G7 ra tuyên bố phản đối hành vi bồi đắp xây đảo quy mô lớn của Trung Quốc

09 Tháng Sáu 201511:02 CH(Xem: 19831)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 JUNE 2015
blank
Thượng đỉnh G7 cùng với các lãnh tụ thế giới chụp hình lưu niệm trên bãi cỏ hoa dưới chân rặng núi Algs. Google.
blank
Vừa đi dạo vừa trao đổi tình hình thế giới - nhân loại. Google.
blank
Không có gì vui bằng "cụng ly" bia Đức. Google.
blank
Cùng với bia, xúc xích và màn biểu diễn từ những người đàn ông trong chiếc quần yếm truyền thống, Tổng thống Obama nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ thủ tướng Đức tại làng Kruen ở vùng Bavaria, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 - 7 cường quốc hàng đầu thế giới. G7 đã loại Nga ra khỏi năm 2014 sau khi Nga "thôn tính" bán đảo Crimea. Trong kỳ tranh cửa chức vụ TT Hoa Kỳ, nụ cười "hiền và tươi" của Obama đã thu hút được vô số cảm tình, vô số phiếu.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

G7 ra tuyên bố phản đối hành vi bồi đắp xây đảo quy mô lớn củaTrung Quốc

Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)

09/06/15

(GDVN) - Mặc dù không chỉ đích danh, nhưng G7 tuyên bố phản đối mạnh mẽ các hành vi đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực, hành vi bồi đắp xây đảo quy mô lớn...
blank
Các nhà lãnh đạo G7 trong một bữa ăn tối ở lâu đài Elmau, Đức ngày 7 tháng 6 năm 2015

Đài tiếng nói Đức ngày 8 tháng 6 đưa tin, vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã đạt được đồng thuận quan trọng về mục tiêu bảo vệ khí hậu, đồng thời trong tuyên bố bế mạc quan ngại về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông.

Đối với Nga, nhà lãnh đạo các nước không chỉ quyết định tiếp tục loại Nga ra khỏi ngưỡng cửa Hội nghị thượng đỉnh G7, mà còn có kế hoạch áp dụng thái độ cứng rắn hơn.

Mục tiêu biến đổi khí hậu

Theo bài báo, Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 tổ chức ở lâu đài Elmau, Bavaria, Đức trong 2 ngày (từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 6), đã bế mạc vào thứ Hai. Sau hội nghị, các nước ra tuyên bố chung, nội dung quan tâm đến các vấn đề như cuộc khủng hoảng Ukraine, biến đổi khí hậu, tình hình Biển Đông.

Tập trung vào Hội nghị về biến đổi khí hậu Paris 2015 (COP 21) sẽ tổ chức ở Pháp trong năm nay, chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 lần này, Thủ tướng Đức Merkel cho biết, phải đưa ra tín hiệu mạnh mẽ đối với nó.
blank
Hình ảnh Trung Quốc bồi đắp, xây đảo quy mô lớn (bất hợp pháp) ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ chụp được, được Mỹ cung cấp ngày 21 tháng 5 năm 2015.

Theo hãng tin DPA, trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, các nguyên thủ quốc gia và nhà lãnh đạo chính phủ các nước G7 đã đạt được mục tiêu mang tính ràng buộc về kiểm soát mức độ tăng nhiệt độ trái đất dưới hai độ C.

Đến năm 2050, những quốc gia công nghiệp giàu có này sẽ thông qua công nghệ sáng tạo làm thay đổi cơ cấu ngành năng lượng, giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, từng bước từ bỏ phát điện bằng than đá.

Phản đối bồi đắp, xây đảo quy mô lớn

Tuyên bố bế mạc của G7 cũng đã quan tâm tới tình hình căng thẳng của biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nhóm G7 kêu gọi Trung Quốc cùng các nước láng giềng và Mỹ dùng phương thức hòa bình để giải quyết xung đột, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sử dụng tự do các vùng biển trên thế giới, yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tuyên bố không điểm danh nước nào, nhấn mạnh: "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ các hành vi đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và bất cứ hành vi nào có ý đồ đơn phương làm thay đổi hiện trạng như bồi đắp xây đảo quy mô lớn".
blank
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc bành trướng trên trang mạng Đài tiếng nói Đức gần đây

Đối với vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao có tên là Hồng Lỗi tổ chức họp báo trong ngày 8 tháng 6 để tiếp tục ngang nhiên xuyên tạc, đánh lừa dư luận.

Hồng Lỗi đã tiếp tục rêu rao cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển phụ cận. Theo đó, lừa đảo, cho rằng: “Các hoạt động xây dựng một số đảo ở quần đảo Trường Sa là việc nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, nước khác không có quyền can thiệp”.

Trên thực tế, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam, dựa trên các bằng chứng lịch sử và pháp lý tin cậy. Trung Quốc dùng bản đồ “đường chín đoạn” vẽ bậy vẽ bạ và tiến hành chiến tranh xâm lược vào các năm 1956, 1974, 1988 và 1995 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - PV.

Hành động vũ lực đẫm máu này sẽ không đem lại chủ quyền hợp pháp cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc không có chủ quyền, lại nhảy vào tranh chấp, nên các hành động tiếp theo sau này của nó như bồi đắp, xây đảo nhân tạo đều là bất hợp pháp - PV.
blank
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc bành trướng (nguồn hãng tin Reuters Anh)

Áp dụng thái độ cứng rắn hơn đối với Nga

Trong tuyên bố bế mạc, nhóm G7 đã răn đe Tổng thống Nga Vladimir Putin, nếu Moscow không chấm dứt cung cấp hỗ trợ cho các phần tử ly khai miền đông Ukraine, sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga.

Tuyên bố chỉ ra, các bên hy vọng có thể giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng Ukraine, "trong đó, chúng tôi cũng làm tốt chuẩn bị áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp theo, trong trường hợp cần thiết buộc Nga trả giá cao hơn".

Thực hiện toàn diện nội dung của Thỏa thuận hòa bình Minsk là tiền đề của nới lỏng trừng phạt. Tổng thống Mỹ Obama cho rằng, các biện pháp trừng phạt đến nay đã gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga, làm cho đồng rúp không ngừng sụt giá.

Từ sau khi Nga "thôn tính" bán đảo Crimea, nhóm G8 ban đầu đã loại Nga ra ngoài. Từ năm 2014 đến nay, Hội nghị thượng đỉnh G8 đã chuyển thành Hội nghị thượng đỉnh G7. Khi khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã ngầm cho biết, EU sẽ tăng cường trừng phạt đối với Nga.
blank
Philippines chỉ thẳng mặt Trung Quốc: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông

Được biết, trong tháng này, EU sẽ quyết định có tiếp tục kéo dài các biện pháp trừng phạt đã thực hiện hay không, bao gồm đóng băng tài khoản ngân hàng và tiến hành cấm nhập cảnh EU đối với một số người Nga.

Ông Donald Tusk cho biết, tin tưởng 28 nước thành viên EU sẽ đạt được nghị quyết mang tính thống nhất về vấn đề này.

Tháng 3 năm 2015, EU đã nói rõ, chỉ có Thỏa thuận hòa bình Minsk được thực hiện toàn diện trước cuối năm nay thì mới hủy bỏ các biện pháp trừng phạt này đối với Moscow.

Các nước phương Tây chỉ trích Moscow cung cấp hỗ trợ đối với thế lực ly khai miền đông Ukraine, có ý đồ làm cho nước này lâm vào hỗn loạn. Căn cứ vào dự đoán của Tổ chức OECD, tình hình Ukraine gần đây lại xấu đi. Trong khi đó, Nga bác bỏ sự chỉ trích của G7 và kêu gọi phương Tây gây sức ép lớn hơn đối với Ukraine.

Theo hãng Interfax, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov nhắc nhở EU và Mỹ hãy nhớ lại, rốt cuộc là phải do ai thực hiện Thỏa thuận hòa bình Minsk. Những kêu gọi liên quan không nên nhằm vào Nga, mà là nên nhằm vào Ukraine và chính quyền thân phương Tây của họ.
blank
Tổng thống Philippines cho rằng, hành động gặm nhấm Biển Đông (gặm nhấm chủ quyền của các nước ven Biển Đông) do Trung Quốc tiến hành là hành động kiểu phát xít, có thể gây ra Chiến tranh thế giới.

Trách nhiệm không thể thoái thác đối với châu Phi

Buổi sáng thứ Hai, các nhà lãnh đạo Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản và Đức chủ yếu đã tiến hành thảo luận về chính sách viện trợ phát triển.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Viện trợ phát triển Đức Gerd Müller đã phát đi tín hiệu mang tính cảnh báo. Nhà chính trị này trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Đức cho rằng, của cải hôm nay của nhóm G7 được xây dựng trên nền tảng tài nguyên của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Phi.

Vì vậy, những nước này có "trách nhiệm đặc biệt" đối với châu Phi. Các nước công nghiệp phát triển phải xây dựng một mối quan hệ đối tác kiểu mới với các nước đang phát triển châu Phi.

Ông Gerd Müller cho rằng, an toàn cung ứng thực phẩm và bảo vệ khí hậu là 2 vấn đề lớn liên quan đến sinh tồn của loài người. Ông Gerd Müller cũng giải thích về sự tồn tại của Hội nghị thượng đỉnh G7, cho rằng, chính vì vấn đề xóa đói nghèo được đưa vào chương trình nghị sự, hội nghị thượng đỉnh lần này mới có thể thành công.

Ngoài ra, đề tài thảo luận ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh còn bao gồm chính sách y tế và chống khủng bố.

Tại lâu dài Elmau, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi và Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari cũng đã tham gia hội đàm.
blank
Trung Quốc ưu tiên bố trí vũ khí trang bị tiên tiến và đẩy mạnh các cuộc tập trận đánh chiếm đảo đá trên Biển Đông.

Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17971)
"Trong nội dung đăng tải đầu tiên của mình, Obama nói rằng ông muốn nơi này là "một nơi chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện thực sự về những vấn đề quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta, một nơi mà các bạn có thể nghe trực tiếp từ tôi, và chia sẻ những suy nghĩ và những câu chuyện của riêng bạn."
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17923)
- "Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.” - "Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18137)
"Loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này"..." Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm". "Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18219)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18123)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16784)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17318)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18074)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18589)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17462)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17423)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17891)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 20027)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17447)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17523)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19672)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19462)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".