Trước và sau Shangri-La 2015: Từ Hawaii, Bộ trưởng Ashton Carte đến Philippines họp đầu tiên

28 Tháng Năm 201511:12 CH(Xem: 18670)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 29 MAY 2015

Mỹ khẳng định bảo vệ Philippines chống tham vọng Trung Quốc
Tú Anh
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carte và đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin - Department of National Defense

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái khẳng định với đồng nhiệm Philippines lời hứa bảo vệ quốc gia Đông Nam Á này chắc như « sắt thép ». Trong vòng công du châu Á để xác định chiến lược « chuyển trục » của Mỹ, chủ nhân Lầu Năm góc sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ .

Trong cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước đồng minh Mỹ-Philippines tại Hawai vào ngày hôm qua 27/05/2015 trên đường công du châu Á, Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter trấn an đồng nhiệm Voltaire Gazmin trước những hành động lấn chiếm và đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước qua hiệp ước hợp tác an ninh quốc phòng từ năm 1951 và « không gì có thể lay chuyển được » quyết tâm bảo vệ Philippines.

Trong bản thông cáo chung , bộ trưởng Quốc phòng hai nước nhấn mạnh « các bên liên quan tại biển Đông phải giải quyết xung khắc bằng giải pháp ôn hòa và tức khắc phải chấm dứt hành động tranh giành biển đảo, ngưng xây dựng những cơ sở quân sự trên các đảo có tranh chấp ».

Chuyến công du châu Á của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông căng thẳng lên khi Trung Quốc gia tăng bồi đắp nhiều đảo đá ngầm tại Trường Sa, xây dựng phi trường quân sự.

Theo AFP, sau khi dừng chân tại Hawai, bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Phát ngôn viên bộ Quốc Mỹ, đại tá Steven Warren, cho biết « trong 10 ngày tới đây, bộ trưởng Ashton Carter sẽ khẳng định Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á-Thái Bình dương ».

Washington đã huy động thêm chiến hạm và máy bay quân sự vào khu vực đề phòng Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng « nhận dạng phòng không » và khống chế biển Đông theo bản đồ 9 đoạn./

Đài Loan đề nghị sáng kiến hòa bình cho Biển Đông
blank
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu loan báo sáng kiến hòa bình cho Biển Đông tại một cuộc hội thảo ở Đài Bắc, ngày 26/5/2015.

Đài Loan đề nghị một sáng kiến hoà bình nhằm giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông. Kế hoạch do Tổng thống Mã Anh Cửu loan báo ngày hôm nay kêu gọi các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, kể cả Trung Quốc, gác qua một bên những vụ tranh chấp chủ quyền và hợp tác với nhau để khai thác tài nguyên trong khu vực. Thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA tường thuật từ Đài Bắc.

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu kêu gọi các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông gác qua một bên những vụ tranh chấp chủ quyền để cùng nhau khai thác tài nguyên. Theo đề nghị của ông Mã, các nước không nên có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng.

Đài Loan cùng với 5 chính phủ khác có những yêu sách chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ vùng biển rộng 3 triệu rưỡi cây số vuông chạy dài từ phía nam đảo Đài Loan cho tới Singapore. Những mối căng thẳng tăng mạnh trong năm vừa qua giữa lúc Trung Quốc lấy đất lấp biển và xây dựng những cơ sở quân sự trên các bãi cạn mà họ chiếm đóng ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Tổng thống Mã Anh Cửu loan báo kế hoạch của ông tại một cuộc hội thảo tại Đài Bắc ngày hôm nay.

"Chúng tôi nhấn mạnh là tuy chủ quyền không thể chia cắt, nhưng tài nguyên có thể được chia sẻ, do đó hãy thay tranh chấp chủ quyền bằng chia sẻ tài nguyên."

Kế hoạch của Đài Loan nhằm giảm thiểu căng thẳng được loan báo giữa một loạt những vụ leo thang căng thẳng trong vài tuần qua.

Bắc Kinh đã nộp kháng nghị thư cho Hoa Kỳ sau khi một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ hồi tuần trước bay qua một bãi cạn mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông. Các giới chức Trung Quốc gọi đó là “một hành động khiêu khích.” Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng những chuyến bay trinh sát có mục đích theo dõi những hoạt động xây dựng đang diễn ra ở vùng biển đó. Họ nói rằng các phi vụ được thực hiện trên không phận quốc tế mà Trung Quốc không có quyền kiểm soát.

Nhật Bản cũng có thái độ tích cực hơn trong lúc họ tranh giành quyền lợi với Trung Quốc tại một vùng biển khác là Biển Hoa Đông.

Tháng 7 tới đây, Nhật Bản sẽ phái 40 binh sĩ để tham gia lần đầu tiên trong cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Úc. Tokyo cũng đã cung cấp những sự trợ giúp về quốc phòng cho Việt Nam và Philippines.

Đài Loan, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông.

Kế hoạch của Đài Loan đề nghị thiết lập những cơ chế để cho phép nhiều nước khác nhau sử dụng vùng biển này cho hoạt động nhân đạo, cứu trợ thiên tai và bảo vệ môi trường.

Năm 2012, ông Mã Anh Cửu đã đề nghị một sáng kiến hoà bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Hoa Đông, nơi Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc có yêu sách chủ quyền.

Bà Joanna Lei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Hoa Thế Kỷ 21, nói rằng kế hoạch của ông Mã Anh Cửu có thể nhắc nhở các nước khác về yêu sách của Đài Loan.

"Đó là điều mà một vị tổng thống có thể làm và nên làm. Nếu tất cả những người khác đều bàn tới những sự kiện à quyền lợi trong khu vực, thì ít ra chúng ta cũng nên trình bày những yêu sách hay chủ trương của mình. Chúng ta có yêu sách ngang hàng như một nước trong vùng này và cần được tham khảo ý kiến."

Loan báo ngày hôm nay cũng có mục đích giúp cho Quốc Dân Đảng của ông Mã Anh Cửu chứng tỏ sức mạnh về mặt ngoại giao trước khi diễn ra một cuộc bầu cử tổng thống tranh đua gay gắt vào tháng giêng sang năm.

Tuy nhiên, sáng kiến hoà bình này có phần chắc sẽ không nhận được phản hồi bên ngoài Đài Loan vì chính phủ ở đây không có quan hệ ngoại giao chính thức với các nước khác có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với Đài Loan và đã dùng ảnh hưởng kinh tế để yêu cầu các nước khác không thiết lập những mối quan hệ có thể bị diễn giải là thừa nhận Đài Loan là một nước độc lập./
RFI 26.05.2015

Đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La
blank
Đô đốc Tôn Kiến Quốc được cho là người có quan điểm cứng rắn

Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu nước này tại Đối thoại Shangri-La trong khi căng thẳng Mỹ-Trung được cho 'sẽ nằm cao trong nghị trình'.

Diễn đàn an ninh khu vực thường niên mang tên Đối thoại Shangri-La sẽ diễn ra từ 29-31/5 ở Singapore.

Giống như năm ngoái, đoàn Trung Quốc do một Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, năm nay là Đô đốc Tôn Kiến Quốc.

Được biết đoàn Việt Nam năm nay tham dự Đối thoại Shangri-La chỉ ở cấp thứ trưởng.

Năm 2014, đứng đầu đoàn đại biểu Việt Nam là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn cử một phái đoàn hùng hậu dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton (Ash) Carter. Bên cạnh đó còn có hai thượng nghị sỹ hàng đầu Ủy ban Quân lực Thượng viện - ông John McCain và ông Jack Reed.

Bộ trưởng Carter sẽ đi thăm Việt Nam ngay sau Đối thoại Shangri-La.

Chính sách ngoại giao-quốc phòng

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân được truyền thông nước này dẫn lời cho hay Đô đốc Tôn sẽ có bài phát biểu về chính sách ngoại giao và quốc phòng tại diễn đàn an ninh khu vực.

Ông Tôn sẽ nói về "hợp tác quốc tế của quân đội Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh toàn cầu và cung cấp sản phẩm an ninh cho cộng đồng thế giới".

Ông đô đốc sẽ đề xuất một số sáng kiến thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa quân đội các nước nhằm bảo vệ an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong khi đó giới bình luận cho rằng căng thẳng hiện thời giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ xung quanh việc xây cất đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ nằm cao trong nghị trình.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết bốn chủ đề chính của Đối thoại Shangri-La 2015 là đe dọa từ tôn giáo cực đoan, tương quan giữa các cường quốc, ổn định chính trị ở các nước Á châu và thách thức từ thiên tai cũng như đe dọa an ninh mạng.

Trung Quốc hôm thứ Ba 26/5 vừa loan báo kế hoạch xây hai ngọn hải đăng ở Biển Đông và chiếu trên truyền hình lễ khởi công long trọng cho dù Mỹ và Philippines đều kêu gọi ngừng các hoạt động dạng này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hải đăng sẽ giúp công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường và an ninh hàng hải./
BBC 27 tháng 5 2015
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15104)
Bốn tuần trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton tự tin tiếp tục tranh cử, trong khi đó, đảng Cộng Hòa dường như đã từ bỏ mọi hy vọng nhà tỉ phú Donald Trump chinh phục được Bạch Cung.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15020)
Nạn nhân Formosa đã nhận được tiền chưa? Bài của nhà báo Michael Peel từ Bangkok hôm 06/10/2016 trích nguồn từ Formosa nói họ đã "trả cho chính quyền Việt Nam 500 triệu USD hồi tháng trước nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời câu hỏi họ đã nhận được chưa và tiền sẽ được dùng vào việc gì".
09 Tháng Mười 2016(Xem: 15205)
Bà Melania nói chồng bà có "trái tim và tinh thần của một nhà lãnh đạo".
06 Tháng Mười 2016(Xem: 14660)
Đúng như tiết lộ hồi đầu tuần của truyền thông Mỹ, Nga đã triển khai tên lửa phòng không S-300 tại Syria.
02 Tháng Mười 2016(Xem: 15612)
South China Morning Post ngày 1/10 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thăm chính thức Trung Quốc trong tháng này, động thái có thể "vẽ lại các liên minh ở Đông Nam Á".
29 Tháng Chín 2016(Xem: 17931)
Ủy ban nhà nước đặc biệt của Thái Lan đã ấn định khoản tiền phạt cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra vì thiếu trách nhiệm với công việc. Số tiền phạt là 35,7 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD).
27 Tháng Chín 2016(Xem: 15065)
Không ngăn cản được Nga và Syria mở các cuộc oanh kích nhằm giành lại một vị trí chiến lược tại Aleppo mà quân nổi dậy chiếm được từ quân đội Syria, phương Tây đã tấn công Nga trên mặt trận ngoại giao tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 14744)
Ông Abramowitz gọi phần tranh luận của bà Clinton là "bình tĩnh, điềm nhiên" và nói rằng bà đã" có thể nói về nhiều vấn đề." Ông mô tả ông Trump là "khá khoa trương và hời hợt. Tôi nghĩ ông ấy gặp rất nhiều rắc rối về vấn đề chủng tộc và giới tính."
26 Tháng Chín 2016(Xem: 15244)
"Gần 7.000 phóng viên quốc tế được cấp giấy phép đến đại học Hofstra đưa tin. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của báo giới đối với cuộc tranh luận tối nay giữa Hillary Clinton và Donald Trump. Giới chuyên gia chờ đợi tối nay sẽ có khoảng 100 triệu khán giả theo dõi sự kiện này ”.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 20739)
* Nguyên TT Dũng sẽ đi "diễn thuyết" chứ không làm "giảng viên". Ông Dũng sẽ "diễn thuyết" về Trần Văn Giàu ở Nam kỳ Lục tỉnh? * Phó bí thư, Chủ tịch Tp. Sàigon tổ chức "dấu ấn" Trần văn Giàu. - TT: Trần Văn Giàu thử thách khắc nghiệt. - Dấu ấn Trần Văn Giàu gắn bó với lịch sử cách mạng Sài Gòn. - VH: Có hay không Trần Văn Giàu và chủ thuyết "Nam kỳ tự trị " trong Liên bang Đông Dương? - Trần Văn Giàu "không khâm tuân" Bắc bộ phủ. - Khi nào Việt Nam trở thành liên bang? - Trích đạon Hồi ký Trần Văn Giàu (1940-1945). - Cờ Vàng Sao đỏ Thanh niên tiền phong.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 15300)
Ngoài việc lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mới đây của Bắc Triều Tiên, hai ông Biden và Abe còn đồng ý «tăng cường hợp tác trên các vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông»
22 Tháng Chín 2016(Xem: 16410)
Ngón chơi của chính trị gia quốc tế Duterte - Bộ trưởng Thương mại Philipines xác nhận rằng sau chuyến thăm Việt Nam, ông Duterte sẽ công du Nhật, có thể là trong tháng 10. - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết, việc mua các thiết bị quân sự và công nghệ hiện đại từ Nga sẽ giúp nước này đảm bảo an ninh trên biển.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15339)
Liên tục chọc giận Mỹ nhưng Tổng thống Duterte lại luôn nhận được phản ứng ôn hòa của Washington, bởi đằng sau là một nguyên nhân giúp ông “chơi dao nhưng không đứt tay”.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15475)
“Tôi đã đọc bản chỉ trích của EU đối với tôi. Tôi sẽ nói với họ rằng ‘mẹ chúng mày chứ. Chúng mày đang làm việc đó để chuộc tội cho tội lỗi của chính chúng mày'”.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 17066)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17413)
Hậu chấn PCA: