‘Vòng kim cô’ của Mỹ có quan tâm đến cái ao Biển Đông?

24 Tháng Năm 201511:28 CH(Xem: 19308)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 25 MAY 2015
blank
Ảnh minh họa. Google Map
blank
Ảnh minh họa. Google Map
‘Vòng kim cô’ căn cứ quân sự Mỹ kiềm tỏa Trung Quốc
Thứ sáu, 22/05/2015, 17:23 (GMT+7)

(Quốc tế) - Với các căn cứ quân sự trải từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Guam và đặc biệt là sự hiện diện tại Australia, Mỹ đang củng cố tầm ảnh hưởng ở châu Á trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy.
blank
Tàu USS George Washington hoạt động gần căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản. Ảnh: US Navy

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ tích cực tìm kiếm hợp tác ở tây Thái Bình Dương nhằm mở rộng nơi sẽ tiếp đón máy bay, tàu chiến và binh sĩ của Mỹ.

“Điều này đẩy các nhà hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc vào thế khó khăn. Họ sẽ không thể làm suy giảm sức mạnh của Mỹ nếu chỉ nhằm vào những căn cứ lớn như Kadena (Nhật Bản) hay đảo Guam”, ông Michael Auslin, chuyên gia tại viện American Enterprise, nói với tờ Financial Times.

Đầu tháng 1, ông Chuck Hagel trước khi rời vị trí lãnh đạo ở Bộ Quốc phòng đã thông báo Mỹ sẽ đóng cửa 15 căn cứ quân sự ở châu Âu nhằm tiết kiệm 500 triệu USD. Trong khi đó, tân Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter ngày 10/4 khẳng định, Mỹ sẽ triển khai những vũ khí “mới nhất và hiện đại nhất” tới châu Á, theo AFP.

Những căn cứ của đồng minh truyền thống

Theo trang Want China Times, Mỹ hiện có khoảng 50.000 binh sĩ đang đóng quân tại 109 căn cứ ở Nhật Bản. Căn cứ Yokosuka, gần thủ đô Tokyo, là nơi neo đậu và sửa chữa tàu lớn nhất của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Nơi này có đủ không gian để chứa 4 tàu ngầm hạt nhân và 150 tàu khác. Kadena cũng là căn cứ lớn nhất của không quân Mỹ trong khu vực, có thể chứa 100 máy bay ném bom hạng nặng và 150 phi cơ chiến đấu.

Tại Hàn Quốc, hơn 28.000 lính Mỹ đã đóng quân tại 85 căn cứ kể từ năm 1957. Đầu năm 2014, đại tá lục quân Steve Warren cho biết Mỹ tiếp tục triển khai hàng trăm lính và 40 xe tăng M1A2 đến Hàn Quốc. “Đây là kế hoạch từ lâu và là một phần trong cam kết duy trì an ninh ở bán đảo Triều Tiên của Mỹ”, ông Warren nói.
blank
Máy bay Mỹ đậu ở căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. Ảnh: Wikipedia

Đảo Guam là căn cứ duy nhất của Mỹ ở trung Thái Bình Dương. Kể từ năm 2000, Lầu Năm Góc đã tăng cường lực lượng ở vùng lãnh thổ cực tây của Mỹ qua việc triển hàng chục tên lửa hành trình AGM-86 đến căn cứ Andersen, điều động hàng nghìn binh sĩ từ căn cứ ở Okinawa, rồi luân phiên đưa máy bay ném bom B-1 và B-52 tới đây.

Đối với Washington, quan ngại chủ yếu về căn cứ trên đảo Guam là khả năng bị tên lửa Trung Quốc hoặc Triều Tiên tấn công. Do vậy, Mỹ đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây các boong-ke và nhà chứa máy bay kiên cố.

Tình hình biển Hoa Đông căng thẳng cuối năm 2013 sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn cả không phận Nhật Bản. Washington phản ứng cứng rắn khi điều 2 máy bay B-52 bay từ Guam đi qua ADIZ này mà không thông báo với Bắc Kinh.

Căn cứ ở Australia “giá trị” hơn tại Nhật Bản
blank
Tổng thống Obama bắt tay binh sĩ Mỹ và Australia tại căn cứ Darwin năm 2011. Ảnh: AFP

Ngày 13/5, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David B. Shear đưa ra tuyên bố chấn động trong phiên điều trần ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng Lầu Năm Góc sẽ điều máy bay ném bom chiến lược B-1 tới căn cứ Darwin ở Australia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, sau đó yêu cầu quan chức Mỹ phải giải thích về ý định này.

Giới chức Mỹ và Australia phải vội vã đính chính về sự “lỡ lời” của ông Shear. Thủ tướng Australia Tony Abbott nói: “Tôi được thông báo rằng quan chức Mỹ đã nhầm lẫn và Mỹ không có kế hoạch triển khai loại máy bay này tới Australia”. Theo trang National Interest, ông Shear có thể đã nhầm lẫn về chiếc B-1 với máy bay ném bom B-52 mà Mỹ đã luân phiên triển khai đến các căn cứ không quân ở Australia.

Cuối năm 2011, Canberra và Washington công bố thỏa thuận về việc Mỹ luân chuyển lực lượng tại Australia trong chuyến thăm của Tổng thống Obama đến quốc gia châu Đại dương. Thỏa thuận giúp Mỹ dễ dàng tiếp cận Biển Đông hơn so với việc đóng quân tại các căn cứ ở Nhật và Hàn Quốc. Bắc Kinh từng phản đối gay gắt về sự thắt chặt hợp tác giữa hai nước đồng minh từ thời Thế chiến II.

Đến cuối năm 2014, hơn 1.000 lính thủy đánh bộ Mỹ và các chuyên viên quân sự tại Australia. Hai nước cũng nhiều lần thảo luận về các kế hoạch luân phiên điều động chiến đấu cơ và máy bay ném bom đến Australia để tăng cường quan hệ quốc phòng.

Theo trang Wall Street Journal, các nhà chiến lược quốc phòng Mỹ đánh giá rất cao những căn cứ quân sự ở Australia do vị trí an toàn của nó. Những căn cứ này có thể nằm ngoài phạm vi tấn công của tên lửa Trung Quốc so với những điểm đóng quân của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc đảo Guam.

Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển ở Darwin đang diễn ra nhằm sẵn sàng tiếp đón các tàu tấn công đổ bộ của Mỹ. Một khi quá trình này hoàn tất, sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Darwin, vốn chỉ cách Indonesia khoảng 800 km, sẽ giúp Washington phản ứng nhanh hơn trước các vấn đề ở Đông Nam Á so với từ căn cứ ở Nhật Bản hay Guam.

Tìm kiếm cơ hội ở Đông Nam Á
blank
Tàu Philippines dẫn đường cho tàu USS Essex tiến vào vịnh Subic. Ảnh: US Navy

Đông Nam Á, mà cụ thể là Philippines, là khu vực mà Mỹ cũng chú trọng tăng cường hiện diện quân sự. Năm 1991, Thượng viện Philippines bỏ phiếu thông qua việc đóng cửa hai căn cứ của Mỹ ở nước này là căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân ở vịnh Subic.

Tuy nhiên, tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc buộc Manila phải củng cố quân sự với Mỹ. Sau khi để mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough về Trung Quốc vào năm 2012, Philippines ngày càng xích lại gần hơn với Mỹ. Nước này không chỉ thường xuyên đón các tàu chiến Mỹ mà còn cho phép Mỹ triển khai luân phiên lực lượng tới vịnh Subic.

Tháng 4/2014, Reuters đưa tin Washington đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng 10 năm với Manila. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ được sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Hai tháng sau, truyền thông Philippines cho biết, nước này đang nâng cấp căn cứ hải quân ở bờ biển phía tây Palawan. Sau khi hoàn thành, cơ sở có thể đón tiếp những tàu hải quân Mỹ.

Trong khi đó, trang National Interest cho rằng, tốc độ tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở Singapore diễn ra nhanh và sâu rộng hơn cả với Thái Lan hoặc Philippines, dù đảo quốc này không phải là cựu đồng minh chính thức của Mỹ.

Ngày 18/2, tờ Guardian cho biết, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu chiến tới Singapore nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trước năm 2018. Chuẩn đô đốc Charles Williams thuộc hạm đội 7 cho biết: “Chúng tôi sẽ sớm đưa các tàu chiến duyên hải (LCS) đến Singapore từ tháng 5/2017 đến năm 2018 trong quá trình luân phiên điều động các tàu trong hạm đội 7″.

Singapore hiện là trung tâm hậu cần, bảo dưỡng của hải quân và không quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông, đồng thời là cửa ngỏ quan trọng để Mỹ tiến vào phía đông Ấn Độ Dương. Chính phủ Singapore cũng mong muốn tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ như một thế lực quan trọng góp phần vào sự ổn định khu vực.

(Theo Tri Thức)
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15788)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16744)
"Với cả hai động mạch, nếu bị chặn một thì bạn sẽ chết", ông Lý Hiển Long khẳng định. Do đó, điều quan trọng là tàu thuyền và máy bay phải tiếp tục được di chuyển tự do qua Biển Đông, bất chấp những tranh chấp diễn ra ngay đó.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 20509)
Tổng thống Mỹ sẽ đến Lào sau khi tham dự thượng đỉnh khối G20 tại Hàng Châu (Hangzhou), Trung Quốc trong hai ngày 04 và 05/09/16.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 15067)
"Kể lại với kênh NBC, Lochte cho biết rằng những tên cướp giả danh cảnh sát đã “dí súng vào đầu” anh rồi sau đó lấy ví nhưng “bỏ lại điện thoại di động và thẻ vận động viên” của anh".
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15401)
Ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines vừa châm ngòi một cuộc tranh cãi với Mỹ sau khi xúc phạm đại sứ Mỹ là người đồng tính và gọi ông này là "con của mụ điếm".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15199)
Không quân Nga và Syria tấn công các đoàn xe chở quân nổi dậy vào thành phố Aleppo; IS khẩn cấp vận chuyển hồ sơ, tài liệu từ thành phố Mosul của Iraq tới Raqqa, Syria; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về vấn đề giải quyết xung đột cho Syria...........
08 Tháng Tám 2016(Xem: 19398)
"Đại án thế kỷ" ở Vũng Áng Lời Tòa Soạn: "Rất nhiều chuyên gia đã tốn giấy mực phân tích, đánh giá, truy cứu nguyên nhân cội rễ của "đại án" đầu tư xây dựng Nhà máy thép Formosa Vũng Áng. Văn Hóa trân trọng giới thiệu loạt bài đầy đủ của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về vụ Formosa trên tinh thần khách quan cầu thị; kính mời quý bạn đọc theo dõi". (VH)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 16444)
"Úc sẽ đưa khí tài quân sự và binh sĩ đến Biển Đông để theo dõi Nga và Trung Quốc tập trận chung vào tháng 9 tới".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15622)
"Với 94% số phiếu bầu sau kỳ bỏ phiếu ở cấp địa phương, đảng cầm quyền để mất khu vực quan trọng là Vịnh Nelson Mandela vào tay đối thủ Liên minh Dân chủ (DA)".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15267)
"Singapore sẽ là nơi hoá giải tranh chấp lợi ích Mỹ - Trung tại Châu Á – Thái Bình Dương và bến đậu Singapore sẽ tấp nập hơn những con thuyền lợi ích".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15654)
"Ngày 6/8, hãng tin RT cho biết một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Algerie đang di chuyển từ Algerie tới Marseille, Pháp, đã phát đi thông báo khẩn cấp trước khi biến mất khỏi màn hình radar".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14909)
"Kết quả thăm dò của đài CNN/ORC được công bố hôm 1-8 cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 9 điểm với 52%/43%. Cũng trong cuộc khảo sát, bà Clinton đang ở vị trí dẫn đầu cuộc đua so với 3 đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump, ứng viên Đảng Tự do Gary Johnson và Đảng Xanh Jill Stein với tỉ lệ lần lượt là 45%, 37%, 9% và 5%".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 15455)
"Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với hãng tin Reuters rằng “Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng”, và rằng “chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 15113)
"Vài ngày sau khi Tòa ra phán quyết, tập đoàn viễn thông China Telecommunications Corp – một trong công ty lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này – quyết định triển khai dịch vụ internet 4G tại 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh đang kiểm soát ở Trường Sa. Một tập đoàn viễn thông lớn khác cũng chuẩn bị một kế hoạch tương tự. "Trung Quốc cũng đang cho xây dựng bốn bến cảng tại khu vực này, để chuẩn bị đón đến 2 triệu khách du lịch một năm".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15161)
"Với phóng sự điều tra của đài truyền hình Úc vừa qua, bộ trưởng Tư Pháp Lãnh thổ Phương Bắc Northern Territory bị bãi chức".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14851)
"Tình trạng khẩn cấp ở Pháp trên nguyên tắc sẽ được dỡ bỏ vào ngày 26/07 tới, thế nhưng sau vụ tấn công ngày 14/07 ở Nice, chính phủ đã buộc phải triển hạn thêm 3 tháng".