Trung Quốc và Đài Loan hội đàm cấp cao

05 Tháng Năm 201511:11 CH(Xem: 20212)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BA 05 MAY 2015
Trung Quốc và Đài Loan hội đàm cấp cao
blank
Lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo Quốc Dân Đảng Đài Loan nhóm họp cấp cao nhất trong sáu năm.

Lãnh đạo đảng cầm quyền Đài Loan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa hai bên trong sáu năm.

Chủ tịch Quốc Dân Đảng, Eric Chu, đã có mặt ở Bắc Kinh dự cuộc họp, một dấu hiệu ấm lên trong quan hệ giữa hai bên.

Nhưng bất kỳ việc xích lại gần nhau nào đều gây gây tranh cãi ở Đài Loan, nơi đã chứng kiến các cuộc biểu tình chống lại viễn cảnh quan hệ gần gũi hơn.

Những người quốc gia dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc đã đào thoát sang Đài Loan vào năm 1949 sau một cuộc nội chiến khốc liệt với phe cộng sản.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai mà cuối cùng sẽ trở lại.

Hai bên có thể tham khảo ý kiến với nhau trên cơ sở bình đẳng theo nguyên tắc "một Trung Quốc " và đạt được một thỏa thuận hợp lýChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhưng nhiều người Đài Loan phản đối thống nhất và lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào Bắc Kinh có thể là bước đầu tiên hướng tới kết quả trên, các phóng viên cho hay.

Ông Tập nói trong cuộc họp rằng Trung Quốc và Đài Loan nên giải quyết những khác biệt chính trị thông qua tham vấn, nhưng với sự chấp nhận của Đài Loan rằng nó là một phần của Trung Quốc, theo hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã.

Ông cũng nói Bắc Kinh sẽ nỗ lực nhiều nữa để cởi mở hơn với Đài Loan và giúp Đài Loan phát triển kinh tế.

"Hai bên có thể tham khảo ý kiến với nhau trên cơ sở bình đẳng theo nguyên tắc "một Trung Quốc " và đạt được một thỏa thuận hợp lý", ông Tập nói.

Dấu hiệu hậu thuẫn

Theo phóng viên BBC News, Cindy Sui từ Đài Bắc thì một số nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh muốn cho cử tri của Đài Loan thấy rằng ông Chu là một người nào đó mà Trung Quốc có thể cộng tác.
blank
Cuộc gặp được cho là dấu hiệu của Trung Quốc tỏ ra hậu thuẫn với Quốc Dân Đảng của Đài Loan, theo giới quan sát.

Và rằng bỏ phiếu cho đảng của ông, Quốc dân đảng (KMT), là một bỏ phiếu cho các quan hệ ổn định với Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Chu nói rằng ông sẽ không ra chạy đua trong cuộc tranh cử tổng thống vào tháng Giêng tới.

Ông được coi là cơ hội tốt nhất của Quốc Dân Đảng để đánh bại ứng viên của Đảng đối lập vốn ủng hộ độc lập.

Hệ quả là ông Chu cũng là hy vọng lớn nhất của Bắc Kinh trong việc giữ đà các mối quan hệ đã được cải thiện qua gian khó trong suốt bảy năm vừa qua.

Quốc Dân Đảng đã suy giảm về người ủng hộ và bị phản đối ở Đài Loan, đặc biệt trước phong trào “Hoa Hướng dương”, vốn chống lại các quan hệ được làm ấm lên với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một số nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh muốn cho cử tri của Đài Loan thấy rằng ông Chu là một người nào đó mà Trung Quốc có thể cộng tácCindy Sui , BBC News, Đài Bắc

Tháng Ba năm ngoái, hàng trăm sinh viên đã chiếm quốc hội suốt nhiều tuần lễ để chống lại một hiệp ước thương mại mà Quốc Dân Đảng ký kết với Trung Quốc.

Hàng ngàn cuộc xuống đường chống lại Trung Hoa lục địa đã nổ ra.

Đảng của ông Chu vẫn đang nỗ lực để tham gia Ngân hàng phát triển mới của Trung Quốc.

Lá đơn lúc đầu của Đài Loan xin gia nhập ngân hàng đã bị Bắc Kinh khước từ vì tên của người nộp đơn được ghi trong đơn gia nhập ngụ ý đó là một quốc gia độc lập.

Tuy nhiên Bắc Kinh nói sẽ chào đón một đơn xin gia nhập mới của Đài Loan dưới một cái tên "thích hợp".

Quốc Dân Đảng gặp kết quả tồi tệ chưa từng thấy trong các cuộc bầu cử địa phương hồi tháng Mười.

Tổng thống Mã Anh Cửu đã phải từ chức chủ tịch Đảng và ông Chu là người thay thế./
BBC 04/5/15 3 giờ trước