Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ

10 Tháng Năm 201511:55 CH(Xem: 21332)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 11 MAY 2015

Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ

Nguyễn Hùng BBC tiếng Việt, Washington DC
•    7 tháng 5 2015
blank
Dân biểu Sanchez trả lời phỏng vấn Nguyễn Hùng tại văn phòng Nghị viện ở Washington DC

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez nói Hoa Kỳ luôn hoan nghênh mọi người khác chính kiến nhưng bản thân bà từng bị Việt Nam từ chối visa.

Trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, bà Sanchez bình luận về chuyến đi sắp tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng trước hết bà nói về hiểu biết của bà về Cuộc chiến Việt Nam 40 năm về trước.

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez: Anh biết không, tôi vẫn còn là thiếu nữ ở những năm đầu bậc trung học khi Sài Gòn sụp đổ. Nói chung tôi hiểu đôi chút về những gì xảy ra nhưng không nhiều lắm. Mọi chuyện xảy ra khi tôi còn rất trẻ.

BBC: Thế còn bây giờ thì sao? Bà nghĩ thế nào về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam? Bà có hài lòng với quan hệ hiện nay không?

Điều thú vị là thế hệ của chúng tôi không hiểu nhiều về cuộc chiến và sau chiến tranh [cuộc chiến] không có trong sách lịch sử. Bởi vậy đối với tôi đó là quá trình học hỏi khi đại diện cho những người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam [California]. Trong 18 năm tôi làm công việc đó, tôi cho rằng mặc dù quan hệ [Việt - Mỹ] đã khá lên nhưng nó không thể là quan hệ tốt nếu chính phủ Việt Nam không cho người dân của họ được tự do hơn.

Chẳng hạn ở Hoa Kỳ chúng tôi tôn trọng tự do tín ngưỡng, chúng tôi coi đó là nền tảng và đất nước Hoa Kỳ đã ra đời dựa trên tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền để người ta có thể bày tỏ chính kiến, quyền tự do hội họp. Tất cả những điều này rất quan trọng và chúng tôi thấy chúng không tồn tại ở Việt Nam. Bởi vậy cho tới khi chính quyền để cho người dân có những quyền đó, con đường để có quan hệ tốt hơn với Việt Nam sẽ rất khó khăn.

BBC: Bà nghĩ thế nào về sự hòa giải giữa cộng đồng người Việt ở đây và chính quyền bên kia? Liệu chúng ta đã đi được nửa chặng đường chưa?

Tôi nghĩ cộng đồng người Mỹ gốc Việt có nhiều họ hàng ở Việt Nam. Đây là lý do giải thích tại sao nhân quyền lại quan trọng đối với họ. Dù Việt Nam đã có xu hướng tư bản chủ nghĩa hơn, có quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ và nhiều nước khác mà nhờ đó sự khá giả và điều kiện tài chính của người dân được cải thiện, người Mỹ gốc Việt ở đây vui mừng khi thấy người thân có mức sống cao hơn. Nhưng không chỉ có vậy mà còn là chuyện có chất lượng cuộc sống tốt hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn phụ thuộc vào những quyền tự do đó. Cộng đồng [người Mỹ gốc Việt] muốn có những tiến bộ thêm nữa với Việt Nam nhưng họ hiểu rằng điều quan trọng nhất đối với con người là phải sửa chữa các quyền con người.

Chúng tôi hiếm khi nói với người ta rằng 'ông/bà không thể đến thăm đất nước chúng tôi'. Nhưng mặt khác tôi đã từng bị từ chối visa vào Việt Nam.Dân biểu Loretta Sanchez

BBC: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều khả năng sẽ sớm tới đây, bà có hoan nghênh ông không và phản ứng của cộng đồng sẽ ra sao?

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez: Trước hết tôi phải nói rằng ngay cả khi Hoa Kỳ bất đồng rõ rệt với một quốc gia hay với những gì một chính quyền đang thực hiện, chúng tôi vẫn để họ tới đây vì chúng tôi tin rằng đối thoại là cách để vượt qua những bế tắc. Thảo luận với Việt Nam để cải thiện điều kiện nhân quyền và kinh tế là điều tốt. Chúng tôi hiếm khi nói với người ta rằng 'ông/bà không thể đến thăm đất nước chúng tôi'.

Nhưng mặt khác tôi đã từng bị từ chối visa vào Việt Nam. [Tôi muốn] nhắc lại chuyện đối thoại mở là rất quan trọng và tôi tin chắc rằng khi Tổng bí thư Đảng cộng sản tới đây, sẽ có những người muốn gặp và thảo luận các vấn đề với ông. Nếu tôi đối mặt ông, đương nhiên tôi sẽ nói về các tù chính trị, về chuyện khai thông các vấn đề quyền con người, tôi sẽ nói về việc tịch thu đất đai của các nhóm tôn giáo và những gì xảy ra với những người trẻ tuổi ở Việt Nam, những blogger dùng internet để truyền tải thông tin và đã bị đóng cửa, bị mất việc, thiếu việc hay bị bỏ tù. Đó là những vấn đề lớn theo quan điểm của tôi chứ không chỉ có thương mại mà tất cả những vấn đề liên quan tới chất lượng cuộc sống.

Nhân quyền trong chiến lược xoay trục

BBC: Bà có nghĩ rằng nhân quyền giờ có ưu tiên thấp hơn vì chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ?

Tôi không tin là chính sách xoay trục sang châu Á làm giảm tầm quan trọng của nhân quyền mà thực tế là nó làm cho nhân quyền quan trọng hơn. Lịch sử đã chứng minh một đất nước có vị trí cao hơn trên thế giới khi người dân có nhiều quyền tự do nhất. Đó là thực tế cuộc sống. Người dân muốn bảo vệ đất nước họ đang sống nếu họ cảm thấy họ có sự tự do và quyền con người đúng mức.

BBC: Trong dịp 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam, có rất nhiều những lời hùng biện từ phía Hà Nội và ở đây [ở Hoa Kỳ] người ta cũng đang đặt ra những câu hỏi về chuyện liệu cuộc chiến có phải là một tội ác, một sai lầm hay một thất bại. Theo bà [cuộc chiến] đó là điều gì?

Dĩ nhiên đó là xung đột xảy ra khi đang có Chiến tranh Lạnh và gần như mỗi nước trên thế giới đều phải chọn đứng về phía này hay phía kia. Ở góc độ nào đó, nó là cuộc chiến ủy nhiệm và vì tất cả những lý do đó nó là cuộc chiến đáng buồn. Nó đáng buồn vì nó là cuộc chiến ủy nhiệm. Nó cũng đáng buồn vì sự mất mát sinh mạng ở cả hai phía. Tôi muốn nói tới 58.000 lính Hoa Kỳ, thủy quân lục chiến, lính phòng không, hải quân, phụ nữ, những mạng sống đã mất đi, rất là thảm khốc cho người Mỹ.

Đối với người Việt, ở cả phía Bắc và phía Nam, sự mất mát về nhân mạng là rất lớn. Rồi cuộc sống bị đảo lộn, nào là trại tị nạn, trại cải tạo, mất mát về nhân mạng trên các thuyền đi biển, tài sản trí tuệ từ những người rời bỏ Việt Nam để tới giúp Hoa Kỳ để tạo ra mọi thứ từ công ăn việc làm tới công nghệ, sản phẩm trí tuệ cả ở châu Âu, Úc, Thái Lan và nhiều nơi nữa, Canada chẳng hạn. Sự chảy máu chất xám đã xảy ra. Bởi vậy nó không chỉ đáng buồn vì chúng ta đã mất mát mà đáng buồn vào thời điểm hiện tại vì Việt Nam không có những tài sản đó. Đó là thời gian đáng buồn trên thế giới khi chúng ta nhìn vào Cuộc chiến Việt Nam.

Quyền năng của Quốc hội

BBC: Cho tới tận hôm nay người ta vẫn đặt câu hỏi về khả năng của Nghị viện trong việc kiểm soát quyền lực của các Tổng thống trong Cuộc chiến Việt Nam và trong các cuộc xung đột khác nhau ngày nay. Bà có nghĩ rằng giờ Nghị viện đã thực hiện điều đó tốt hơn so với thời Cuộc chiến Việt Nam?

Tôi nghĩ rằng thời cuộc chiến Việt Nam, đó chính là những người Dân chủ, tôi còn nhớ đã nói chuyện với George Miller, dân biểu lâu năm nhất ở đây. Chúng tôi đang đi trên các bậc thang của tòa nhà sau cuộc bỏ phiếu quan trọng về dự luật y tế cách đây 10 năm và ông nói 'Đây là cuộc bỏ phiếu quan trọng, tôi có cảm giác như khi chúng tôi chặn Cuộc chiến Việt Nam' vì họ đã ngưng các ngân khoản cho cuộc chiến. Chính Quốc hội đã ngưng cuộc chiến Việt Nam.

Quyền lực của Nghị viện là rất lớn lao. Rồi tôi thấy quyền lực của Nghị viện trong cuộc chiến Iraq, điều tôi đã bỏ phiếu chống lại và tôi nghĩ đó là [cuộc chiến] sai lầm. Khi tôi thấy quyền lực của Nghị viện và chuyện họ để Hoa Kỳ đi vào [cuộc chiến] cùng với Tổng thống, Tổng thống Bush đã cổ súy cho nó rồi Phó Tổng thống Dick Cheney, Ngoại trưởng Powell... và Quốc hội đi theo. Đã đến lúc Nghị viện phải dừng lại, xem lại những sai lầm trong quá khứ và thấy rằng đáng ra chúng ta đã phải chặn cuộc chiến đó. Và đôi khi chúng tôi đã làm điều đó.

Cách đây khoảng một năm rưỡi, chúng ta đã thấy chuyện xảy ra với Syria. Tổng thống muốn có quyền ném bom Syria và nhiều người trong đó có tôi đã đứng lên nói 'Thưa Tổng thống, theo luật quốc tế, ông không thể làm thế. Ngoại trừ trường hợp ông tìm thấy luật nói ông có thể, tôi sẽ không bỏ phiếu ủng hộ'. Đó là thông điệp mạnh tới Tổng thống Obama tới mức ông đã phải lùi bước và không đòi Nghị viện bỏ phiếu. Bởi vậy những gì Quốc hội làm là rất quan trọng, không chỉ ở tầm quốc gia mà đôi khi ở tầm thế giới nữa.

BBC: Năm nay cũng đánh dấu 20 năm tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, bà đánh giá quan hệ trong 10 hay 20 năm tới ra sao?

Điều thú vị là vài năm sau khi quan hệ được lập lại, tôi đi cùng Tổng thống Clinton [tới Việt Nam] để ký hiệp định thương mại song phương. Tổng thống Clinton đưa tôi đi cùng vì cùng lúc ông đẩy mạnh quan hệ thương mại, ông cũng muốn chính phủ Việt Nam hiểu rằng người đấu tranh mạnh mẽ nhất cho nhân quyền cũng có mặt cạnh ông để gửi thông điệp rằng nhân quyền là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh này đối với tất cả những nước hạn chế quyền của công dân nước họ./
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15771)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16713)
"Với cả hai động mạch, nếu bị chặn một thì bạn sẽ chết", ông Lý Hiển Long khẳng định. Do đó, điều quan trọng là tàu thuyền và máy bay phải tiếp tục được di chuyển tự do qua Biển Đông, bất chấp những tranh chấp diễn ra ngay đó.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 20487)
Tổng thống Mỹ sẽ đến Lào sau khi tham dự thượng đỉnh khối G20 tại Hàng Châu (Hangzhou), Trung Quốc trong hai ngày 04 và 05/09/16.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 15054)
"Kể lại với kênh NBC, Lochte cho biết rằng những tên cướp giả danh cảnh sát đã “dí súng vào đầu” anh rồi sau đó lấy ví nhưng “bỏ lại điện thoại di động và thẻ vận động viên” của anh".
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15364)
Ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines vừa châm ngòi một cuộc tranh cãi với Mỹ sau khi xúc phạm đại sứ Mỹ là người đồng tính và gọi ông này là "con của mụ điếm".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15180)
Không quân Nga và Syria tấn công các đoàn xe chở quân nổi dậy vào thành phố Aleppo; IS khẩn cấp vận chuyển hồ sơ, tài liệu từ thành phố Mosul của Iraq tới Raqqa, Syria; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về vấn đề giải quyết xung đột cho Syria...........
08 Tháng Tám 2016(Xem: 19372)
"Đại án thế kỷ" ở Vũng Áng Lời Tòa Soạn: "Rất nhiều chuyên gia đã tốn giấy mực phân tích, đánh giá, truy cứu nguyên nhân cội rễ của "đại án" đầu tư xây dựng Nhà máy thép Formosa Vũng Áng. Văn Hóa trân trọng giới thiệu loạt bài đầy đủ của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về vụ Formosa trên tinh thần khách quan cầu thị; kính mời quý bạn đọc theo dõi". (VH)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 16430)
"Úc sẽ đưa khí tài quân sự và binh sĩ đến Biển Đông để theo dõi Nga và Trung Quốc tập trận chung vào tháng 9 tới".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15591)
"Với 94% số phiếu bầu sau kỳ bỏ phiếu ở cấp địa phương, đảng cầm quyền để mất khu vực quan trọng là Vịnh Nelson Mandela vào tay đối thủ Liên minh Dân chủ (DA)".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15245)
"Singapore sẽ là nơi hoá giải tranh chấp lợi ích Mỹ - Trung tại Châu Á – Thái Bình Dương và bến đậu Singapore sẽ tấp nập hơn những con thuyền lợi ích".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 15632)
"Ngày 6/8, hãng tin RT cho biết một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Algerie đang di chuyển từ Algerie tới Marseille, Pháp, đã phát đi thông báo khẩn cấp trước khi biến mất khỏi màn hình radar".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14889)
"Kết quả thăm dò của đài CNN/ORC được công bố hôm 1-8 cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 9 điểm với 52%/43%. Cũng trong cuộc khảo sát, bà Clinton đang ở vị trí dẫn đầu cuộc đua so với 3 đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump, ứng viên Đảng Tự do Gary Johnson và Đảng Xanh Jill Stein với tỉ lệ lần lượt là 45%, 37%, 9% và 5%".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 15428)
"Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với hãng tin Reuters rằng “Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng”, và rằng “chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 15096)
"Vài ngày sau khi Tòa ra phán quyết, tập đoàn viễn thông China Telecommunications Corp – một trong công ty lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này – quyết định triển khai dịch vụ internet 4G tại 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh đang kiểm soát ở Trường Sa. Một tập đoàn viễn thông lớn khác cũng chuẩn bị một kế hoạch tương tự. "Trung Quốc cũng đang cho xây dựng bốn bến cảng tại khu vực này, để chuẩn bị đón đến 2 triệu khách du lịch một năm".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 15136)
"Với phóng sự điều tra của đài truyền hình Úc vừa qua, bộ trưởng Tư Pháp Lãnh thổ Phương Bắc Northern Territory bị bãi chức".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14772)
"Tình trạng khẩn cấp ở Pháp trên nguyên tắc sẽ được dỡ bỏ vào ngày 26/07 tới, thế nhưng sau vụ tấn công ngày 14/07 ở Nice, chính phủ đã buộc phải triển hạn thêm 3 tháng".