Shangri-La: "họ Tôn chuồn thẳng sau khi nói bừa xây đảo ở Biển Đông là hợp pháp, hợp lý"

02 Tháng Sáu 201511:24 CH(Xem: 18211)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 03 JUNE 2015
Tướng Trung Quốc: Xây đảo ở Biển Đông là 'hợp pháp, hợp lý'
blank
Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấy đất lấp biển.

Steve Herman

Trung Quốc đã thẳng thắn bác bỏ những sự chỉ trích của Mỹ về những hoạt động của họ để xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Steve Herman của đài VOA, Thượng tướng Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại cuộc hội thảo an ninh khu vực ở Singapore rằng những hoạt động đó của nước ông là hợp pháp, hợp tình, hợp lý.

Phát biểu hôm chủ nhật tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Tôn Kiến Quốc mô tả những hoạt động xây đảo nhân tạo mà nước ông tiến hành ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước, là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp.” Ông nói thêm rằng Trung Quốc đang thực hiện điều gọi là “những dịch vụ công ích quốc tế” trong vùng biển Trung Quốc gọi là Nam Hải.
blank
Tướng Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 31/5/2015. Ông Tôn nói rằng các công trình xây dựng là 'hợp lý, hợp lệ và chính đáng!, và mục đích của những dự án đó là để cung cấp 'các nghĩa vụ quốc tế'.

"Không hề có thay đổi nào trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải. Cũng không hề có thay đổi nào trong lập trường của Trung Quốc là giải quyết những vụ tranh chấp này thông qua đàm phán, hiệp thương."

Sau khi đọc bài diễn thuyết, vị phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã bị chất vấn dồn dập bởi cử toạ, gồm các sĩ quan cấp cao, các nhà ngoại giao, các học giả và các phóng viên. Nhưng viên tướng này chỉ dựa vào bài soạn sẵn mà nói chứ không đưa ra thêm giải thích nào.

Bà Bonnie Glaser, một nhà nghiên cứu cấp cao về Á Châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết hành động đó của ông Tôn làm cho hầu hết tất cả những người tham dự cuộc hội thảo cảm thấy lo âu về những ý định không rõ ràng của Trung Quốc.

"Chỉ đọc những câu trả lời đã soạn trước cho các câu hỏi, theo tôi, là một sự gạt bỏ một cách khiếm nhã đối với những mối quan tâm đã được các thành viên của cộng đồng quốc tế bày tỏ ở đây. Và tôi nghĩ rằng sẽ có một sự thất vọng vô cùng to lớn."

Một ngày trước đó, khi phát biểu tại diễn đàn an ninh này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp là “hoàn toàn không phù hợp với luật lệ và chuẩn mực quốc tế vốn là nền tảng của kiến trúc an ninh của khu vực Á Châu Thái Bình Dương.”
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói tàu bè và máy bay của Mỹ hoạt động trong hải phận và không phận quốc tế sẽ tuyệt đối không chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc đòi họ ra khỏi những khu vực ở Biển Đông.

"Tôi xin nói rõ, lập trường của chúng tôi là tất cả các nước có yêu sách chủ quyền trong vụ tranh chấp Biển Đông nên ngưng hoạt động lấp biển để lấy đất, không quân sự hoá thêm nữa những nơi đó, và theo đuổi một giải pháp hoà bình."

Người đứng đầu Ngũ giác đài cũng cho biết tàu bè và máy bay của Mỹ hoạt động trong hải phận và không phận quốc tế sẽ tuyệt đối không chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc đòi họ ra khỏi những khu vực ở Biển Đông.

Trung Quốc cho rằng những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của họ, nhưng tuyên bố đó bị bác bỏ bởi các nước khác trong khu vực, trong đó có một số nước, như Việt Nam và Philippines, có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau ở vùng biển này./

VOA 01.06.2015

BBC: Không thấy đại biểu châu Á chất vấn Đô đốc họ Tôn ở Shangri-la

Hồng Thủy
02/06/15 10:23

(GDVN) - Trái ngược với chất vấn gay gắt liên tục từ các đại biểu phương Tây, các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines đều im lặng.
blank
Trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh: news.goo.ne.jp

BBC tiếng Trung Quốc ngày 1/6 có bài tường thuật bầu không khí Đối thoại Shangri-la kéo dài 3 ngày cuối tuần qua tại Singapore của phóng viên Lý Huệ Mẫn. Điểm nổi bật nhất của đối thoại năm nay theo tác giả Lý Huệ Mẫn chính là sự im lặng đáng ngạc nhiên của các đại biểu châu Á tham dự hội nghị an ninh quan trọng nhất khu vực, đặc biệt là trước bài phát biểu của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, Tôn Kiến Quốc.

Với kinh nghiệm 5 năm liên tục tường thuật, đưa tin và phỏng vấn các kỳ Đối thoại Shangri-la, ngay từ trước khi diễn ra hội nghị Lý Huệ Mẫn đã nhận thấy rằng, tiêu điểm của Đối thoại Shangri-la năm nay chỉ có một, đó là hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong vài kỳ Đối thoại Shangri-la gần đây, chỉ cần vấn đề có liên quan đến Trung Quốc đều khiến dư luận và báo chí chú ý.

Năm nay bên cạnh vấn đề Biển Đông, cuộc khủng hoảng di cư tại Đông Nam Á hay chủ nghĩa khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS được đưa ra thảo luận nhưng không mấy được quan tâm. Khi Đô đốc họ Tôn bước lên bục phát biểu, các phóng viên có mặt trong hội trường hầu như đều lấy sổ sách, dụng cụ ra ghi chép chăm chú như sinh viên lên lớp nghe giảng. Khi đến lượt đại diện các quốc gia khác lên phát biểu, cánh báo chí lại bắt đầu tản mát.

Điều đáng chú ý nhất trong kỳ Đối thoại Shangri-la lần này là khi Tôn Đô đốc vừa kết thúc bài phát biểu thì các đại biểu phương Tây dồn dập chất vấn hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
blank
Không khí một phiên họp toàn thể tại hội trường của Đối thoại Shangri-la năm nay, ảnh: BBC tiếng Trung Quốc.

Trái ngược với chất vấn gay gắt liên tục từ các đại biểu phương Tây, các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines đều im lặng không có ý kiến gì trước bài phát biểu của Tôn Kiến Quốc. Điều này khá kỳ lạ khi cả 3 nước đều có tranh chấp lãnh thổ, hàng hải với Trung Quốc (bị Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp). Khi trao đổi vấn đề này với các học giả có mặt tại hội trường, phóng viên BBC nhận được giải thích: Đã có Mỹ và châu Âu đứng ra chất vấn Tôn Kiến Quốc rồi nên họ không cần lên tiếng.

Cũng có quan điểm cho rằng sự im lặng này là do quan hệ giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" nên các bên có thể thông qua các kênh giao thiệp khác nhau để trao đổi các vấn đề liên quan nên "không nhất thiết bày tỏ bất mãn trước hội nghị". Một số đại biểu của châu Á như Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long đều sử dụng cách diễn đạt hàm súc, thâm thúy khi đề cập đến vấn đề Biển Đông và hoạt động bồi lấp (bất hợp pháp) của Trung Quốc để tránh làm mất thể diện Bắc Kinh.

Ngoài ra phóng viên BBC cũng ghi nhận, lực lượng truyền thông  Trung Quốc tham gia đưa tin viết bài về Đối thoại Shangri-la năm sau đông hơn năm trước. Ban tổ chức hội nghị cũng xác nhận với BBC điều này dựa trên con số thống kê của mỗi kỳ Đối thoại. Ngoài phóng viên Tân Hoa Xã và đài truyền hình trung ương, có khá nhiều phóng viên các báo địa phương, bộ ngành của Trung Quốc cũng có mặt đưa tin.

Một đồng nghiệp Trung Quốc nói với Lý Huệ Mẫn: "Truyền thông Trung Quốc bây giờ có tiền rồi, cần phải tìm chỗ tiêu". Phóng viên BBC cho rằng đây chỉ là "câu nói đùa", nhưng thực tế truyền thông Trung Quốc rất quan tâm đến hội nghị an ninh quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần này./
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15099)
Bốn tuần trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton tự tin tiếp tục tranh cử, trong khi đó, đảng Cộng Hòa dường như đã từ bỏ mọi hy vọng nhà tỉ phú Donald Trump chinh phục được Bạch Cung.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15010)
Nạn nhân Formosa đã nhận được tiền chưa? Bài của nhà báo Michael Peel từ Bangkok hôm 06/10/2016 trích nguồn từ Formosa nói họ đã "trả cho chính quyền Việt Nam 500 triệu USD hồi tháng trước nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời câu hỏi họ đã nhận được chưa và tiền sẽ được dùng vào việc gì".
09 Tháng Mười 2016(Xem: 15198)
Bà Melania nói chồng bà có "trái tim và tinh thần của một nhà lãnh đạo".
06 Tháng Mười 2016(Xem: 14657)
Đúng như tiết lộ hồi đầu tuần của truyền thông Mỹ, Nga đã triển khai tên lửa phòng không S-300 tại Syria.
02 Tháng Mười 2016(Xem: 15609)
South China Morning Post ngày 1/10 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thăm chính thức Trung Quốc trong tháng này, động thái có thể "vẽ lại các liên minh ở Đông Nam Á".
29 Tháng Chín 2016(Xem: 17926)
Ủy ban nhà nước đặc biệt của Thái Lan đã ấn định khoản tiền phạt cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra vì thiếu trách nhiệm với công việc. Số tiền phạt là 35,7 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD).
27 Tháng Chín 2016(Xem: 15047)
Không ngăn cản được Nga và Syria mở các cuộc oanh kích nhằm giành lại một vị trí chiến lược tại Aleppo mà quân nổi dậy chiếm được từ quân đội Syria, phương Tây đã tấn công Nga trên mặt trận ngoại giao tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 14742)
Ông Abramowitz gọi phần tranh luận của bà Clinton là "bình tĩnh, điềm nhiên" và nói rằng bà đã" có thể nói về nhiều vấn đề." Ông mô tả ông Trump là "khá khoa trương và hời hợt. Tôi nghĩ ông ấy gặp rất nhiều rắc rối về vấn đề chủng tộc và giới tính."
26 Tháng Chín 2016(Xem: 15241)
"Gần 7.000 phóng viên quốc tế được cấp giấy phép đến đại học Hofstra đưa tin. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của báo giới đối với cuộc tranh luận tối nay giữa Hillary Clinton và Donald Trump. Giới chuyên gia chờ đợi tối nay sẽ có khoảng 100 triệu khán giả theo dõi sự kiện này ”.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 20735)
* Nguyên TT Dũng sẽ đi "diễn thuyết" chứ không làm "giảng viên". Ông Dũng sẽ "diễn thuyết" về Trần Văn Giàu ở Nam kỳ Lục tỉnh? * Phó bí thư, Chủ tịch Tp. Sàigon tổ chức "dấu ấn" Trần văn Giàu. - TT: Trần Văn Giàu thử thách khắc nghiệt. - Dấu ấn Trần Văn Giàu gắn bó với lịch sử cách mạng Sài Gòn. - VH: Có hay không Trần Văn Giàu và chủ thuyết "Nam kỳ tự trị " trong Liên bang Đông Dương? - Trần Văn Giàu "không khâm tuân" Bắc bộ phủ. - Khi nào Việt Nam trở thành liên bang? - Trích đạon Hồi ký Trần Văn Giàu (1940-1945). - Cờ Vàng Sao đỏ Thanh niên tiền phong.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 15296)
Ngoài việc lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mới đây của Bắc Triều Tiên, hai ông Biden và Abe còn đồng ý «tăng cường hợp tác trên các vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông»
22 Tháng Chín 2016(Xem: 16401)
Ngón chơi của chính trị gia quốc tế Duterte - Bộ trưởng Thương mại Philipines xác nhận rằng sau chuyến thăm Việt Nam, ông Duterte sẽ công du Nhật, có thể là trong tháng 10. - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết, việc mua các thiết bị quân sự và công nghệ hiện đại từ Nga sẽ giúp nước này đảm bảo an ninh trên biển.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15330)
Liên tục chọc giận Mỹ nhưng Tổng thống Duterte lại luôn nhận được phản ứng ôn hòa của Washington, bởi đằng sau là một nguyên nhân giúp ông “chơi dao nhưng không đứt tay”.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15462)
“Tôi đã đọc bản chỉ trích của EU đối với tôi. Tôi sẽ nói với họ rằng ‘mẹ chúng mày chứ. Chúng mày đang làm việc đó để chuộc tội cho tội lỗi của chính chúng mày'”.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 17065)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17413)
Hậu chấn PCA: