‘Vòng kim cô’ của Mỹ có quan tâm đến cái ao Biển Đông?

24 Tháng Năm 201511:28 CH(Xem: 19040)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 25 MAY 2015
blank
Ảnh minh họa. Google Map
blank
Ảnh minh họa. Google Map
‘Vòng kim cô’ căn cứ quân sự Mỹ kiềm tỏa Trung Quốc
Thứ sáu, 22/05/2015, 17:23 (GMT+7)

(Quốc tế) - Với các căn cứ quân sự trải từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Guam và đặc biệt là sự hiện diện tại Australia, Mỹ đang củng cố tầm ảnh hưởng ở châu Á trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy.
blank
Tàu USS George Washington hoạt động gần căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản. Ảnh: US Navy

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ tích cực tìm kiếm hợp tác ở tây Thái Bình Dương nhằm mở rộng nơi sẽ tiếp đón máy bay, tàu chiến và binh sĩ của Mỹ.

“Điều này đẩy các nhà hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc vào thế khó khăn. Họ sẽ không thể làm suy giảm sức mạnh của Mỹ nếu chỉ nhằm vào những căn cứ lớn như Kadena (Nhật Bản) hay đảo Guam”, ông Michael Auslin, chuyên gia tại viện American Enterprise, nói với tờ Financial Times.

Đầu tháng 1, ông Chuck Hagel trước khi rời vị trí lãnh đạo ở Bộ Quốc phòng đã thông báo Mỹ sẽ đóng cửa 15 căn cứ quân sự ở châu Âu nhằm tiết kiệm 500 triệu USD. Trong khi đó, tân Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter ngày 10/4 khẳng định, Mỹ sẽ triển khai những vũ khí “mới nhất và hiện đại nhất” tới châu Á, theo AFP.

Những căn cứ của đồng minh truyền thống

Theo trang Want China Times, Mỹ hiện có khoảng 50.000 binh sĩ đang đóng quân tại 109 căn cứ ở Nhật Bản. Căn cứ Yokosuka, gần thủ đô Tokyo, là nơi neo đậu và sửa chữa tàu lớn nhất của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Nơi này có đủ không gian để chứa 4 tàu ngầm hạt nhân và 150 tàu khác. Kadena cũng là căn cứ lớn nhất của không quân Mỹ trong khu vực, có thể chứa 100 máy bay ném bom hạng nặng và 150 phi cơ chiến đấu.

Tại Hàn Quốc, hơn 28.000 lính Mỹ đã đóng quân tại 85 căn cứ kể từ năm 1957. Đầu năm 2014, đại tá lục quân Steve Warren cho biết Mỹ tiếp tục triển khai hàng trăm lính và 40 xe tăng M1A2 đến Hàn Quốc. “Đây là kế hoạch từ lâu và là một phần trong cam kết duy trì an ninh ở bán đảo Triều Tiên của Mỹ”, ông Warren nói.
blank
Máy bay Mỹ đậu ở căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. Ảnh: Wikipedia

Đảo Guam là căn cứ duy nhất của Mỹ ở trung Thái Bình Dương. Kể từ năm 2000, Lầu Năm Góc đã tăng cường lực lượng ở vùng lãnh thổ cực tây của Mỹ qua việc triển hàng chục tên lửa hành trình AGM-86 đến căn cứ Andersen, điều động hàng nghìn binh sĩ từ căn cứ ở Okinawa, rồi luân phiên đưa máy bay ném bom B-1 và B-52 tới đây.

Đối với Washington, quan ngại chủ yếu về căn cứ trên đảo Guam là khả năng bị tên lửa Trung Quốc hoặc Triều Tiên tấn công. Do vậy, Mỹ đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây các boong-ke và nhà chứa máy bay kiên cố.

Tình hình biển Hoa Đông căng thẳng cuối năm 2013 sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn cả không phận Nhật Bản. Washington phản ứng cứng rắn khi điều 2 máy bay B-52 bay từ Guam đi qua ADIZ này mà không thông báo với Bắc Kinh.

Căn cứ ở Australia “giá trị” hơn tại Nhật Bản
blank
Tổng thống Obama bắt tay binh sĩ Mỹ và Australia tại căn cứ Darwin năm 2011. Ảnh: AFP

Ngày 13/5, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David B. Shear đưa ra tuyên bố chấn động trong phiên điều trần ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng Lầu Năm Góc sẽ điều máy bay ném bom chiến lược B-1 tới căn cứ Darwin ở Australia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, sau đó yêu cầu quan chức Mỹ phải giải thích về ý định này.

Giới chức Mỹ và Australia phải vội vã đính chính về sự “lỡ lời” của ông Shear. Thủ tướng Australia Tony Abbott nói: “Tôi được thông báo rằng quan chức Mỹ đã nhầm lẫn và Mỹ không có kế hoạch triển khai loại máy bay này tới Australia”. Theo trang National Interest, ông Shear có thể đã nhầm lẫn về chiếc B-1 với máy bay ném bom B-52 mà Mỹ đã luân phiên triển khai đến các căn cứ không quân ở Australia.

Cuối năm 2011, Canberra và Washington công bố thỏa thuận về việc Mỹ luân chuyển lực lượng tại Australia trong chuyến thăm của Tổng thống Obama đến quốc gia châu Đại dương. Thỏa thuận giúp Mỹ dễ dàng tiếp cận Biển Đông hơn so với việc đóng quân tại các căn cứ ở Nhật và Hàn Quốc. Bắc Kinh từng phản đối gay gắt về sự thắt chặt hợp tác giữa hai nước đồng minh từ thời Thế chiến II.

Đến cuối năm 2014, hơn 1.000 lính thủy đánh bộ Mỹ và các chuyên viên quân sự tại Australia. Hai nước cũng nhiều lần thảo luận về các kế hoạch luân phiên điều động chiến đấu cơ và máy bay ném bom đến Australia để tăng cường quan hệ quốc phòng.

Theo trang Wall Street Journal, các nhà chiến lược quốc phòng Mỹ đánh giá rất cao những căn cứ quân sự ở Australia do vị trí an toàn của nó. Những căn cứ này có thể nằm ngoài phạm vi tấn công của tên lửa Trung Quốc so với những điểm đóng quân của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc đảo Guam.

Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển ở Darwin đang diễn ra nhằm sẵn sàng tiếp đón các tàu tấn công đổ bộ của Mỹ. Một khi quá trình này hoàn tất, sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Darwin, vốn chỉ cách Indonesia khoảng 800 km, sẽ giúp Washington phản ứng nhanh hơn trước các vấn đề ở Đông Nam Á so với từ căn cứ ở Nhật Bản hay Guam.

Tìm kiếm cơ hội ở Đông Nam Á
blank
Tàu Philippines dẫn đường cho tàu USS Essex tiến vào vịnh Subic. Ảnh: US Navy

Đông Nam Á, mà cụ thể là Philippines, là khu vực mà Mỹ cũng chú trọng tăng cường hiện diện quân sự. Năm 1991, Thượng viện Philippines bỏ phiếu thông qua việc đóng cửa hai căn cứ của Mỹ ở nước này là căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân ở vịnh Subic.

Tuy nhiên, tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc buộc Manila phải củng cố quân sự với Mỹ. Sau khi để mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough về Trung Quốc vào năm 2012, Philippines ngày càng xích lại gần hơn với Mỹ. Nước này không chỉ thường xuyên đón các tàu chiến Mỹ mà còn cho phép Mỹ triển khai luân phiên lực lượng tới vịnh Subic.

Tháng 4/2014, Reuters đưa tin Washington đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng 10 năm với Manila. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ được sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Hai tháng sau, truyền thông Philippines cho biết, nước này đang nâng cấp căn cứ hải quân ở bờ biển phía tây Palawan. Sau khi hoàn thành, cơ sở có thể đón tiếp những tàu hải quân Mỹ.

Trong khi đó, trang National Interest cho rằng, tốc độ tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở Singapore diễn ra nhanh và sâu rộng hơn cả với Thái Lan hoặc Philippines, dù đảo quốc này không phải là cựu đồng minh chính thức của Mỹ.

Ngày 18/2, tờ Guardian cho biết, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu chiến tới Singapore nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trước năm 2018. Chuẩn đô đốc Charles Williams thuộc hạm đội 7 cho biết: “Chúng tôi sẽ sớm đưa các tàu chiến duyên hải (LCS) đến Singapore từ tháng 5/2017 đến năm 2018 trong quá trình luân phiên điều động các tàu trong hạm đội 7″.

Singapore hiện là trung tâm hậu cần, bảo dưỡng của hải quân và không quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông, đồng thời là cửa ngỏ quan trọng để Mỹ tiến vào phía đông Ấn Độ Dương. Chính phủ Singapore cũng mong muốn tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ như một thế lực quan trọng góp phần vào sự ổn định khu vực.

(Theo Tri Thức)
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14874)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14297)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13572)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16084)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15738)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16245)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13581)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14765)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15840)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14322)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14140)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14231)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15146)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15046)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.