong các vấn đề chủ yếu liên quan đến lợi ích cốt lõi". Cụm từ "lợi ích cốt lõi" trong trường hợp này thường được dùng một cách quá mức và gây tranh cãi về sự thay đổi của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó phần lớn có sự hỗ trợ từ Campuchia.

Điểm nhấn nữa đáng chú ý là sự nhấn mạnh hỗ trợ các lợi ích cốt lõi "của nhau". Trong khi người ta có thể tranh luận về lợi ích quốc gia bao gồm những gì, thì vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (theo cách hiểu sai lầm của một số người Campuchia) là yếu tố đáng kể trong các vấn đề biên giới với Việt Nam đang diễn ra chắc chắn là một trong số các "lợi ích cốt lõi" vừa đề cập.

Tân Hoa Xã ngày 9/7 nói rằng Trung Quốc và Campuchia tuyên bố sẽ nâng cao hợp tác quân sự, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi. Hứa Kỳ Lượng - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương khi tiếp ông Tea Banh đã nói, hai bên đã hỗ trợ nhau trong các vấn đề "chủ quyền, an ninh và phát triển", hy vọng hai nước tăng cường hợp tác đối phó với "những thách thức".

Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thì bình luận rằng quan hệ hợp tác quân sự Trung Quốc - Campuchia đang ở thời kỳ "tốt nhất từ trước đến nay" với sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế - an ninh cùng thắng.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã phân tích về yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam mà chúng ta cần cảnh giác, mời quý độc giả quan tâm theo dõi TẠI ĐÂY.

Hồng Thủy 10/07/15 06:57
21 Tháng Tám 2016(Xem: 20296)
Tổng thống Mỹ sẽ đến Lào sau khi tham dự thượng đỉnh khối G20 tại Hàng Châu (Hangzhou), Trung Quốc trong hai ngày 04 và 05/09/16.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14871)
"Kể lại với kênh NBC, Lochte cho biết rằng những tên cướp giả danh cảnh sát đã “dí súng vào đầu” anh rồi sau đó lấy ví nhưng “bỏ lại điện thoại di động và thẻ vận động viên” của anh".
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15103)
Ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines vừa châm ngòi một cuộc tranh cãi với Mỹ sau khi xúc phạm đại sứ Mỹ là người đồng tính và gọi ông này là "con của mụ điếm".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15024)
Không quân Nga và Syria tấn công các đoàn xe chở quân nổi dậy vào thành phố Aleppo; IS khẩn cấp vận chuyển hồ sơ, tài liệu từ thành phố Mosul của Iraq tới Raqqa, Syria; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về vấn đề giải quyết xung đột cho Syria...........
08 Tháng Tám 2016(Xem: 19198)
"Đại án thế kỷ" ở Vũng Áng Lời Tòa Soạn: "Rất nhiều chuyên gia đã tốn giấy mực phân tích, đánh giá, truy cứu nguyên nhân cội rễ của "đại án" đầu tư xây dựng Nhà máy thép Formosa Vũng Áng. Văn Hóa trân trọng giới thiệu loạt bài đầy đủ của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về vụ Formosa trên tinh thần khách quan cầu thị; kính mời quý bạn đọc theo dõi". (VH)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 16262)
"Úc sẽ đưa khí tài quân sự và binh sĩ đến Biển Đông để theo dõi Nga và Trung Quốc tập trận chung vào tháng 9 tới".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15441)
"Với 94% số phiếu bầu sau kỳ bỏ phiếu ở cấp địa phương, đảng cầm quyền để mất khu vực quan trọng là Vịnh Nelson Mandela vào tay đối thủ Liên minh Dân chủ (DA)".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15088)
"Singapore sẽ là nơi hoá giải tranh chấp lợi ích Mỹ - Trung tại Châu Á – Thái Bình Dương và bến đậu Singapore sẽ tấp nập hơn những con thuyền lợi ích".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15422)
"Ngày 6/8, hãng tin RT cho biết một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Algerie đang di chuyển từ Algerie tới Marseille, Pháp, đã phát đi thông báo khẩn cấp trước khi biến mất khỏi màn hình radar".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14678)
"Kết quả thăm dò của đài CNN/ORC được công bố hôm 1-8 cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 9 điểm với 52%/43%. Cũng trong cuộc khảo sát, bà Clinton đang ở vị trí dẫn đầu cuộc đua so với 3 đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump, ứng viên Đảng Tự do Gary Johnson và Đảng Xanh Jill Stein với tỉ lệ lần lượt là 45%, 37%, 9% và 5%".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 15219)
"Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với hãng tin Reuters rằng “Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng”, và rằng “chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 14876)
"Vài ngày sau khi Tòa ra phán quyết, tập đoàn viễn thông China Telecommunications Corp – một trong công ty lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này – quyết định triển khai dịch vụ internet 4G tại 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh đang kiểm soát ở Trường Sa. Một tập đoàn viễn thông lớn khác cũng chuẩn bị một kế hoạch tương tự. "Trung Quốc cũng đang cho xây dựng bốn bến cảng tại khu vực này, để chuẩn bị đón đến 2 triệu khách du lịch một năm".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14895)
"Với phóng sự điều tra của đài truyền hình Úc vừa qua, bộ trưởng Tư Pháp Lãnh thổ Phương Bắc Northern Territory bị bãi chức".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14521)
"Tình trạng khẩn cấp ở Pháp trên nguyên tắc sẽ được dỡ bỏ vào ngày 26/07 tới, thế nhưng sau vụ tấn công ngày 14/07 ở Nice, chính phủ đã buộc phải triển hạn thêm 3 tháng".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15139)
"Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi cử tri tiếp tục sự nghiệp của ông bằng việc 'đưa bà Clinton tới chiến thắng' trong cuộc bầu cử tháng 11 tới".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 15845)
"Trong cử chỉ bày tỏ đoàn kết, cựu đối thủ trong đảng Dân Chủ Bernie Sanders đã tuyên bố bà Clinton chính thức là ứng viên của đảng Dân chủ".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 14944)
"Sau một cuộc gặp tay ba bên lề các hội nghị của khối ASEAN tại Vientiane (Lào), các ngoại trưởng John Kerry của Mỹ, Fumio Kishida của Nhật và Julie Bishop của Úc đã ra một bản tuyên bố chung, bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của ba nước trước các tranh chấp trên Biển Đông và "cực lực phản đối mọi hành động đơn phương cưỡng chế có nguy cơ làm thay đổi hiện trạng và khiến căng thẳng gia tăng".